Nấm Móng Tay Và Chữa Trị Dứt điểm
Có thể bạn quan tâm
1. Ai dễ bị nấm móng?
Nhiễm nấm móng có thể gặp ở mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở người lớn tuổi.
Có nhiều loại nấm gây bệnh, nhưng phổ biến nhất là dermatophyte. Ít gặp hơn là nấm men và nấm mốc.
Ở người lớn tuổi, có thể trở nên giòn và khô, tạo ra các vết nứt trong móng. Đây là điều kiện lý tưởng để nấm xâm nhập và gây bệnh.
Ở một số người có các bệnh lý dẫn đến giảm lưu thông máu đến bàn chân (bệnh mạch máu ngoại vi, đái tháo đường…); hệ thống miễn dịch bị suy yếu, người mắc bệnh vẩy nến…cũng là yếu tố nguy cơ cao cho bệnh nấm móng phát triển…
2. Nấm móng gây ra biến chứng gì?
Nấm móng bắt đầu từ đốm trắng hoặc vàng dưới đầu móng tay hoặc móng chân của người bệnh. Khi bệnh phát triển sâu hơn, móng bị đổi màu, dày lên và vỡ vụn ở mép. Nếu để nấm lây nhiễm vào các khu vực giữa của ngón chân và da chân được gọi là chân của vận động viên.
Nấm móng thường gây khó chịu và mất thẩm mỹ khiến bệnh nhân mất tự tin. Một số trường hợp nấm móng có thể gây đau đớn và gây tổn thương vĩnh viễn cho móng. Hơn nữa, nó có thể dẫn đến các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng khác lan ra ngoài bàn chân, đặc biệt là ở người bệnh có dùng thuốc ức chế miễn dịch, người mắc đái tháo đường…
Từ nấm móng, bệnh có thể nhanh chóng lây lan ra các vùng da xung quanh, thậm chí có thể lan sang một số bộ phận khác và cũng có thể lây từ người này sang người khác. Do đó lưu ý không dùng chung đồ dùng với người bị nấm móng, tránh tiếp xúc trực tiếp với vùng móng bị nấm của người bệnh. Gia đình có người bị nấm móng, các thành viên khác cần có ý thức phòng bệnh, tránh lây nhiễm nấm, chăm sóc bản thân và móng cẩn thận, tránh đi chân trần trong nhà, lau khô bàn tay, bàn chân sau khi tắm, rửa…
3. Cách nào điều trị bệnh dứt điểm?
Các trường hợp nấm móng nhẹ, không ảnh hưởng đến cuộc sống thì người bệnh có thể không cần điều trị mà chỉ cần chăm sóc đúng cách. Khi nấm móng làm móng dày, gây đau thì ngoài các bước tự chăm sóc còn cần dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, bệnh nấm móng rất dễ tái phát sau khi điều trị thành công.
Các thuốc hoặc biện pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và loại nấm gây ra. Điều trị nấm thường mất thời gian, nấm móng ở tay đáp ứng điều trị nhanh và hiệu quả hơn so với móng chân. Thời gian điều trị đối với móng tay trung bình là 2 tháng, móng chân là 3 tháng. Đây có thể là lý do chính khiến người bệnh nản lòng, tìm đến nhiều biện pháp dân gian chữa bệnh; bỏ thuốc điều trị… dẫn đến bệnh nấm móng dai dẳng và càng dễ tái phát..
Về dùng thuốc, sau khi cấy nấm để xác định chủng nấm gây bệnh, tùy trường hợp bác sĩ có thể kê toa thuốc chống nấm dạng bôi tại chỗ hoặc kết hợp cả thuốc đường uống. Việc sử dụng loại kháng nấm nào, tại chỗ hay toàn thân, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh việc điều trị không hiệu quả mà nguy cơ tác dụng phụ nhiều.
Nấm móng tay có thuốc nào để trị?
Tác dụng phụ khi dùng thuốc trị nấm móng
3.1. Kem dưỡng móng
Bác sĩ có thể kê một loại kem chống nấm để chà vào móng bị nhiễm trùng sau khi ngâm. Nên làm mỏng móng trước khi bôi kem dưỡng móng, giúp hoạt chất của thuốc dễ dàng đi qua bề mặt móng cứng đến nấm bên dưới gây bệnh, giúp thuốc phát huy hiệu quả tốt hơn. Để giúp móng tay mỏng, người bệnh có thể dùng một loại kem dưỡng da có chứa urê không cần kê toa. Hoặc bác sĩ có thể làm mỏng bề mặt của móng bằng các dụng cụ đặc biệt.
3.2. Thuốc bôi tại chỗ
Các thuốc bôi tại chỗ như: Kem pommade ketoconazol, canesten, exoderil, terbinafine, oxaborole, ciclopirox olamine... cần bôi thời gian kéo dài liên tục, sẽ giúp kiểm soát được tình trạng bệnh.
Để đạt hiệu quả, bôi thuốc lên bề mặt móng và quanh móng sau khi rửa và cạo sạch phần hỏng (lưu ý chỉ tác động nhẹ, không làm tổn thương móng sâu hơn). Mỗi ngày bôi thuốc 2-3 lần. Ban đêm nên dùng băng nhựa bịt giữ thuốc qua đêm. Khi thoa thuốc, tránh để tay tiếp xúc với các vật dụng và tránh rửa tay để thuốc không bị trôi.
Gần đây các thuốc bôi tại chỗ mới hơn là efinaconazole và tavaborole được chứng minh là có thể xâm nhập sâu vào bản móng và có hiệu quả hơn các thuốc bôi tại chỗ cũ.
Các tác dụng phụ tại chỗ của thuốc kháng nấm tại chỗ thường nhẹ như đỏ, sưng, nóng rát. Khi dùng thuốc uống, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân đi kiểm tra máu mỗi tháng để theo dõi tác dụng phụ của thuốc có ảnh hưởng đến gan hay không.
3.3. Thuốc kháng nấm đường uống
Thuốc kháng nấm đường uống có thể được bác sĩ lựa chọn đầu tiên trong trường hợp nhiễm nấm móng nặng. Thuốc có hiệu quả nhanh hơn so với thuốc bôi.
Các thuốc bao gồm terbinafine, itraconazole giúp móng mới mọc không bị nhiễm nấm, từ từ thay thế phần móng bị nhiễm bệnh.
Liệu trình điều trị tùy thuộc tình trạng bệnh, nhưng thuốc thường phải dùng từ 6 - 12 tuần. Sẽ không thấy hiệu quả điều trị ngay cho đến khi móng mới mọc lại hoàn toàn. Có thể mất từ 4 tháng hoặc lâu hơn để loại bỏ hoàn toàn móng bị nhiễm nấm. Người trên 65 tuổi dùng thuốc này kém hiệu quả hơn.
Lưu ý: Thuốc kháng nấm đường uống có thể gây ra tác dụng phụ từ phát ban da đến tổn thương gan. Sau khi uống thuốc nếu xuất hiện triệu chứng phát ban, bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn xử trí. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân xét nghiệm máu thường xuyên.
Ở bệnh nhân có mắc sẵn bệnh gan, suy tim sung huyết không sử dụng thuốc chống nấm này. Bệnh nhân có uống thuốc điều trị bệnh lý khác, nên thông báo cho bác sĩ biết để loại trừ trường hợp sử dụng thuốc không được kết hợp với thuốc chống nấm.
3.4. Thuốc sơn móng tay
Thuốc sơn móng chống nấm ciclopirox có thể được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng hằng ngày. Sau khi vệ sinh sạch móng và vùng da xung quanh, sơn thuốc lên vị trí tổn thương mỗi ngày 1 lần. Sau 1 tuần, dùng cồn lau sạch móng và bắt đầu quét lớp sơn mới. Cần sử dụng loại sơn móng này hàng ngày trong gần 1 năm mới mang lại hiệu quả điều trị.
3.5. Phẫu thuật
Sau khi sử dụng các biện pháp trên nhưng không hiệu quả, bệnh nhân có thể được bác sĩ đề nghị phẫu thuật loại bỏ hết móng để có thể bôi thuốc chống nấm trực tiếp vào nhiễm trùng dưới móng.
Trường hợp không đáp ứng với thuốc điều trị nấm, bác sĩ có thể đề nghị loại bỏ móng vĩnh viễn để tránh nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc gây đau đớn cho bệnh nhân.
3.6. Điều trị không dùng thuốc
Gần đây, một số phương pháp điều trị không dùng thuốc phát triển mạnh nhằm tránh những tác dụng phụ và nguy cơ khi dùng thuốc kháng nấm.
- Liệu pháp laser ánh sáng hồng ngoại diệt nấm bằng cách sản sinh ra nhiệt tại mô bị nhiễm bệnh. Liệu trình điều trị từ 1 đến 3 lần, được cho là an toàn và không gây đau cho người bệnh. Một số loại laser đã được FDA chấp nhận để điều trị nấm móng. Tuy nhiên, vẫn còn cần thêm những bằng chứng đánh giá về hiệu quả của các phương pháp.
- Liệu pháp quang động học cũng được báo cáo thành công ở một vài ca. Sóng siêu âm và iontophoresis cũng được dùng để tăng sự thẩm thấu của thuốc kháng nấm.
4. Cách hạn chế nấm móng tái phát
- Vệ sinh chân bằng xà bông và lau khô mỗi ngày, đặc biệt là vùng kẽ ngón để giữ cho đôi chân luôn sạch sẽ và khô ráo.
- Nên cắt ngắn móng thường xuyên. Dụng cụ vệ sinh móng phải được vệ sinh bằng xà phòng và nước sạch, sau đó lau lại bằng cồn. Nếu đến tiệm để làm đẹp móng cần phải sử dụng dụng cụ làm móng riêng, bảo đảm dụng cụ phải được tiệt trùng sau mỗi lần sử dụng.
- Đi tất thấm hút mồ hôi, thay tất ngay khi bị ẩm do mồ hôi chân.
- Không đi giày quá lâu, thay giày khi bị ẩm và để khô ít nhất 24 giờ mới dùng lại. Giặt, vệ sinh và phơi khô giày dưới ánh nắng mặt trời hoặc tiệt khuẩn bằng tia UV hay ozone. Chọn giày vừa chân, chất liệu thoáng khí, sử dụng bột chống nấm rắc vào giày.
Dùng dưỡng ẩm trong vòng 5 phút ngay sau khi tắm hay rửa tay chân vì các vết nứt nhỏ trên da là nơi vi nấm xâm nhập vào.
Mời độc giả xem thêm video:
Cách phân biệt đơn giản nhất giữa phát ban COVID-19 và đậu mùa khỉ
Từ khóa » Cách Chữa Bệnh Hư Móng Tay
-
4+ Cách Chữa Bệnh Cụt Thối Móng Tay Bằng Dân Gian áp Dụng Ngay ...
-
Cách điều Trị Dứt điểm Nấm Móng Tay, Móng Chân đơn Giản Và Hiệu ...
-
Nấm Móng Tay: Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Chữa Hiệu Quả
-
Có Cách Nào Chữa Khỏi Nấm Móng Tay được Không? | Vinmec
-
Hướng Dẫn Cách Chữa Móng Tay Thối Hiệu Quả Từ Dân Gian
-
7 Cách điều Trị Nấm Móng Tay An Toàn, Hiệu Quả Bạn Nên Biết
-
Bị Nấm Móng Tay Hư Thối Phải Làm Sao? 4+ Cách Chữa Trị Hiệu Quả An ...
-
Bệnh Nấm Móng Và Những Lưu ý Khi điều Trị
-
Tìm Hiểu Một Số Bệnh ở Móng Tay, Móng Chân
-
5 Mẹo Hay điều Trị Nhiễm Trùng Móng - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bệnh Nấm Móng Và Cách điều Trị - Thông Tin Hoạt động - Bộ Y Tế
-
Bệnh Nấm Móng Tay Và Cách điều Trị
-
Nấm Móng Và Cách điều Trị Tại Nhà Dễ Dàng Nhất | VOV.VN
-
Biểu Hiện Của Nấm Móng Và Cách Chữa Nấm Móng Hiệu Quả