Dị ứng Thời Tiết: Những điều Cần Biết - Tin Tức Sự Kiện - Sở Y Tế Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Dị ứng thời tiết là bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể, xảy ra đối với cơ thể vào những thời gian chuyển mùa hay thời tiết thay đổi đột ngột, biểu hiện thường thấy là nổi mề đay, nổi mẩn ngứa... Bệnh không được khắc phục có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, khó thở, tụt huyết áp,...
TIN LIÊN QUANVì sao cơ thể bị dị ứng thời tiết?
Dị ứng thời tiết thực chất là do thay đổi nhiệt độ nóng - lạnh, độ ẩm thay đổi ảnh hưởng đến sự phát triển của dị nguyên nấm mốc hoặc thay đổi nổng độ phấn hoa trong không khí. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có các biểu hiện như da mẩn đỏ, ngứa, nổi mề đay, và có các mức độ ảnh hưởng khác nhau. Một số trường hợp dị ứng thời tiết còn đi kèm theo các vấn đề hô hấp, mũi họng...khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến dị ứng thời tiết. Từ đó sẽ xuất hiện các phản ứng dị ứng, sản sinh ra hàng loạt các kháng thể, chất hóa học trong cơ thể nhằm chống lại các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài, gây hại tới cơ thể. Cơ chế sản sinh histamine cũng là hoạt động quan trọng trong hệ miễn dịch cũng gây ảnh hưởng nhất định đến tình trạng dị ứng.
Dị ứng thời tiết đặc trưng bởi những dấu hiệu nổi mề đay, mẩn đỏ...
Biểu hiện của dị ứng thời tiết
Phát ban: Ban xuất hiện trên bề mặt da với những mẩn đỏ, nhất là ở vùng tay, chân, kể cả ở mặt gọi là dị ứng thời tiết ở mặt. Những ban này làm cho cơ thể có cảm giác ngứa, khó chịu dẫn đến động tác gãi càng làm cho những nốt mẩn đỏ này lan rộng hơn và thành từng đám nổi khắp bề mặt da.
Viêm mũi dị ứng: Triệu chứng này dễ gặp ở những người bệnh có cơ địa dị ứng thời tiết. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ cảm thấy khô vùng mũi họng, ngứa ngáy vùng mũi, mắt khó chịu, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, mất ngủ, buồn ngủ ngày, mệt mỏi, kém tập trung... Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy khó chịu vùng mũi theo từng đợt, kéo dài khoảng từ 20-30 phút. Tùy thuộc vào mức độ dị ứng nặng nhẹ khác nhau mà tần suất xuất hiện các đợt viêm mũi dị ứng cũng khác nhau.
Nổi mề đay cấp tính: Đây là triệu chứng đặc trưng và cũng là triệu chứng nguy hiểm đối với bệnh dị ứng thời tiết nổi mề đay đã ở giai đoạn nặng. Nổi mề đay cấp tính là nổi mề đay khắp cơ thể một cách đột ngột khiến cơ thể rơi vào trạng thái khó thở, tụt huyết áp nhanh, sốc phản vệ và có thể dẫn đến tử vong.
Chàm bội nhiễm: Các bệnh nhân sẽ có dấu hiệu dị ứng, nổi mẩn đỏ có thể kèm mụn nước li ti, chảy dịch vàng, có nhiều vảy gầu ở đầu, khuỷu tay, đầu gối và mặt. Mỗi đợt chàm bội nhiễm xuất hiện thường kéo dài và ảnh hưởng tới làn da của người bệnh. Để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và ngăn ngừa chàm bội nhiễm tiến triển nặng hơn, cần phải can thiệp sớm.
Khò khè, ho hoặc khó thở: Các triệu chứng thường tái diễn nhiều lần mỗi khi thay đổi thời tiết hoặc chuyển mùa, cần đi khám sàng lọc phát hiện sớm hen phế quản để kiểm soát bệnh ổn định tránh chuyển nặng gây đe dọa tính mạng, đặc biệt hay gặp ở trẻ hoặc những người được chẩn đoán hen phế quản trước đó nhưng chưa kiểm soát bệnh tốt.
Phòng ngừa & điều trị, nên làm gì?
Bên cạnh phương pháp điều trị dị ứng thời tiết bằng các loại thuốc, việc thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả căn bệnh này. Những thói quen cần duy trì bao gồm:
Uống nhiều nước ép trái cây để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại những tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài. Ăn nhiều rau củ quả, trái cây có chứa nhiều vitamin C, uống nhiều nước để điều hòa cơ thể. Có thể sử dụng thêm những thuốc bổ chứa vitamin B1, B6, B12. Hạn chế ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, nhộng, đậu phộng. Không sử dụng thuốc lá, thức uống có cồn như bia rượu, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi, phấn hoa.
Hạn chế ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng.
Giữ cho cơ thể ở nhiệt độ ổn định để tránh khỏi tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, hợp lý để tăng cường sức đề kháng. Mang những loại quần áo mỏng nhẹ, mềm mại và dễ thấm mồ hôi nhằm giúp cho da hạn chế bị cọ xát và dị ứng không thể lan rộng khắp cơ thể.
Khi da có dấu hiệu dị ứng sẩn ngứa thì cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ những nơi bị dị ứng và đi đến bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường. Tránh gãi hoặc ma sát mạnh trên da vì dễ dẫn đến nhiễm trùng hoặc viêm da. Đối với những bệnh nhân có triệu chứng của viêm mũi xoang dị ứng, cần đeo khẩu trang khi ra đường và hạn chế tiếp xúc với những loại động vật.
Thanh Thủy (Theo Suckhoedoisong.vn)
ad syt ad
Các tin khác- Thông báo thuốc giả Theophylline 200mg
- Không sử dụng thuốc giả Tetracyclin TW3 và Clorocid TW3
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 5/1/2025
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 4/1/2025
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 3/1/2025
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 2/1/2025
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Dị ứng Gây Khó Thở
-
Các Triệu Chứng Cho Thấy Bạn Bị Dị ứng Thức ăn Và Cách Xử Lý
-
Dị ứng Kèm Ho, Khó Thở Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? - Vinmec
-
Dị ứng Xảy Ra Như Thế Nào? Các Triệu Chứng Dị ứng - Vinmec
-
Cách Dự Phòng Và Xử Trí Khi Bị Dị ứng Thức ăn
-
Nổi Mề Đay Mẩn Ngứa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa ...
-
Khó Thở: Nguyên Nhân Và Cách Ngăn Ngừa Tình Trạng Này - Hello Bacsi
-
Những Triệu Chứng Dị ứng Thức ăn Bạn Không Nên Bỏ Qua
-
Nổi Mề đay Gây Khó Thở Phải Làm Gì? Những Lời Khuyên Dành Cho Bạn
-
Bị Nổi Mề Đay Gây Khó Thở Cần Phải Làm Gì? - VHEA Việt Nam
-
Nổi Mề đay Là Gì: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - Pacific Cross Vietnam
-
Sốc Phản Vệ - Miễn Dịch Học; Rối Loạn Dị ứng - Cẩm Nang MSD
-
Bệnh Viêm Mũi Dị ứng - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chẩn đoán
-
Dị ứng Thực Phẩm, Không Chỉ Là Phiền Toái…
-
Dị ứng Thức ăn: Nguyên Nhân - Triệu Chứng - Cách điều Trị Mới Nhất