Bị Nổi Mề đay Ngứa Dị ứng Sau Sinh Phải Làm Gì - DoctorTuan

Nổi mề đay dị ứng là căn bệnh da liễu thường gặp ở phụ nữ sau sinh, có khoảng 10% chị em sau sinh sẽ gặp tình trạng nổi mề đay đặc biệt xuất hiện nhiều ở nữ giới sinh mổ. Nổi mề đay sau sinh tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại tác động đến cuộc sống sinh hoạt, nghỉ ngơi của mẹ, gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh. Bị nổi mề đay ngứa dị ứng sau sinh phải làm gì, hãy tham khảo ngay cách xử lý nổi mề đay ngứa sau sinh qua bài viết dưới đây.

Nổi mề đay sau sinh là gì?

Nổi mề đay dị ứng sau sinh hay còn gọi là chứng sản ngứa là tình trạng thường gặp ở phụ nữ trong khoảng 1 đến 3 tháng sau sinh. Cơ thể người mẹ sẽ xuất hiện các vết mề đay ngứa, ban đầu xuất hiện mề đay ở vùng bụng sau đó lan xuống mông, đùi, chân và lan ra trên mặt. Nổi mề đay sau sinh xuất hiện ở cả phụ nữ sinh mổ và sinh thường tuy nhiên chị em sinh mổ sẽ thường bị nổi mề đay ngứa nhiều hơn.

Bị nổi mề đay ngứa dị ứng sau sinh phải làm gì
Bị nổi mề đay ngứa dị ứng sau sinh phải làm gì

Triệu chứng nổi mề đay sau sinh bao gồm xuất hiện vết sẩn ngứa, càng gãi lại càng ngứa hơn, đặc biệt về ban đêm và tối. Các vết sẩn phù kích thước to nhỏ khác nhau, có màu đỏ, hồng khi ấn vào sẽ chuyển sang màu trắng, nổi gồ trên da và có khả năng lan ra thành mảng lớn trên khắp cơ thể. Mề đay nổi ở vùng mí mắt, môi và bộ phận sinh dục nữ giới sưng phù kèm theo cảm giác ngứa ngáy, nóng rát rất khó chịu.

XEM THÊM:

  • Tại sao bị dị ứng thời tiết, mẹo chữa
  • Zona thần kinh là gì, có nguy hiểm không?
  • Cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì?

Nổi mề đay có 2 loại là nổi mề đay cấp tính và nổi mề đay mãn tính. Nổi mề đay cấp tính  mẹ chỉ mất khoảng một vài giờ hoặc lâu nhất là 6 tuần để chấm dứt tình trạng này. Khi đã chuyển qua nổi mề đay mãn tính thì cơ thể mẹ sẽ bị ngứa dai dẳng, tái phát lại nhiều lần.

Nổi mề đay sau sinh được lý giải do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với những dị nguyên khiến cơ thể sản sinh Histamin làm da bị nổi mề đay ngứa. Nguyên nhân gây nổi mề đay dị ứng ở phụ nữ sau sinh bao gồm:

- Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, hệ miễn dịch bị ảnh hưởng khiến nữ giới dễ bị nổi mề đay dị ứng.

- Dị ứng với các thực phẩm như hải sản, trứng, sữa,...

- Dị ứng với phấn hoa hoặc lông chó, mèo.

- Dị ứng với thay đổi của thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.

- Chế độ ăn uống không khoa học, bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu đạm hoặc tốt sữa cho mẹ khiến hoạt động hấp thu, thải độc bị trì trệ, cơ thể mẹ bị mẩn ngứa.

- Tâm lý căng thẳng, thường xuyên mất ngủ, ngủ không đủ giấc cũng là nguyên nhân khiến mẹ dễ nổi mề đay ngứa.

- Nổi mề đay sau sinh thường xảy ra ở các mẹ sinh mổ lý do bởi trong quá trình sinh sẽ dùng 1 số thuốc gây tê, giảm đau dễ kích ứng cơ thể nổi mề đay.

- Một số căn bệnh về gan tuyến giáp hay các bệnh tự miễn cũng khiến cơ thể mẹ bị nổi mề đay sau sinh.

Nổi mề đay sau sinh phải làm gì?

Nổi mề đay sau sinh không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như tâm lý của mẹ. Nổi mề đay sau sinh cần phải làm gì để không ảnh hưởng đến mẹ và bé? Mẹ có thể áp dụng một số phương pháp chữa mề đay dưới đây.

Mẹo dân gian giảm nổi mề đay ngứa sau sinh

Các mẹo dân gian chữa nổi mề đay ngứa sau sinh bao gồm:

Chườm lạnh

Chườm lạnh là biện pháp giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng phù nhanh chóng, tức thời mà mẹ có thể sử dụng. Dùng một túi đá chườm vào các vị trí vùng da bị nổi mề đay dị ứng trong khoảng 5 đến 10 phút. Mỗi ngày có thể áp dụng 3 đến 4 lần. Lưu ý nên để túi đá phía trong một khăn vải mỏng để hạn chế tình trạng mẹ bị bỏng lạnh. Phương pháp này không được áp dụng cho các trường hợp nổi mề đay ngứa do dị ứng thời tiết lạnh.

Nha đam giúp giảm nổi mề đay ngứa

Nha đam hay lô hội có tác dụng làm dịu cơn ngứa, giảm tình trạng viêm nhiễm tốt do vậy mà bạn có thể sử dụng nha đam để giảm tình trạng nổi mề đay sau sinh. Chọn 1 cành nha đam sau đó loại bỏ toàn bộ phần vỏ, lấy thịt nha đam xay nhuyễn và đắp lên các vết mề đay trong khoảng 15 - 20 phút. Sau đó rửa sạch lại với nước, lau khô. Phương pháp dùng nha đam giảm mề đay mẩn ngứa khá hiệu quả lại dễ thực hiện, an toàn cho các mẹ sau sinh.

Đắp bột yến mạch

Khi bị nổi mề đay dị ứng, chị em có thể dùng bột yến mạch pha cùng nước ấm đắp lên vùng da mẩn ngứa trong khoảng 15 đến 20 phút. Các tinh chất trong bột yến mạch giúp làm dịu da, giảm ngứa ngáy rất tốt. Kiên trì thực hiện phương pháp này chị em sẽ thấy kết quả cải thiện tình trạng nổi mề đay ngứa đáng kể.

Thoa nước giấm táo

Giấm táo có khả năng kháng histamin, giảm viêm rất tốt. Chị em chỉ cần lấy nước giấm táo pha thêm nước ấm theo tỉ lệ 1:1. Tiếp theo dùng tăm bông thấm nước giấm táo vừa chuẩn bị lên trên vùng da tổn thương. Chăm chỉ thực hiện mỗi ngày 2 lần chị em sẽ thấy giảm ngứa nhanh chóng, sau một thời gian các vết mề đay lặn dần.

Tắm nước lá thảo mộc

Tắm nước lá thảo mộc là phương pháp chữa nổi mề đay sau sinh hiệu quả, an toàn được cha ông ta từ xưa để lại. Cho đến ngày nay các biện pháp này vẫn cho hiệu quả điều trị nổi mề đay dị ứng rất tốt. Các loại thảo mộc có thể sử dụng để tắm trị mề đay có thể kể đến lá chè xanh, lá khế, lá kinh giới, mướp đắng,.. Chị em chỉ cần rửa sạch các nguyên liệu, sau đó cho vào nồi đun cùng với nước đến khi sôi khoảng 5 - 7 phút thì tắt bếp. Riêng với mướp đắng cần loại bỏ hột và cắt thành các miếng nhỏ để các tinh chất được thúc ra hoàn toàn khi đun sôi. Tiếp theo chị em pha các loại nước này cùng với nước lạnh cho vừa ấm để lau người hoặc sử dụng để tắm hàng ngày sẽ giúp làm dịu da, giảm tình trạng sẩn ngứa.

Không chỉ có tác dụng giảm nổi mề đay sau sinh, tắm các loại nước lá sẽ giúp chị em cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn, giảm căng thẳng sau sinh, dễ có giấc ngủ sâu, ngon giấc.

Trên đây là một số phương pháp dân gian giúp giảm các triệu chứng do nổi mề đay dị ứng gây ra. Các biện pháp này có chi phí rẻ, dễ thực hiện tuy nhiên cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới cho hiệu quả. Các mẹo dân gian chữa mề đay chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng mà không có khả năng trị khỏi tận gốc, chị em vẫn có khả năng bị tái phát lại. Đặc biệt cần lưu ý về độ an toàn của nguyên liệu cũng như quá trình sơ chế khi cho phụ nữ sau sinh sử dụng.

Chữa nổi mề đay bằng thuốc tây y

Nổi mề đay dị ứng nặng hoặc bệnh chuyển qua mãn tính mẹ sẽ cần sử dụng thuốc tây y để điều trị. Thuốc trị mề đay bao gồm thuốc bôi ngoài da và thuốc uống, được chia làm các nhóm:

- Nhóm thuốc bôi: Các loại thuốc bôi chứa Steroid có tác dụng giảm tình trạng ngứa ngáy, nóng rát giúp vùng da bị tổn thương giảm ban đỏ, sẩn phù.

- Nhóm thuốc kháng Histamin H1 giảm viêm, giảm nốt ban đỏ, giảm tình trạng ngứa ngáy.

- Nhóm thuốc Corticoid: Nhóm thuốc này chỉ được sử dụng khi tình trạng nổi mề đay sau sinh chuyển sang mãn tính và được kê đơn sử dụng trong một thời gian ngắn.

Thuốc Tây chữa nổi mề đay dị ứng tuy có hiệu quả điều trị tốt, giảm nhanh các triệu chứng nhưng sẽ gây khá nhiều tác dụng phụ điển hình là tác động đến khả năng tiết sữa của người mẹ, sức khỏe của mẹ và bé. Việc sử dụng các loại thuốc cần được kê đơn bởi các bác sĩ chuyên môn sau khi đã thăm khám, kiểm tra tình trạng bệnh. Chị em tuyệt đối không tự ý mua thuốc để sử dụng để tránh những tác động xấu không đáng có.

Bí quyết phòng ngừa nổi mề đay sau sinh

Nổi mề đay tuy không gây ảnh hướng đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và tâm lý của người bệnh. Để hạn chế tình trạng bị nổi mề đay ngứa ngáy sau sinh mẹ nên áp dụng ngay những biện pháp sau:

- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cung cấp vừa đủ các dưỡng chất cần thiết.

- Uống đủ nước mỗi ngày, mẹ có thể bổ sung thêm nước rau củ quả để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất tăng cường sức đề kháng.

- Đảm bảo cho mẹ sau sinh có tâm lý thoải mái, không bị căng thẳng, suy nghĩ quá nhiều.

- Luôn nghỉ ngơi đủ giấc.

- Trong giai đoạn mới sinh nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như phấn hóa, lông chó mèo, khói bụi,...

- Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi vào mùa hè. Mùa đông nên giữ ấm cho cơ thể, tránh gió, duy trì nhiệt độ phòng ở mức độ phù hợp không nên để quá nóng hoặc quá lạnh.

- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

Trên đây là những thông tin về tình trạng nổi mề đay sau sinh với những dấu hiệu và cách xử lý khi bị nổi mề đay ngứa ngáy mà các mẹ có thể lưu lại khi sử dụng. Hy vọng với những chia sẻ trên chị em đã có thêm nhiều thông tin bổ ích để chăm sóc cho bé yêu an toàn và bảo vệ bản thân.

Từ khóa » Nguyên Nhân Bị Nổi Mề đay Sau Sinh