Bị Nổi Mề Đay Gây Khó Thở Cần Phải Làm Gì? - VHEA Việt Nam

Bị nổi mề đay gây khó thở có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng khác và đe dọa đến tính mạng. Do đó, theo lương y Đỗ Minh Tuấn (Cố vấn y khoa VTV2, GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường) người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Nguyên nhân nổi mề đay gây khó thở
Mề đay gây khó thở có thể gây ra các dấu hiệu ảnh hưởng đến tính mạng

Nguyên nhân nổi mề đay gây khó thở

Tương tự như tình trạng nổi mề đay sưng môi, mề đay gây khó thở có thể liên quan đến tình trạng phù mạch. Phù mạch là tình trạng sưng, viêm các mô bên dưới da, có thể liên quan đến dị ứng, tác dụng phụ của thuốc, đột biến gen hoặc do một số tác động của môi trường.

Phù mạch có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể nhưng thường phổ biến ở khuôn mặt, bàn tay, bàn chân, lưỡi và cổ họng. Trong trường hợp gây sưng lưỡi và cổ họng, tình trạng này có thể gây khó thở.

Các nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến tình trạng phù mạch bao gồm:

1. Dị ứng

Dị ứng là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây phù mạch, nổi mề đay và dẫn đến tình trạng khó thở. Nguyên nhân dị ứng phổ biến nhất thường là do phản ứng của hệ thống miễn dịch khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Một số tác nhân có thể gây dị ứng bao gồm thuốc, thực phẩm, vết đốt của côn trùng hoặc nhựa cao su.

Không giống như các phản ứng dị ứng khác, phù mạch xảy ra ở các mô bên dưới da hoặc niêm mạc da. Nếu xuất hiện ở cổ họng, có thể gây ngứa, viêm và sưng cổ họng kéo dài và dẫn đến tình trạng khó thở.

2. Dị ứng thuốc

Một số loại thuốc có thể thúc đẩy hệ thống miễn dịch sản xuất Histamine và dẫn đến tình trạng nổi mề đay. Một số loại thuốc liên quan thường bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không chứa Steroid (NSAID), đặc biệt là Aspirin
  • Một số loại thuốc kháng sinh mạnh, như Vancomycin dạng tiêm tĩnh mạch
  • Thuốc giảm đau nhóm Opioid, đặc biệt là Codein và Morphin
  • Thuốc phóng xạ được sử dụng tăng cường, hỗ trợ quá trình chụp X-quang

Một số loại thuốc khác có thể dẫn đến tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa như thuốc điều trị ung thư, biện pháp điều trị bệnh Lupus ban đỏ, bệnh truyền nhiễm như viêm gan, HIV.

XEM THÊM: Dị ứng thuốc  có nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách xử lý 

Cách chữa dị ứng nổi mề đay khó thở
Một số loại thuốc có thể gây nổi mề đay, gây sưng cổ và khó thở

3. Vô căn

Trong một số trường hợp, các bác sĩ không thể xác định nguyên nhân gây nổi mề đay khó thở, được gọi là vô căn. Tình trạng này gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị, dẫn đến mề đay tái phát nhiều lần, đôi khi có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Khuôn mặt, miệng, lưỡi, cổ họng là những khu vực dễ bị ảnh hưởng nhất. Có khoảng 55% các trường hợp phù mạch ảnh hưởng đến cổ họng, gây nổi mề đay khó thở và cần điều trị y tế để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

4. Di truyền

Di truyền có thể liên quan đến một dạng đột biến gen và kích hoạt hệ thống miễn dịch một cách bất thường. Điều này có thể gây sưng, nổi mề đay ở một số bộ phận trên cơ thể, bao gồm cổ họng và gây khó thở.

Nổi mề đay gây khó thở do di truyền thường không phổ biến và trong hầu hết các trường hợp có thể được điều trị bằng thuốc kháng Histamine.

5. Các nguyên nhân khác

Tình trạng mề đay khó thở có thể liên quan đến điều kiện sức khỏe hoặc lối sống. Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng nổi mề đay khó thở bao gồm:

nổi mề đay gây khó thở
Môi trường sống quá lạnh có thể gây nổi mề đay khó thở
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh mề đay mẩn ngứa hoặc phù mạch
  • Mắc các bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, rối loạn tuyến giáp
  • Môi trường sống quá nóng hoặc quá lạnh
  • Luyện tập thể dục thể thao quá mức
  • Phơi nắng
  • Căng thẳng cảm xúc, stress, áp lực công việc

Dấu hiệu nhận biết mề đay khó thở

Tình trạng nổi mề đay gây khó thở thường phát triển nhanh chóng trong vài giờ và có thể tự cải thiện trong vòng 1 – 3 ngày. Các triệu chứng phổ biến nhất thường bao gồm:

  • Sưng cổ họng, môi, lưỡi hoặc khuôn mặt. Tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến tay, chân và cả bộ phận sinh dục.
  • Nổi mề đay đi kèm với tình trạng sưng phù cơ thể. Mề đay có thể xuất hiện dưới dạng nhiều đốm loang lổ, màu đỏ, có thể biến mất khi dùng tay ấn vào và xuất hiện lại trong vài phút.
  • Phát ban dưới dạng các vết sưng nhỏ tụ lại với nhau. Đôi khi tình trạng này có thể bao phủ toàn bộ cơ thể.
  • Chóng mặt nhẹ đến trung bình.
  • Khó chịu ở dạ dày, đau dạ dày hoặc buồn nôn liên tục.

Các triệu chứng ít phổ biến:

  • Ngứa da: Thỉnh thoảng tình trạng nổi mề đay gây sưng môi có thể gây ngứa da nhẹ.
  • Nóng rát: Tại các khu vực phù mạch, da có thể có cảm giác châm chích, nóng rát.
  • Khó nuốt: Nếu lưỡi có cổ họng bị sưng to có thể dẫn đến tình trạng khó nhai và nuốt thức ăn. Điều này cũng làm tăng nguy cơ ngạt thở ở người bệnh.

Bị nổi mề đay gây khó thở có nguy hiểm không?

Mặc dù không phổ biến nhưng tình trạng nổi mề đay gây khó thở có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng. Các biến chứng phổ biến thường bao gồm:

  • Tắc nghẽn hơi thở: Nếu tình trạng sưng ở cổ họng và lưỡi nghiêm trọng có thể dẫn đến hơi thở yếu hoặc ngăn không khí di chuyển bình thường trong khí quản. Trong một số trường hợp hiếm khi xảy ra, tình trạng này có thể là một vấn đề cần cấp cứu y tế hoặc phẫu thuật để làm thông đường thở.
  • Ngạt thở: Tình trạng sưng cổ họng có thể gây ngạt thở. Trong một số trường hợp, mề đay phù mạch có thể gây thay đổi khả năng hô hấp của người bệnh và cần chăm sóc y tế khẩn cấp.
  • Ngừng hô hấp: Trong trường hợp sưng cổ họng, hệ thống miễn dịch có thể phản ứng thái quá dẫn đến hơi thở dừng lại đột ngột. Tình trạng này có thể dẫn đến tử vong và cần điều trị y tế khẩn cấp.

Cần phải làm gì khi bị nổi mề đay gây khó thở

Hầu hết các trường hợp mề đay gây khó thở có liên quan đến một số dị ứng và người bệnh cần tránh chất kích thích này để cải thiện vấn đề. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà người bệnh có thể áp dụng một số cách xử lý như:

2. Biện pháp khắc phục tại nhà

Một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể cải thiện các triệu chứng nổi mề đay gây khó thở như:

  • Xác định chất gây kích hoạt: Kiểm tra các loại thực phẩm, đồ uống và các chất khác mà người bệnh đã tiếp xúc để xác định các chất có thể gây phản ứng nổi mề đay khó thở.
  • Hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm: Bao gồm các loại hải sản, một số loại quả mọng, các loại hạt, động vật có vỏ để cải thiện tình trạng dị ứng, nổi mề đay mẩn ngứa.
  • Tránh tiếp xúc với các chất hóa học gây dị ứng: Người bệnh có thể dị ứng với một số chất tẩy rửa và vệ sinh đang sử dụng. Do đó, kiểm tra thành phần của các chất tẩy rửa hoặc thay thế sản phẩm khác để cải thiện các triệu chứng.
  • Sử dụng thuốc đúng quy định: Nếu tình trạng nổi mề đay gây khó thở xuất hiện sau khi sử dụng một số loại thuốc, người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc và thông báo với bác sĩ kê đơn. Bác sĩ có thể cân nhắc điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi loại thuốc điều trị.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh ở vị trí sưng, viêm có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng khó chịu, giúp máu lưu thông tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng khó thở.
Bị nổi mề đay gây khó thở
Trong các trường hợp không nghiêm trọng, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng tại nhà

3. Sử dụng thuốc

Nếu tình trạng nổi mề đay gây khó thở trở nên khó kiểm soát, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc để cải thiện các triệu chứng. Các loại thuốc điều trị mề đay phổ biến bao gồm:

  • Thuốc kháng Histamine đường uống: Bao gồm Diphenhydramine, Cetirizine và Loratadine thường được sử dụng để cải thiện các triệu chứng mề đay khó thở. Thuốc có thể kiểm soát phản ứng của hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng sưng viêm cổ họng.
  • Kem kháng Histamine: Một số loại kháng Histamine có thể được sử dụng để giảm viêm và chống ngứa tại cổ họng. Điều này có thể cải thiện các triệu chứng, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ thở hơn.
  • Kem Steroid: Một số loại kem Steroid có thể cải thiện tình trạng nổi mề đay gây khó thở, hỗ trợ giảm sưng và viêm.
  • Steroid đường uống: Một số người bệnh nổi mề đay thường xuyên có thể cần sử dụng thuốc Steroid đường uống để ngăn ngừa các phản ứng nghiêm trọng.
  • Steroid tiêm tĩnh mạch: Nếu người bệnh khó nuốt hoặc không thể nuốt, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc Steroid truyền tĩnh mạch để cải thiện các triệu chứng nhanh chóng.
  • Epinephrine: Đây là thuốc ức chế hệ thống miễn dịch nhanh thường được sử dụng để ngăn ngừa tình trạng sốc phản vệ. Thuốc được bào chế dưới dạng tiêm tự động thông qua tĩnh mạch để cải thiện các triệu chứng đột ngột, nghiêm trọng, gây khó thở hoặc ảnh hưởng đến tim.

4. Thủ thuật xâm lấn

Hầu hết các trường hợp, tình trạng nổi mề đay khó thở có thể điều trị bằng các phương pháp nội khoa. Tuy nhiên, trong các trường hợp nghiêm trọng người bệnh có thể cần thực hiện một số thủ thuật để cải thiện hơi thở và tránh gây ảnh hưởng đến tính mạng. Các thủ thuật phổ biến bao gồm:

Mở khí quản: Nếu lưỡi và cổ họng bị sưng nghiêm trọng, người bệnh có thể cần thực hiện thủ thuật mở khí quản để lưu thông không khí. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách tạo một lỗ ở khí quản và đặt một ống nhỏ để lưu thông không khí đến phổi. Lỗ này sẽ được phẫu thuật chữa lành sau khi người bệnh phục hồi hoàn toàn.

Thông khí cơ học: Nếu người bệnh gặp khó khăn về hô hấp hoặc ngừng hô hấp, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng máy thở chuyên dụng để di chuyển không khí và giúp phổi phổi hồi phục.

Biện pháp phòng ngừa tình trạng nổi mề đay gây khó thở

Mặc dù không thể phòng ngừa tất cả các nguyên nhân cũng như nguy cơ gây nổi mề đay khó thở, nhưng người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng bằng một số lưu ý như:

  • Tránh các yếu tố gây kích hoạt tình trạng dị ứng, nổi mề đay và gây khó thở.
  • Uống thuốc để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát.
  • Hạn chế sử dụng các loại thức ăn dễ gây dị ứng như các loại động vật có vỏ, hải sản và một số loại hạt.
  • Hạn chế các nguy cơ nhiễm trùng cổ họng như cảm lạnh, nhiễm trùng có thể tăng cường sức khỏe và giảm các nguy cơ liên quan.

Nổi mề đay gây khó thở có thể gây tắc nghẽn đường thở và gây ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

5/5 - (2 bình chọn)

Tin bài nên đọc

[Kinh nghiệm] khỏi hẳn mề đay nhờ bài thuốc thảo dược quý Khám phá bài thuốc ĐẶC TRỊ mề đay từ gốc, KHÔNG tái phát

KIỂM CHỨNG hiệu quả MỀ ĐAY ĐỖ MINH – Bài thuốc gia truyền 150 năm đặc trị mề đay, mẩn ngứa

Mẹ bỉm sữa DỨT ĐIỂM mề đay sau sinh - An tâm cho con bú nhờ bài thuốc VÀNG do cố vấn y khoa VTV2 khuyên dùng

Hơn 150.000 người đã THOÁT KHỎI mề đay, mẩn ngứa nhờ bài thuốc ĐỘC QUYỀN 150 năm này

Từ khóa » Dị ứng Gây Khó Thở