Bị Méo Miệng Là Bệnh Gì? Miệng Méo Tướng Số Ra Sao? Cách Chữa
Có thể bạn quan tâm
Méo miệng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đến sức khoẻ. Vậy bị méo miệng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Cùng lắng nghe chia sẻ của bác sĩ Nha Khoa Paris về những thông tin liên quan đến méo miệng trong bài viết dưới đây.
- 1. Bị méo miệng là bệnh gì?
- 2. Nguyên nhân gây méo miệng
- 2.1. Nguyên nhân thần kinh
- 2.2. Nguyên nhân cơ
- 2.3. Tổn thương trực tiếp đến cơ mặt
- 3. Triệu chứng của méo miệng
- 4. Những ai dễ bị méo miệng?
- 5. Cách điều trị méo miệng
- 5.1. Sử dụng thuốc
- 5.2. Vật lý trị liệu
- 5.3. Phẫu thuật
- 6. Chữa méo miệng bằng mẹo dân gian siêu đơn giản và tiết kiệm
- 6.1. Chữa méo miệng bằng đuôi lươn
- 6.2. Cách trị méo miệng tại nhà bằng đánh gió
- 6.3. Cách xử lý khi bị méo miệng bằng xoa bóp tại chỗ
- 6.4. Bà bầu bị méo miệng phải làm sao
- 7. Cách phòng ngừa méo miệng
- 8. Một số câu hỏi thường gặp khi méo miệng
- 8.1. Bị méo miệng có phải là do liệt mặt không?
- 8.2. Đột quỵ có thể gây méo miệng không?
- 8.3. Méo miệng có thể tự khỏi mà không cần điều trị không?
- 8.4. Méo miệng có phải là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng không?
- 8.5. Bị méo miệng có thể chữa khỏi hoàn toàn không?
- 8.6. Nên sử dụng loại thuốc nào để điều trị méo miệng do liệt mặt?
- 8.7. Méo miệng có nguy hiểm không?
- 8.8. Méo miệng có chữa được không?
1. Bị méo miệng là bệnh gì?
Méo miệng (Oromandibular Dystonia) là tình trạng khuôn miệng bị mất đối xứng, không cân đối với những đặc điểm khác trên khuôn mặt do mất cân bằng lực cơ vùng mặt (1).
Có 3 mức độ méo miệng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Có thể do thần kinh hoặc do tổn thương trực tiếp đến cơ mặt.
– Mức độ nhẹ: Khuôn mặt bị lệch nhẹ, gặp khó khăn khi cười nhưng vẫn có thể nói chuyện, ăn uống bình thường.
– Mức độ trung bình: Khuôn mặt bị lệch rõ rệt sang một bên, gặp khó khăn cả khi cười và nói chuyện, mắt không thể nhắm hoàn toàn.
– Mức độ nặng: Khuôn mặt biến dạng sang một bên, mất hoàn toàn khả năng vận động cơ mặt ở một bên, chảy nước dãi, khó khăn khi nói chuyện hoặc ăn uống.
2. Nguyên nhân gây méo miệng
Một số nguyên nhân chính gây ra méo miệng như tổn thương thần kinh, teo cơ hoặc tác động bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến cơ mặt.
2.1. Nguyên nhân thần kinh
– Liệt dây thần kinh số 7: Đóng vai trò vận động, chi phối cơ mặt. Xảy ra do nhiều nguyên nhân như thiếu máu cục bộ, nhiễm trùng do virus, khối u, chấn thương não.
– Hội chứng Ramsay Hunt: Do virus Zoster gây thương tổn hạch gối gây ra. Triệu chứng thường là liệt dây thần kinh số 7 kèm theo nổi ban đỏ mụn nước ở tai, miệng (2).
– Chấn thương não: Do tai nạn, đột quỵ hoặc nguyên nhân khác gây tổn thương não bộ như xuất huyết não, tai biến mạch máu não, u não. Từ đó, gây ra triệu chứng méo miệng, khuôn mặt bị lệch sang một bên.
2.2. Nguyên nhân cơ
– Teo cơ mặt: Nguyên nhân chính là chấn thương vùng đầu hoặc các bệnh lý như dystrophy cơ mặt gây ra méo miệng.
– Tiêm botox: Tiêm thường xuyên, quá liều dẫn đến tình trạng teo cơ mặt vĩnh viễn, gây ra méo mặt.
2.3. Tổn thương trực tiếp đến cơ mặt
– Chấn thương: Do tai nạn, phẫu thuật gây tổn thương trực tiếp đến cơ mặt
– Nhiễm trùng: Nhiễm trùng da do vi khuẩn, virus hoặc nấm dẫn đến viêm cơ, áp xe gây lệch mặt, méo miệng.
3. Triệu chứng của méo miệng
Những triệu chứng thường gặp nhất khi méo miệng bao gồm:
– Đột ngột thấy mặt mất cân đối, khuôn miệng hai bên không đối xứng, góc miệng bị xệ xuống (3).
– Không thể cử động một bên cơ mặt.
– Mắt không thể nhắm kín hoàn toàn, lông mày sụp xuống một bên
– Chảy dãi, gặp khó khăn khi nói chuyện, ăn uống, thức ăn đọng lại ở một bên liệt.
– Không thể phồng má, chu môi, nhăn trán, cười tự nhiên.
4. Những ai dễ bị méo miệng?
Tình trạng méo miệng bên trái, bên phải có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng thường dễ mắc hơn với những đối tượng dưới đây:
– Phụ nữ đang ở trong thời kỳ mang bầu.
– Người cao tuổi, có sức đề kháng không tốt.
– Người đang mắc phải các bệnh lý như bệnh huyết áp, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, xơ vữa động mạch…
– Những người thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc, lạm dụng rượu bia khiến cho cơ thể mệt mỏi, tinh thần sa sút và căng thẳng.
– Người không hay luyện tập thể dục thể thao và ít tiếp xúc với thiên nhiên.
5. Cách điều trị méo miệng
Có một số cách điều trị méo miệng bao gồm sử dụng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật (trong trường hợp nặng)
5.1. Sử dụng thuốc
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng viêm, kháng virus, thuốc giãn cơ để điều trị bệnh méo miệng.
– Thuốc kháng viêm: Corticosteroid (liều 1mg prednisolon/kg cân nặng) có thể được sử dụng để giảm viêm, đặc biệt trong các trường hợp méo miệng do viêm dây thần kinh số VII (dây thần kinh mặt).
– Thuốc kháng virus: Thuốc kháng virus có thể được sử dụng để điều trị các trường hợp méo miệng do nhiễm virus, chẳng hạn như virus herpes simplex.
– Thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ có thể được sử dụng để giảm co thắt cơ trong trường hợp méo miệng do co thắt cơ mặt.
5.2. Vật lý trị liệu
Một số phương pháp vật lý trị liệu người bệnh có thể cân nhắc để điều trị bệnh bao gồm xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu…
– Xoa bóp, bấm huyệt: Dùng lực tay và ngón tay để bóp, lăn, miết tại một số vùng huyệt đạo trên cơ thể để điều trị liệt mặt, méo miệng.
– Châm cứu: Sử dụng kim châm kích thích huyệt đạo nhằm phục hồi chức năng, cải thiện tình trạng méo miệng, lệch mặt.
5.3. Phẫu thuật
Khi bệnh nhân bị méo miệng do những nguyên nhân như liệt dây thần kinh số 7, teo cơ mặt hoặc có khối u, đã áp dụng nhiều phương pháp điều trị nhưng không hiệu quả trên 6 tuần. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật phục hồi dây thần kinh.
– Phẫu thuật phục hồi dây thần kinh: Nối ghép dây thần kinh số 7 tổn thương với nhánh dây thần kinh vận động khác như dây thần kinh số 11, dây thần kinh số 9 hoặc nối phần đầu ngoại vi của dây số 7 bị liệt với đầu trung tâm dây số 7 bên lành (4).
– Cấy ghép mô: Áp dụng trong trường hợp méo miệng do teo cơ mặt nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ lấy mô từ các bộ phận khác của cơ thể để làm đầy vị trí teo cơ nhằm cải thiện hình dáng khuôn mặt. Người bệnh có thế được cấy ghép từ chính mô của cơ thể hoặc mô lấy từ người hiến tặng.
– Cắt bỏ khối u: Trong trường hợp có khối u chèn ép dây thần kinh, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ và tái tạo các mô bị ảnh hưởng.
6. Chữa méo miệng bằng mẹo dân gian siêu đơn giản và tiết kiệm
Để khắc phục tình trạng méo miệng, nhiều người đã áp dụng mẹo sử dụng lươn và đánh gió. Phụ nữ mang thai có thể cải thiện miệng lệch bằng ngải cứu và gừng.
6.1. Chữa méo miệng bằng đuôi lươn
Phương pháp chữa méo miệng bằng lươn đã lưu truyền trong dân gian từ lâu và vẫn đang được nhiều người áp dụng. Trước tiên, bạn cần chuẩn bị 1 con lươn sống cùng với 1 ít rau răm.
Sau đó, bạn hãy thực hiện theo những bước như sau:
– Bước 1: Dùng dao cắt đứt phần sát đuôi của con lươn và lấy chén để hứng máu.
– Bước 2: Lấy rau răm rửa sạch và giã nhuyễn với máu ở đuôi con lươn.
– Bước 3: Gói hỗn hợp trên vào vải xô sạch và đặt vào mép bên miệng bị lệch.
– Bước 4: Dùng băng keo để cố định miếng vải.
– Bước 5: Rửa sạch mặt.
Tuy nhiên, phương pháp trên không phù hợp với mọi người. Có không ít người đã áp dụng mẹo chữa lệch miệng bằng lươn nhưng không hiệu quả và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
6.2. Cách trị méo miệng tại nhà bằng đánh gió
Đối với những người bị trúng gió méo miệng, bạn có thể áp dụng biện pháp đánh gió theo các bước như sau:
– Bước 1: Chọn củ gừng tươi, đem đi rửa sạch và cho vào cối để giã nhuyễn.
– Bước 2: Vắt lấy nước cốt gừng và thoa lên vị trí cần đánh gió.
– Bước 3: Lấy một chiếc khăn vải sạch bọc bã gừng cùng một chút tóc rối.
– Bước 4: Nhúng bọc vải vào rượu và chà nhẹ cho đến khi người nóng lên. Khi đánh gió bằng gừng, bạn nên vuốt từ đỉnh đầu xuống cả người.
– Bước 5: Dùng khăn khô lau sạch bã gừng trên người.
6.3. Cách xử lý khi bị méo miệng bằng xoa bóp tại chỗ
Ngay khi gặp phải tình trạng méo miệng do trúng gió, bạn cần xử lý nhanh bằng phương pháp xoa bóp tại chỗ. Cụ thể như sau:
– Bước 1: Dùng 2 ngón tay ấn vào má tại vị trí trũng giao điểm của khớp hai hàm. Nếu như thấy đau thì bạn đã bấm đúng huyệt.
– Bước 2: Há to miệng ngáp nhiều lần kết hợp với nhấn huyệt. Trong trường hợp méo miệng bên trái thì bạn cần nhấn mạnh hơn ở phía bên phải và ngược lại.
– Bước 3: Liên tục thực hiện theo các bước trên đến khi thấy miệng há to thành hình tròn.
6.4. Bà bầu bị méo miệng phải làm sao
Như những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, phụ nữ có thai thuộc nhóm đối tượng dễ bị méo miệng. Tuy nhiên, thuốc tây y lại có thể mang đến nhiều tác dụng phụ cho cả mẹ và bé.
Với những người đang mang thai nhưng bị méo miệng, bạn có thể áp dụng cách sau:
– Bước 1: Chuẩn bị ít lá ngải cứu và rửa sạch.
– Bước 2: Lấy 5 lát gừng đem đi đập nát.
– Bước 3: Đem lá ngải cứu và gừng đi sao nóng.
– Bước 4: Bọc hỗn hợp trên trong vải sạch và chườm lên phần mặt bị lệch.
– Bước 5: Massage mặt và dùng khăn nhúng nước ấm chườm lên mặt để kích thích dây thần kinh.
7. Cách phòng ngừa méo miệng
Để phòng ngừa bệnh méo miệng, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ, bạn cần lưu ý một số biện pháp phòng ngừa dưới đây:
– Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng mặt cổ, không để gió lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột.
– Nếu đang ở phòng bật điều hoà nhiệt độ thấp, muốn đi ra ngoài hãy tắt điều hoà để cơ thể quen dần với nhiệt độ thường.
– Tránh ngồi nơi gió lùa, đi đường phải đeo kính, che ấm mặt, đeo khẩu trang.
– Sau khi uống rượu bia tuyệt đối không tắm hoặc ra ngoài trời đêm khuya.
– Thường xuyên tập thể dục, ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, hạn chế để tinh thần căng thẳng.
– Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý có thể dẫn đến méo miệng.
8. Một số câu hỏi thường gặp khi méo miệng
Liên quan đến vấn đề méo miệng, có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này, dưới đây là giải đáp chi tiết:
8.1. Bị méo miệng có phải là do liệt mặt không?
Đúng. Liệt mặt do tổn thương dây thần kinh số 7 làm giảm khả năng vận động cơ mặt dẫn đến triệu chứng méo miệng.
8.2. Đột quỵ có thể gây méo miệng không?
Méo miệng là một di chứng phổ biến do đột quỵ gây ra. Nguyên nhân gây ra đột quỵ là do liệt dây thần kinh số 7 dẫn đến liệt cơ mặt một bên gây ra méo miệng. Ngoài ra, đột quỵ có thể gây tổn thương não bộ, chi phối khả năng vận động cơ mặt dẫn đến méo miệng.
8.3. Méo miệng có thể tự khỏi mà không cần điều trị không?
Tuỳ vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mới có thể kết luận bệnh méo miệng có thể tự khỏi hay không.
Trong trường hợp, méo miệng không rõ nguyên nhân hoặc do nhiễm virus, chấn thương nhẹ thì có thể tự khỏi.
Tuy nhiên, nếu méo miệng do liệt dây thần kinh số 7, teo cơ mặt thì bắt buộc phải điều trị để cải thiện chức năng dây thần kinh để hồi phục.
8.4. Méo miệng có phải là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng không?
Đúng. Méo miệng là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng như liệt dây thần kinh số 7, teo cơ mặt, u não, đột quỵ.
8.5. Bị méo miệng có thể chữa khỏi hoàn toàn không?
Có. Nếu méo miệng được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu và được điều trị đúng cách, bệnh có thể khỏi hoàn toàn, thời gian hồi phục từ 10-20 ngày.
8.6. Nên sử dụng loại thuốc nào để điều trị méo miệng do liệt mặt?
Một số loại thuốc được bác sĩ kê khi bị méo miệng như thuốc chống viêm corticoid, thuốc tăng dẫn truyền thần kinh gentamicin, thuốc giãn mạch. Ngoài ra, có một số loại thuốc hỗ trợ như thuốc thúc đẩy quá trình tái tạo bao thần kinh, vitamin B1, kháng sinh, thuốc lợi tiểu…
8.7. Méo miệng có nguy hiểm không?
Méo miệng không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng để lâu ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt của người bệnh. Hơn nữa, khả năng giao tiếp, nói chuyện của người bệnh cũng bị ảnh hưởng khi họ không thể nói tròn vành rõ chữ.
8.8. Méo miệng có chữa được không?
Bệnh méo miệng có thể chữa được và khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và chữa đúng cách. Một số phương pháp điều trị bao gồm sử dụng thuốc, châm cứu, phẫu thuật phục hồi dây thần kinh..
Qua bài viết trên đây, ắt hẳn các bạn đều đã giải đáp được thắc mắc bị méo miệng là bệnh gì. Nhìn chung, đây là tình trạng có thể cải thiện khi điều trị kịp thời và đúng hướng. Tuy nhiên, nếu như bạn chủ quan thì rất dễ gặp phải nhiều rủi ro ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Từ khóa » Cách Chữa Méo Miệng Bẩm Sinh
-
Liệt Dây Thần Kinh Số VII Bẩm Sinh Có Chữa được Không? | Vinmec
-
Xử Trí Khi đột Ngột Bị Liệt Mặt, Méo Miệng | Vinmec
-
Cách Khắc Phục Cười Méo Miệng Cho Nhiều Trường Hợp Khác Nhau
-
Cười Bị Lệch Miệng Là Gì?Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Cười Méo ...
-
Bị Méo Miệng Khám ở đâu Tốt Nhất? - Hello Doctor
-
Phương Pháp Chữa Méo Miệng Liệt Mặt - Nhà Thuốc Long Châu
-
Điều Trị Hiệu Quả Bệnh Liệt Mặt, Méo Miệng Bằng Phương Pháp Y Học ...
-
Xoa Bóp Hỗ Trợ Chữa Liệt Mặt, Méo Miệng - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Phải Làm Gì Ngay Sau Khi Bị Méo Miệng, Liệt Mặt để Tránh Hậu Quả ...
-
Cẩn Trọng Với Bệnh Liệt Mặt, Méo Miệng Do Giá Lạnh
-
Tại Sao Mặt Bị Lệch ? Cách Chữa Mặt Lệch Tại Nhà đơn Giản
-
Nguyên Nhân Khiến Gương Mặt Trở Nên Mất Cân đối, Thiếu Thẩm Mỹ
-
BS Nguyễn Cao Viễn Hướng Dẫn Cách Lấy Lại Nụ Cười Cho Người Liệt ...
-
Bạn Nên Biết: Liệt Dây Thần Kinh Số 7 Có Thể Chữa Khỏi Không