(Bí Quyết) Cách Mở Quán Chè Ngon Hút Khách Từ Lần đầu Tiên

Bài viết với nhiều thông tin hữu nhằm giải đáp cho vấn đề ” Những cách mở quán chè nào sao cho hiệu quả & kiếm tiền bội thu?”

Năm 2021, dịch vụ bán hàng mang đi (take away) đã phát triển mạnh mẽ cùng với các loại đồ ăn thức uống như trà sữa, cacao, sinh tố,… Trong số đó, có một thứ vẫn không bao giờ hết HOT, đó là chè. Vị ngon ngọt của chè khiến nhiều người yêu thích, kể cả người già hay trẻ em, dẫu rằng chỉ là một món ăn vặt bình dân. Thế nên, ý tưởng về một tiệm bán chè sẽ rất phù hợp trong thời buổi hiện nay. Thế nhưng, chẳng phải ai cũng biết cách để mở một quán chè thật hiệu quả và thành công.

A. Lên kế hoạch mở quán chè

1. Chi phí đầu tư

Rõ ràng chúng ta không thể làm gì được nếu không có tiền. Và bắt đầu quán chè cũng thế, bạn cần chuẩn bị một số tiền vốn nhất định. Thông thường, số vốn mà bạn sẽ bỏ ra để kinh doanh các loại chè không cao, chỉ khoảng 25 triệu – 30 triệu đồng. Số tiền này sẽ chia làm 2 để phục vụ cho 2 mục đích: chuẩn bị mở quán và vận hành quán trong quá trình mở bán.

Đầu tiên, bạn sẽ cần chi tiền vào việc thuê mặt bằng đất, trang trí quán, mua thiết bị, dụng cụ, thuê nhân viên, học pha chế,… Số tiền còn lại sẽ là kinh phí để duy trì hoạt động của quán vào mỗi tháng.

2. Lựa chọn mặt bằng

Nếu ban đầu, ý định kinh doanh của bạn chủ yếu theo hình thức bán tại nhà, ship hàng là chính. Thì công việc tìm kiếm mặt bằng thích hợp có thể bỏ quá. Tuy nhiên, nhiều người lại muốn có mặt bằng để buôn bán thuận lợi và kiếm nhiều tiền hơn. Thế thì cách mở quán chè có thành công hay không phụ thuộc nhiều vào mặt bằng mà bạn lựa chọn.

mặt bằng quán chè

Trong kế hoạch mở quán bán chè, cần lưu ý không nên thuê ở gần những nơi có quán chè nổi tiếng. Những quán chè nổi tiếng có lượng khách hàng lớn và ổn định, cơ hội có thể cạnh tranh của bạn là rất thấp. Ngoài ra, ưu tiện chọn lựa các địa điểm đông đúc dân cư như ở gần trường trường học, chợ, công viên… Bên cạnh đó, nhưng nơi tập trung nhiều người qua lại như chung cư, bến xe, công nghiệp cũng là những địa điểm thích hợp để làm ăn và buôn bán sau này.

3. Trang trí quán chè nhỏ và sắm sửa các vật dụng cần thiết

Bạn có công nhận rằng, một tiệm kinh doanh đồ ăn vặt sơ sài, ít nổi bật sẽ chẳng thu hút nhiều người chú ý đến.

Bởi vậy nên, trang trí cũng là một bước quan trọng không kém việc lựa chọn mặt bằng. Rõ ràng, dù là đối tượng khách nào thì chắc hẳn ai cũng sẽ muốn bước vào những quán ăn trông bắt mắt, rực rỡ. Chính vì vậy, hãy lên ý tưởng và đầu tư trang trí quán chè của mình ngay từ đầu. Bạn có thể thiết kế quán chè nhỏ với nhiều bóng đèn đầy sắc màu, tô điểm bức tường đơn điệu với nhiều hình ảnh, họa tiết ngộ nghĩnh, đáng yêu hay độc đáo. Hoặc đặt thêm vài chậu cây tạo điểm nhấn chẳng hạn…

trang trí quán chè
Trang trí quán chè nhỏ

Tiếp theo, cách mở quán chè ngon thành công càng không thể thiếu các vật dụng cần thiết như bàn ghế, nồi, ly, ống hút,…Để mua được giá tốt và chất lượng, bạn cần chọn những nơi cung cấp uy tín, cam kết về sản phẩm

Một ý tưởng hay ho để quán chè thêm phần ấn tượng là kết hợp giữa ly nhựa dùng 1 lần và muỗng nhựa cùng kiểu dáng. Điều này mang đến cho bạn nhiều lợi ích. Hơn nữa chúng vừa an toàn, vừa rẻ.

Sử dụng dịch vụ in ly nhựa sẽ giúp bạn xây dựng thương hiệu dễ hơn. Trở thành một chiến lược marketing giá rẻ mà hiệu quả. Khách hàng ghi nhớ về quán chè của bạn, lan tỏa thương hiệu đến nhiều người hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo một vài mẫu ly nhựa đẹp đang hot trend để bắt kịp xu hướng giới trẻ.

4. Thực đơn quán chè

thực đơn quán chè

Thực đơn là một danh sách tổng hợp những món ăn mà quán bạn phục vụ và kinh doanh. Một thực đơn thông thường phải có ít nhất mười món. Tuy nhiên, để tạo nét riêng biệt so với quán khác, cũng như nhằm thu hút khách hàng , bạn có thể chọn ra một món chính và ngon nhất, chẳng hạn như chè hột gà trà, chè mít hạt sen,…

5. Công thức nấu chè

Sở hữu những công thức nấu chè “đỉnh cao” là một trong những kế hoạch mở quán chè cần hoàn thiện. Bạn chỉ có thể thu hút nhiều người đến ăn khi mà có nhiều món chè ngon, đầy màu sắc. Hơn hết, chẳng ai mở quán bán nếu đồ ăn làm ra không có mùi vị hấp dẫn, đúng không? Vì thế, bạn nên nâng cao tay nghề nấu chè của mình bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như học hỏi kinh nghiệm từ ông bà, cha mẹ.

Ngoài ra, bạn có thể hỏi thêm kinh nghiệm từ những người quen đã từng kinh doanh quán chè trước đó. Tham khảo ý kiến, bí quyết nấu chè để rồi áp dụng vào công việc của mình.

công thức nấu chè

Mặc dù cũng có người lựa chọn học qua mạng, tích lũy kinh nghiệm ở những video hướng dẫn trên Youtube. Nhưng bởi vì trên mạng có nhiều công thức từ nhiều người sẽ khiến bạn dễ bị loạn và không thể tìm được điểm cốt lõi trong chế biến.

Thế nên, muốn thành công lâu dài và bền vững với cửa hàng kinh doanh chè mang thương hiệu của mình, tìm kiếm sự hỗ trợ của giáo viên, người chuyên dạy nấu chè cơ bản đến nâng cao là những gì bạn nên làm vào lúc này.

Sau khi tham gia khóa học, bạn sẽ được dạy cách nấu chè ngon, được hướng dẫn lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, cách cân đong thành phần nấu sao cho tối ưu chi phí nhất mà vẫn đảm bảo mang đến món chè thơm ngon, chất lượng tuyệt vời. Đặc biệt, với hình thức học 1 thầy – 1 trò, bạn dễ dàng nắm trọn bí quyết nấu chè kinh doanh hút khách chỉ trong một thời gian ngắn.

học nấu chè

6. Nguồn cung cấp nguyên liệu

Như đã khẳng định, một món chè ngon cần đi kèm nguyên liệu cũng thật phải tươi, đảm bảo an toàn cũng như màu sắc. Chính vì vậy, bạn cần chú ý vào độ an toàn cũng như chất lượng của nó trong quá trình chọn lựa nơi mua nguyên liệu. Chợ đầu mối với nguồn hàng phong phú hoặc lấy nguồn từ quê để độ an toàn lên đến 100%.

Trên đây là một vài kế hoạch mở bán chè hiệu quả từ giai đoạn ban đầu. Tuy vậy, dẫu đã vạch sẵn mọi kế hoạch, cũng không thể tránh khỏi sai sót, thậm chí thất bại. Thế nên, một vài kinh nghiệm trong phần tiếp theo chính xác là những gì Thanh Tâm muốn chia sẻ đến bạn.

B. Chia sẻ kinh nghiệm lên thực đơn mở quán chè tự chọn

1. Đa dạng các loại chè

Nếu quán chỉ có một vài món chè thì không có nhiều sự lựa chọn khi khách hàng đến ăn. Bởi vì mỗi khách hàng là một khẩu vị khác nhau và luôn muốn trải nghiệm cái mới. Hơn nữa, thực đơn quá ít món, khiến quán không có sự phong phú đa dạng. Ăn mãi thì chán, do vậy càng nên chú trọng đến việc tạo nhiều món chè đặc sắc để quán đông khách hơn.

các món chè

Đặc biệt nếu khách hàng mục tiêu của bạn là giới trẻ, thì trong menu có đầy đủ các loại chè như chè đậu, chè chuối, chè Thái, chè khoai, chè dừa dầm, các loại sinh tố,…sẽ thu hút hơn nhiều.

2. Phù hợp với quy mô

Nếu dự định kinh doanh quán chè, chỉ có 1 mình bạn làm hoặc 1 – 2 nhân viên phụ thì thực đơn có quá nhiều món đôi khi không cần thiết. Thậm chí, đôi lúc chỉ khiến chủ quán mất nhiều thời gian chế biến và chi phí để mua nguyên liệu khá lớn. Mà cái quan trọng cần chú ý đến nhưng thường bỏ qua lại là chất lượng.

Với kinh nghiệm mở quán chè nhỏ và tránh những rủi ro trong kinh doanh bạn chỉ nên cho vào thực đơn khoảng 10 loại chè trở lên là đủ. Ngoài ra, bổ sung thêm một số loại chè đặc biệt để tạo nên “nét đặc trưng” cho quán. Miễn là mọi loại chè trong menu đều đạt chuẩn chất lượng, ngon ngọt phù hợp với khẩu vị của đa số khách hàng.

Ngoài ra, thiết kế quán chè nhỏ cũng không cần quá cầu kỳ. Tùy địa điểm mà bạn chọn để mở quán để chọn mẫu quán chè đẹp phù hợp tiết kiệm ngân sách tối đa.

3. Mở quán chè theo mô hình tự chọn

Bạn muốn kinh doanh quán chè khác biệt với những quán khác? Thế thì bạn có thể nhắc đi theo mô hình chè tự chọn khác lạ. Theo đó, khách hàng có thể tùy ý chọn lựa thành phần nào sẽ cho vào cốc chè của mình. Đây là ý tưởng hấp dẫn vì sẽ mang lại sự mới mẻ cho thực khách khi bạn bắt đầu kế hoạch setup menu cho quán chè của mình. Việc của bạn chỉ việc chuẩn bị nguyên liệu thật tươi ngon và sạch sẽ, phần còn lại, khách hàng sẽ tự chế biến những gì họ muốn.

Đã có nhiều cửa hàng vận dụng cách mở quán chè như trên và thành công. Chè là món ăn vặt chẳng bao giờ hết hot, cho dù thị trường có sự xuất hiện của nhiều loài đồ ăn thức uống đi chăng nữa. Vậy nên, start up bằng một quán chè nhỏ xinh chắc chắn là một ý tưởng không tồi chút nào.

>>> Đọc thêm: Cách mở quán nước ép cho người mới bắt đầu

Từ khóa » Những Rủi Ro Trong Kinh Doanh Quán Chè