Làm Sao để Hết Nổi Mề đay Sau Sinh? Bật Mí Cách Chữa Lành Hiệu Quả

Hậu “khai hoa nở nhụy” các mẹ thường dành phần lớn thời gian để chăm con, nhưng không may sự mất cân bằng nội tiết tố khiến việc này trở nên khó khăn hơn bởi bạn có thể gặp một vài vấn đề sức khỏe, trong đó có tình trạng nổi mề đay sau sinh.

Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi mề đay sau sinh là gì? Làm sao để “kẻ phá bĩnh” này không ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ lẫn con? Mời bạn tham khảo ngay bài viết sau để biết nhé!

Nổi mề đay sau sinh là gì?

Theo định nghĩa từ các chuyên gia, nổi mề đay (hay mày đay) sau sinh là một dạng phản ứng viêm của da hình thành khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với một tác nhân trung gian gây dị ứng là histamin.

Hiện tượng này xuất hiện phổ biến ở các sản phụ mới sinh được 1 – 3 tháng, nhất là những mẹ đẻ mổ. Vị trí nổi mề đay thường thấy nhất là ở bụng và đùi. Tệ hơn có người bị nổi khắp cả người lẫn mặt gây cảm giác khó chịu vô cùng.

Triệu chứng nổi mề đay sau sinh dễ nhận biết

Nổi mề đay sau sinh đôi khi trông giống với tình trạng phát ban đỏ hoặc các nốt sần trêm da. Có người còn nhầm lẫn bệnh này với cả bệnh chàm. Nhìn chung, hầu hết mẹ sau sinh nổi mề đay sẽ có các biểu hiện sau:

  • Ngứa ngáy khó chịu, càng gãi càng ngứa
  • Nổi sẩn phù màu hồng hoặc nhạt, cao hơn vùng da xung quanh, kích thước to nhỏ khác nhau, ấn vào thấy chuyển sang màu trắng
  • Sưng phù từng mảng trên da nếu bị nặng (có thể thấy rõ ở mi mắt, môi hoặc bộ phận sinh dục)
  • Phần da vùng bị ảnh hưởng trông khá thô ráp, đôi khi có vảy.

Đọc thêm

Nổi mề đay khi mang thai: Mẹ bầu nên chữa như thế nào mới hiệu quả?

Nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh mẹ cần biết

triệu chứng nổi mề đay sau sinh

Tình trạng nổi mề đay sau sinh đa phần bắt nguồn từ những nguyên do sau:

  • Sự thay đổi nội tiết tố khiến hệ miễn dịch suy giảm không đủ sức chống chọi với tác nhân gây dị ứng
  • Thay đổi trong chế độ ăn/kiêng khem quá mức làm ảnh hưởng sức khỏe đường ruột, cơ thể thiếu chất nên dễ bị dị ứng
  • Bệnh nhiễm trùng (nhiễm trùng đường tiểu, viêm họng hạt…)
  • Căng thẳng sau khi sinh
  • Ảnh hưởng bởi một số loại thuốc đang dùng (kháng sinh, kháng viêm…)
  • Chức năng gan, thận suy giảm

Bên cạnh đó còn một vài yếu tố khác cũng góp phần dẫn đến nổi mề đay sau sinh như:

  • Mẹ bị côn trùng đốt
  • Dị ứng phấn hoa, lông động vật, hóa chất…
  • Thiếu ngủ
  • Mặc quần áo quá chật
  • Dùng nhiều chất phụ gia trong thực phẩm
  • Sự thay đổi nhiệt độ môi trường quá đột ngột
  • Kiêng tắm gội, hơ than nóng theo tập tục xưa làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, bít tắc lỗ chân lông gây nổi mẩn ngứa sau sinh.

Bị nổi mề đay sau sinh có nguy hiểm không?

Theo thống kê từ website sức khỏe Healthline, có ít nhất 20% bà mẹ sau sinh trải qua tình trạng này. Tuy không mấy nguy hiểm nhưng bệnh có thể chuyển từ cấp sang mạn tính khiến việc điều trị thêm khó khăn. Chưa kể cảm giác ngứa ngáy khiến người bệnh gãi nhiều làm da trầy, xước trông rất mất thẩm mỹ.

Trường hợp nổi mề đay nặng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng khác như: hạ huyết áp, sốc phản vệ (bệnh nhân khó thở, tím tái) rất dễ tử vong.

Bị nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết?

Nhiều mẹ bày tỏ không biết bị mề đay sau sinh bao lâu thì khỏi? Nổi mề đay sau sinh có tự khỏi không? Hello Bacsi xin trả lời bệnh thường tự khỏi sau 6 – 8 tuần. Nếu chăm sóc tốt mẹ sẽ còn mau khỏi hơn.

Tuy nhiên thời gian bình phục còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn: cơ địa của sản phụ, tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, nguyên nhân gây bệnh và cả những bệnh lý mắc kèm nữa. Ngoài ra, mẹ hãy yên tâm là nổi mề đay sẽ không lây cho bé trừ khi nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm virus.

Điều trị bệnh như thế nào cho hợp lý?

cách chữa nổi mề đay sau sinh tại nhà

Làm sao để hết nổi mề đay sau sinh? Bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn một vài loại thuốc bôi ngoài da nếu trường hợp nổi mề đay sau sinh nặng. Ngược lại nếu tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng một vài cách trị mề đay sau sinh tại nhà như:

1. Dùng bột yến mạch

Với đặc tính chống viêm, bột yến mạch sẽ làm dịu da và giảm cảm giác ngứa ngáy hiệu quả. Cách dùng là hòa bột yến mạch vào nước ấm sau đó đắp hỗn hợp lên vùng da bị ảnh hưởng tầm 15 phút. Chú ý nhiệt độ nước không quá cao sẽ gây phản tác dụng.

2. Cách chữa mề đay sau sinh: Chườm lạnh

Nhiệt lạnh sẽ làm các mạch máu co lại, hạn chế phóng thích histamin ngăn phản ứng dị ứng. Bạn sử dụng một chiếc khăn sạch, quấn vài viên đá nhỏ rồi đặt lên vùng da nổi mẩn. Có thể áp dụng 3 – 4 lần/ngày để giảm tình trạng sưng, viêm.

3. Gel nha đam (lô hội)

Gel lô hội khá lành tính và có tác dụng làm dịu, bạn có thể dùng gel có sẵn hoặc tự làm gel lô hội tại nhà. Bí quyết là đắp gel lên vùng da bị ảnh hưởng tầm 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch, cảm giác ngứa ngáy sẽ tan biến tức thì.

4. Sử dụng giấm táo

Sau sinh bị nổi mề đay phải làm sao? Hãy dùng giấm táo! Giấm táo có tác dụng kháng histamin nên giảm viêm rất tốt. Bạn chỉ việc hòa 1 phần giấm táo vào 1 phần nước, sau đó dùng bông gòn thấm hỗn hợp thoa lên da. Thực hiện 2 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả.

5. Dùng nghệ để chữa mề đay sau sinh

Nghệ là một loại gia vị chống viêm có tác dụng kích thích các hormone chống viêm tự nhiên của cơ thể, đồng thời còn có đặc tính kháng histamine và chống oxy hóa. Các chị em mới sinh con chỉ cần trộn một thìa cà phê bột nghệ vào sữa nóng và uống 2 lần/ngày sẽ nhận thấy tình trạng nổi mề đay sau sinh thuyên giảm.

Bỏ túi bí quyết phòng ngừa nổi mề đay cho bà đẻ

Để ngăn tình trạng nổi mề đay sau sinh “làm phiền” đến cuộc sống của bạn, hãy áp dụng ngay những lời khuyên sau:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày, có thể tận dụng thêm nước hoa quả để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, nếu có bất kỳ suy nghĩ, lo lắng gì hãy chia sẻ với chồng hoặc người thân trong nhà
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ nhằm hạn chế vi trùng xâm nhập qua da
  • Chọn quần áo rộng rãi, chất liệu mềm, có độ thấm hút tốt
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng
  • Nếu đang trong giai đoạn điều trị, mẹ có thể dùng thêm kem dưỡng ẩm để tổn thương chóng lành

Mong rằng những chia sẻ vừa rồi về tình trạng nổi mẩn đỏ sau sinh sẽ giúp ích cho các mẹ bỉm trong việc bảo vệ bản thân để có sức khỏe chăm sóc tốt cho bé yêu.

[embed-health-tool-ovulation]

Từ khóa » Nguyên Nhân Bị Nổi Mề đay Sau Sinh