Bị Nấm Móng Tay Hư Thối Phải Làm Sao? 4+ Cách Chữa Trị Hiệu Quả An ...
Có thể bạn quan tâm
Nấm móng tay là căn bệnh da liễu khá phổ biến. Bệnh thường gặp ở người làm việc chân tay, thường xuyên tiếp xúc với môi trường vệ sinh kém, độc hại. Bệnh không những ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vậy nguyên nhân nào khiến bạn bị nấm móng tay và làm thế nào để chữa bệnh? Hãy cùng Nhà thuốc Kim Thủy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này nhé!
Nguyên nhân bị nấm móng tay
Nấm móng tay thường do các loại nấm, chủ yếu là nấm Candida và nấm Dermatophytes gây ra. Nấm thông qua các vết thương hở, vết nứt trên móng tay thâm nhập vào cơ thể. Khi đó, chúng sẽ tiêu diệt toàn bộ các tế bào da cũng như các lợi khuẩn đang sống trên bề mặt da, do đó mới có dấu hiệu là da đổi màu, ngứa ngáy, mưng mủ và gây nấm móng.
Một số nguyên nhân khiến nấm sinh sôi và phát triển như:
- Việc vệ sinh vùng móng không sạch sẽ tạo môi trường cho nấm, vi khuẩn..
- Thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước độc hại, hóa chất, xăng dầu…gây tổn thương móng.
- Những người thường xuyên đi làm móng, dùng chung dụng cụ cắt móng… sẽ cũng là yếu tố gây nấm móng.
- Thời tiết nóng ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm, vi khuẩn phát triển.
- Thường xuyên bị những vết thương hở, trầy xước, nứt nẻ, đau móng.
- Sử dụng găng tay, bịt kín các đầu móng trong khoảng thời gian dài.
- Lây nhiễm từ người khác khi dùng chung đồ dùng với người bệnh.
- Bệnh còn xuất hiện ở những người có tiền sử mắc nấm da, nấm hẹn, thiếu máu, tiểu đường…hoặc trong gia đình có người mắc bệnh thì khả năng nhiễm nấm sẽ rất cao.
Triệu chứng móng tay bị nấm
Bị nấm móng tay thường gặp các triệu chứng như:
- Bề mặt móng bị biến dạng, hình thành các vết sần sùi, có một lớp vảy mịn như cám. Móng xuất hiện các vết ngang dọc hằn lên trên móng làm mất đi độ bóng của móng ban đầu.
- Màu sắc của móng chuyển thành màu vàng, nâu hoặc đen. Đôi khi có một vài chấm trắng xuất hiện trên móng sau đó to lên. Nấm mọc bên dưới móng làm móng bị lỏng, dễ tách ra khỏi nền móng tay, móng bị khô, yếu hơn bình thường và rất dễ gãy.
- Khi bệnh nặng hơn, móng có thể bị mưng mủ, sưng đỏ; gây đau nhức khó chịu, thậm chí còn có mùi khó ngửi.
Nấm móng tay bị ăn sâu vào trong có nguy hiểm không?
Bị nấm móng tay tuy không ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nhưng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của họ. Nấm móng tay sẽ làm mất thẩm mỹ đôi tay của bạn, đặc biệt là với nữ giới; bệnh khiến người bệnh ngại ngùng khi giao tiếp, đặc biệt là khi bắt tay. Bệnh gây ra những cơn đau nhức sẽ khiến người bệnh khó chịu khi làm việc, nhất là những công việc liên quan đến đánh máy, cầm nắm vật dụng. Ngoài ra, nấm móng tay còn rất dễ lây nhiễm qua các bộ phận khác, khiến bệnh càng khó chữa hơn. Bên cạnh đó, móng bị nấm ăn sâu khiến mất đi chức năng bảo vệ mạng lưới thần kinh ở các đầu ngón, gây nhiễm trùng sâu.
Nấm móng tay bị ăn sâu vào thịt có lây lan không?
Nấm móng tay có thể lây lan từ người này sang người khác. Khi tiếp xúc với đồ dùng, nguồn nước, đặc biệt ở hồ bơi hay tiệm làm móng với người bệnh thì khả năng lây nhiễm bệnh rất cao. Nấm móng tay còn có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể nên bạn cần hạn chế gãi vùng bị nấm để tránh bệnh lây lan.
Hãy gọi hoặc nhắn tin Zalo/Facebook, chúng tôi tư vấn cách điều trị tốt nhất.
Bị nấm móng cần ăn kiêng món gì?
Người bị nấm móng tay cần kiêng những loại thực phẩm như:
- Hải sản: Tuy chứa hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, nhưng đối với người bị nấm móng tay sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu, khiến bệnh trầm trọng thêm.
- Dưa muối: Ăn dưa muối có thể gây nhiễm khuẩn đối với những người có cơ địa nhạy cảm.
- Thịt bò, thịt gà: Những loại thịt này sẽ khiến các dấu hiệu trở nên nặng hơn nên bạn cần hạn chế loại thực phẩm này.
- Thực phẩm được làm từ sữa: Thực phẩm này sẽ kích thích nấm phát triển. Những người đã từng bị nấm cần kiêng loại thực phẩm này để hạn chế bệnh tái phát lại.
- Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kiêng rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
Cách chữa nấm móng tay bị vàng bằng lá trầu không
Theo Đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng và mùi thơm hắc. Lá trầu không có công dụng sát trùng, trừ phong, tiêu viêm và kháng khuẩn rất tốt. Theo y học hiện đại, lá trầu không chứa kẽm, Canxi, Alkaloid, Eugenol, Carvacrol, Chavicol, Tanin, Vitamin, Axit Amin… giúp loại bỏ tạp khuẩn, nấm có hại khỏi da, phòng ngừa và điều trị bệnh nấm móng tay hiệu quả. Lá trầu có tính sát khuẩn cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ra bệnh; giúp vùng móng trở nên sạch và loại bỏ mùi hôi khó chịu.
Đắp lá trầu không
Chuẩn bị một nắm lá trầu không, rửa sạch và ngâm cùng với nước muối để diệt sạch vi khuẩn. Vò nát và chà xát lá trầu không một cách nhẹ nhàng lên vùng móng tay bị nấm. Massage nhẹ nhàng để các tinh chất thấm vào trong da. Thực hiện 1 lần/ngày để đạt được hiệu quả.
Ngâm nước lá trầu không
Lấy lá trầu không rửa sạch, vò nát và nấu với nước. Cho thêm một ít muối và nấu sôi trong khoảng 5 phút. Chờ đến khi nước còn ấm, ngâm móng tay vào và chà xát nhẹ vùng móng bị nấm. Kiên trì thực hiện trong một thời gian bạn sẽ thấy các triệu chứng giảm đi trông thấy.
Cách chữa nấm móng tay bị thối bằng trái bồ kết
Trái bồ kết là phương pháp trị nấm móng tay hữu hiệu. Trái bồ kết chứa Saponin có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn; ngăn chặn sự phát triển của nấm và kháng viêm. Vitamin có trong trái bồ kết hạn chế sự phát triển của nấm, vi khuẩn; đồng thời giúp phục hồi và chữa lành các vết thương, viêm loét.
Bạn lấy 2 – 4 quả bồ kết nướng với than đến khi có mùi thơm. Đập vụn bồ kết đã phơi và đun sôi khoảng 10 phút để tinh chất tan ra trong nước. Làm ướt vùng móng tay bị nấm và rửa với nước bồ kết, massage nhẹ nhàng để loại bỏ vi khuẩn; sau khoảng 10 – 15 phút rửa sạch lại với nước. Thực hiện 3 – 4 lần/tuần bạn sẽ nhận được kết quả mong muốn.
Cách chữa nấm móng tay bị bong tróc bằng tỏi
Tỏi được biết đến với công dụng sát khuẩn, kháng viêm tuyệt vời. Tỏi chứa thành phần lớn Allicin có khả năng kháng nấm, diệt khuẩn rất tốt. Chất Allicin có trong tỏi sẽ giúp kháng viêm, ngăn chặn sự hoạt động của những mẫu ký sinh trùng, nấm, ký sinh gây ra bệnh nấm móng tay. Bên cạnh đó, tỏi còn chứa dưỡng chất giúp nuôi dưỡng móng tay mau lành và móng mọc nhanh, cứng cáp hơn.
Ngâm nước tỏi
Bạn lấy tỏi bóc vỏ và giã nhuyễn. Đun sôi nước và cho tỏi vào nấu trong khoảng 5 – 10 phút rồi để nguội. Ngâm vùng móng tay bị nấm trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch với nước. Tiến hành 3 – 4 lần/tuần, các biểu hiện của bệnh sẽ giảm dần.
Đắp tỏi
Bạn lấy vài tép tỏi giã nhuyễn và cho thêm 1 thìa giấm ăn vào. Bọc tỏi đã giã bằng một lớp vải mỏng rồi đắp lên vùng móng tay bị nấm. Giữ nguyên trong 30 – 45 phút để các tinh chất của tỏi thấm vào da và diệt nấm hiệu quả.
Cách chữa thối móng tay bằng dầu dừa
Không chỉ có tác dụng làm đẹp, dầu dừa còn được sử dụng để trị nấm da móng tay hữu hiệu. Acid Lauric có trong dầu dừa có khả năng kháng viêm, sát khuẩn, làm lành các vết thương. Acid Linoleic đây là một chất chống viêm tự nhiên rất tốt trong việc cải thiện chất sừng ở vùng móng. Sử dụng dầu dừa giúp tiêu diệt nấm và hỗ trợ quá trình mọc lại móng. Bên cạnh đó, dầu dừa còn giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh; cung cấp một lượng ẩm cần thiết làm dịu, giảm ngứa rất tốt.
Thoa dầu dừa
Bạn rửa sạch vùng móng bị nấm và lau khô. Thoa trực tiếp dầu dừa lên vùng móng. Xoa bóp nhẹ nhàng để dầu dừa thấm vào tế bào da, để trong khoảng vài giờ rồi rửa lại với nước.
Kết hợp dầu dừa và chanh
Chanh chứa hàm lượng lớn Vitamin C giúp kháng khuẩn rất tốt và tẩy tế bào chết hiệu quả. Sử dụng chanh và dầu dừa sẽ làm tăng khả năng chữa bệnh. Bạn trộn đều chanh và dầu dừa với tỉ lệ 1:2. Vệ sinh vùng móng tay sạch sẽ rồi thoa hỗn hợp lên móng tay bị nấm; kết hợp massage nhẹ nhàng cho các tinh chất thấm vào da. Giữ nguyên trong khoảng 30 phút rồi vệ sinh lại thật sạch.
Hãy gọi hoặc nhắn tin Zalo/Facebook, chúng tôi tư vấn cách điều trị tốt nhất.
Gọi Ngay Hotline để gặp Bác Sĩ: 0909752176
Chat Facebook: TẠI ĐÂY
Chat Zalo : TẠI ĐÂY
Tham khảo thêm
- Tổng hợp [6+] thuốc trị nấm móng tay chân có mặt trên thị trường
- Bệnh nấm móng tay ở trẻ em và cách chữa trị an toàn cho bé
- [Tìm hiểu] Bệnh Vẩy Nến Móng Tay có lây không và điều trị thế nào ?
THUỐC KIM THỦY
Địa chỉ: 111/28 Phạm Văn Chiêu, Phường 14, Quận Gò Vấp
Hotline: 0888822413
Website: https://thuockimthuy.com
(*) Lưu ý: Hiệu quả/Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn.
Bác sĩ Nguyễn Thi chuyên khoa Da liễu. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về da liễu như hắc lào, lang ben, tổ đỉa. Đã điều trị khỏi và thành công cho rất nhiều người khi thăm khám tại bệnh viện da liễu bác sĩ. Tôi luôn muốn mang kinh nghiệm của mình để mang đến sức khoẻ của mọi ngườiSơ lược về Bác sĩ - Nguyễn Thi :
- Sinh năm: 1981
- Nơi sinh: TP.HCM
- Thầy thuốc ưu tú, Thạc sĩ Bác sĩ CK III.
- Chuyên khoa: Da Liễu.
Gần 15 năm kinh nghiệm nghiên cứu các bài thuốc đông tây y, tối ưu và nhược hoá khuyết điểm của từng bài thuốc để mang lại hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân.
Hiện bác sĩ đã chuyển sang tư vấn sức khỏe online tại website Nhà Thuốc Kim Thủy, áp dụng kiến thức đông tây y kết hợp vào để có thể điều trị các bệnh về da liễu tốt nhất cho quá trình điều trị của bệnh nhân
Trong suốt 15 năm công tác trong lĩnh vực Y học đã đạt được rất nhiều bằng khen, giấy khen của Sở y tế và đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực da liễu, bác sĩ Nguyễn Thi luôn kết hợp thuốc tây và các bài thuốc đông y để điều trị tận gốc các bệnh viêm da cơ địa, hắc lào, lang ben, vảy nến, tổ đỉa.
Bằng tất cả tài năng, sự tâm huyết và tình yêu nghề sâu sắc. Bác sĩ quyết định đồng hành cùng bệnh nhân của mình để chiến đấu với bệnh tật, phục hồi sức khoẻ.
[Sassy_Social_Share]Từ khóa » Cách Chữa Bệnh Hư Móng Tay
-
4+ Cách Chữa Bệnh Cụt Thối Móng Tay Bằng Dân Gian áp Dụng Ngay ...
-
Cách điều Trị Dứt điểm Nấm Móng Tay, Móng Chân đơn Giản Và Hiệu ...
-
Nấm Móng Tay: Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Chữa Hiệu Quả
-
Có Cách Nào Chữa Khỏi Nấm Móng Tay được Không? | Vinmec
-
Hướng Dẫn Cách Chữa Móng Tay Thối Hiệu Quả Từ Dân Gian
-
7 Cách điều Trị Nấm Móng Tay An Toàn, Hiệu Quả Bạn Nên Biết
-
Bệnh Nấm Móng Và Những Lưu ý Khi điều Trị
-
Tìm Hiểu Một Số Bệnh ở Móng Tay, Móng Chân
-
Nấm Móng Tay Và Chữa Trị Dứt điểm
-
5 Mẹo Hay điều Trị Nhiễm Trùng Móng - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bệnh Nấm Móng Và Cách điều Trị - Thông Tin Hoạt động - Bộ Y Tế
-
Bệnh Nấm Móng Tay Và Cách điều Trị
-
Nấm Móng Và Cách điều Trị Tại Nhà Dễ Dàng Nhất | VOV.VN
-
Biểu Hiện Của Nấm Móng Và Cách Chữa Nấm Móng Hiệu Quả