Bí Quyết Chiết Tự Chữ Hán Phần 1 - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.pdf) (223 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Ngoại Ngữ
  4. >>
  5. Tổng hợp
Bí quyết chiết tự chữ hán phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 223 trang )

[DOCUMENT TITLE][Document subtitle]LỜI MỞ ĐẦUXuất phát từ nhu cầu học tiếng Hán vàtiếng Nhật cóchiều hướng giatăng trong những năm gần đây, cùng với việc ghi nhận vàphân tíchnhững khó khăn mà người học gặp phải với chữ Hán, chúng tôi choxuất bản cuốn “ BÍQUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN – PHẦN 1”.Cuốn sách được viết nhằm giúp các bạn hiểu rõnguồn gốc thực sựcủa từng chữ Hán qua đó thấy được nội hàm vàtriết lýnhân sinh sâusắc của văn hóa, con người Trung Quốc.Chữ Hán làmột loại văn tự tượng hình cómột không hai trên thế giới,nội hàm văn hóa ẩn chứa trong nórất sâu sắc. Từ việc phân tích cấutạo vàquátrình phát triển của chữ Hán, chúng ta cóthể hiểu được thếgiới quan, nhân sinh quan cũng như đặc điểm nhận thức, phương thứctư duy của con người Trung Quốc. Điều đó có ý nghĩa thiết thực đốivới việc dạy vàhọc tiếng Hán nói riêng vànghiên cứu ngôn ngữ, vănhóa Hán nói chung. Từ khi cuốn thuyết văn giải tự của Hứa Thuận rađời đến nay, ngày càng cónhiều công trình nghiên cứu chữ Hán gópphần khẳng định tính chất cũng như chân giátrị của loại văn tự độcđáo, có lịch sử lâu đời này.Dạy vàhọc tiếng Hán phải quan tâm đúng mức đến việc giáo dưỡngqua mỗi bài học, nhất làdạy chữ hán. Nếu không đi sâu tìm hiểu ýnghĩa văn hóa chữ Hán sẽ khóghi nhớ chữ vànhớ không có căn cứ,việc học sẽ trở nên đơn điệu nếu không cósự liên hệ giữa chữ vànghĩa trong tiếng Hán. Nét chữ lànết người, học chữ để biết nghĩa,biết đối nhân xử thế và điều chỉnh hành vi của mình cho phùhợp vớicác quan hệ xãhội vôcùng phức tạp và đa dạng.1QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦACHỮ HÁNSự phát triển của chữ Hán làmột quátrình biến đổi lâu dài từ chữGiáp Cốt đến chữ Hán mà ngày nay chúng ta đang sử dụng. Việc tìmhiểu về quátrình phát triển của chữ hán làviệc rất quan trọng vàgầnnhư bắt buộc đối với người học chữ Hán muốn tìm hiểu vànghiêncứu cóhệ thống, giúp chúng ta hiểu đúng và ghi nhớ một cách có căncứ về Hán tự. Quátrình biến đổi này cóthể tóm tắt như sau:* Chữ Giáp Cốt 甲骨字 : Xuất hiện ở thời nhàân (1600-1020 TCN).Làloại chữ viết trên mai rùa hoặc xương thú vật. Chữ ở dạng này vẽlại giống như những gì con người quan sát được.* Kim văn 金文 : Đời nhàChu (1021 - 256 TCN). Làloại chữ đượcviết trên đồ đồng như chuông, đỉnh.* Triện văn 篆書 : Thời Chiến Quốc (403-221 tr. CN) vàthời nhàTần (221-206 tr. CN). Được chia thành Đại Triện vàTiểu Triện.Được phát triển từ kim văn, được dùng để khắc con dấu.* Lệ thư 隶書 : Phát triển trong thời kỳ với triện thư, các chữ đượcgiản thể về nét viết gần giống như khải thư.* Khải thư 楷書 :(Tiền Hán 206 tr. CN – 8 sau CN, Hậu Hán 25-220)được chia thành Hành thư và Thảo thư. Khải thư là loại chữ cókếtcấu chặt chẽ, chữ được viết vào một ôvuông.Một số vídụ về quátrình phát triển của chữ hán :2Quátrình biến đổi của chữ NGƯ 魚 (con cá)Quátrình biến đổi của chữ TỬ 子 (con, cái)3CÁC PHÉP CẤU TẠO CỦA CHỮ HÁN(LỤC THƯ)Cũng như các chữ viết khác trên thế giới, chữ Hán được hình thành từcác nét vẽ miêu tả các sự vật hiện tượng xung quanh con người. Nhưngkhác ở đây là chữ Hán đã chọn một cách phát triển không giống các chữviết khác trên thế giới. Với các chữ viết khác trên thế giới, khi xã hộiphát triển, con người đã đơn giản các nét vẽ và dùng các nét đó để thểhiện cho một âm tiết nào đó trong tiếng nói của các dân tộc đó. Còn vớichữ Hán, nó vẫn giữ lại ý nghĩa tượng hình ban đầu của chữ.Và dùngcác phép tạo chữ khác để tạo nên các chữ có ý nghĩa trừu tượng . Chínhvì thế, chữ tượng hình mặc dù chiếm một phần không lớn trong chữHán, nhưng lại có tầm quan trọng rất lớn trong hệ thống chữ Hán.Chữ Hán được hình thành theo các cách chính:Chữ Tượng Hình (象形文字): "Tượng hình" có nghĩa là căn cứ trênhình tượng của sự vật mà hình thành chữ viết. Các chữ này rất dễ nhậnbiết và đơn giản.Chữ Chỉ Sự (指事文字) hay chữ Biểu Ý (表意文字): Cùng với sự pháttriển của con người, chữ Hán đã được phát triển lên một bước cao hơnđể đáp ứng đủ nhu cầu diễn tả những sự việc đó là chữ Chỉ Sự. Ví dụ, đểtạo nên chữ Bản (本), diễnđạt nghĩa "gốc rễ của cây" (根), thì người ta dùng chữ Mộc (木) vàthêmgạch ngang diễn tả ý nghĩa "ở đây là gốc rễ" và chữ Bản (本) được hìnhthành. Chữ Thượng (上), chữ Hạ (下) và chữ Thiên (天) cũng là nhữngchữ Chỉ Sự được hình thành theo cách tương tự. "Chỉ Sự" có nghĩa làchỉ định một sự vật và biểu diễn bằng chữ.Chữ Hội Ý (Hội Ý Văn Tự 會意文字): Để tăng thêm chữ Hán, cho đến4nay người ta có nhiều phương pháp tạo nhiều chữ mới có ý nghĩa mới.Ví dụ, chữ Lâm (林, rừng nơi có nhiều cây) có hai chữ Mộc (木) xếphàng đứng cạnh nhau được tạo bằng cách ghép hai chữ Mộc với nhau(Rừng thì có nhiều cây!!). Chữ Sâm (森,rừng rậm nơi có rất nhiều cây)được tạo thành bằng cách ghép ba chữ Mộc. Còn chữ Minh (鳴, kêu,hót) được hình thành bằng cách ghép chữ Điểu (鳥, con chim) bên cạnhchữ Khẩu (口, mồm); chữ Thủ (取, cầm, nắm) được hình thành bằngcách chữ Nhĩ (耳, tai) của động vật với tay (chữ Thủ 手, chữ Hựu 又).Những chữ được tạo thành theo phương pháp ghép như trên gọi là chữHội Ý (會意文字). "Hội Ý" có nghĩa là ghép ý nghĩa với nhau.Chữ Hình Thanh (形聲文字): Cùng với những chữ Tượng Hình, ChỉSự và Hội Ý, có nhiều phương pháp tạo nên chữ Hán, nhưng có thể nóilà đa số các chữ Hán được hình thành bằng phương pháp hình thanh, gọilà chữ Hình Thanh (形聲文字). Chữ Hình Thanh chiếm phần lớn trongtoàn bộ chữ Hán. Chữ Hình Thanh là những chữ bao gồm hai phần:phần hình (形) là phần biểu diễn ý nghĩa chính mà đã được dùng từ lâuđời, và phần thanh (聲) là phần biểu diễn cách phát âm chính xác của từđó. Ví dụ, chữ Khẩu (口) có hình biểu diễn việc ăn hoặc nói, và chữ Vị(未) có cách phát âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ vớinhau tạo nên chữ Vị (味) của khẩu vị. Bộ Thủy (氵) biểu diễn nghĩadòng sông hoặc dòng nước chảy, khi ghép cùng với chữ Thanh (青, màuxanh) tạo thành chữ Thanh (清) có nghĩa là "trong suốt" hoặc "trongxanh".Chữ Chuyển Chú (轉注文字): Các chữ Hán được hình thành bằng bốnphương pháp trên, còn có những chữ có thêm những ý nghĩa khác5biệt, và được sử dụng trong những nghĩa hoàn toàn khác biệt đó. Ví dụ,chữ Dược (藥), có nguồn gốc là từ chữ Nhạc (樂), âm nhạc làm cholòng người cảm thấy sung sướng phấn khởi nên chữ Nhạc (樂) cũng cóâm là Lạc nghĩa là vui vẻ. Chữ Dược (藥) được tạo thành bằng cáchghép thêm bộ Thảo (có nghĩa là cây cỏ) vào chữ Lạc (樂). Chữ đượchình thành theo phương pháp này được gọi là chữ Chuyển Chú (轉注文字).Chữ Giả Tá (假借文字): Những chữ được hình thành theo phươngpháp bằng cách mượn chữ có cùng cách phát âm được gọi là chữ Giả Tá(假借文字).Ở trên giải thích về bốn cách tạo chữ và hai cách sử dụng chữ Hán. Bốncách tạo chữ và hai cách sử dụng được gọi chung là Lục Thư (六書).Thực tế còn có một dạng chữ được gọi là hình thanh kiêm hội ý, dạngchữ này cũng chiếm một lượng lớn trong toàn bộ chữ hán.Một vài thống kê và mẹo nhỏ giúp ích cho người học chữ hán :* Lượng chữ hán thống kê được rất lớn (khoảng 100.000 chữ)* Lượng chữ hán thường hay được dùng (khoảng 3000 – 5000 chữ)* Chữ tượng hình + chữ chỉ sự: chiếm khoảng 5 %* Chữ hội ý: chiếm khoảng 20 %* Chữ hình thanh : chiếm khoảng 65 %* Chữ hình thanh kiêm hội ý: chiếm khoảng 10 %* Hai dạng chuyển chú và giả tá rất ít gặp trong thực tế* 214 bộ thủ chữ hán chủ yếu ở dạng chữ tượng hình (một số ít ở dạnghội ý, hình thanh và chỉ sự).* 80% chữ hình thanh có kết cấu trái phải. Trong đó, bộ phận biểu âmthường nằm bên trái và là chữ hội ý trong khi bộ phận biểu nghĩa bênphải thường là chữ tượng hình (điều này cho thấy tầm quan trọng củaviệc học chữ hội ý).6Một số lưu ý quan trọng để sử dụng tài liệu này với hiệu quả caonhất :Sách đi sâu phân tích hơn 500 chữ Hán, đây là những chữ thường gặpnhất trong thực tế sử dụng. Trong giới hạn 500 chữ này, chúng tôi tậptrung phân tích các chữ ở dạng hội ývàhình thanh kiêm hội ý. Nhưđã trình bày ở mục trước (lục thư), tuy chữ hội ýchiếm một phầnkhông lớn trong từ điển chữ hán nhưng việc phân tích tìm hiểu chúngcóvai tròrất quan trọng trong việc phát triển vốn chữ hán của ngườihọc. Chữ hình thanh tuy chiếm số lượng lớn nhưng nhìn chung là mộtchữ cóquy tắc vàcóthể tự học và phân tích được nếu đã có vốn chữhội ý tương đối (xem lại phần thống kê).Tài liệu cũng dành khoảng 60 trang để phân tích các bộ thủ, đây làcác thành phần nhỏ nhất cấu thành nên chữ hán phức tạp. các bộ thủđược chọn để phân tích lànhững bộ thủ thường xuyên được sử dụngtrong cấu tạo chữ hán. Việc tìm hiểu nguồn gốc cũng như quá trìnhbiến đổi của các bộ thủ này sẽ làtiền đề để các bạn hiểu được ý nghĩacủa các chữ hội ývàhình thanh sau này.Để bước đầu làm quen với chữ hình thanh, chúng tôi cũng phân tíchmột số chữ ở dạng này. Với đặc điểm làchữ cóquy tắc cũng như cócông thức cụ thể, học chữ hình thanh là phương pháp phát triển vốnchữ hán một cách nhanh chóng vàhiệu quả nhất.7HÁN VIỆT愛ÁiNGHĨA VIỆT Yêu, thích, ái mộ,…DẠNG KHÁC爱PHIÊN ÂMàiÂM KUN/ONKun:On: アイTỪ GHÉPthân ái 親愛; nhân ái 仁愛;khả ái 可愛; ái ân 愛恩Chữ Ái(愛) ý nghĩa là tình yêu, gồm bộ tâm (心) (con tim) và chữ thụ(受) (chịu đựng), tình yêu thương chính là sự chấp nhận và tìnhnguyện hi sinh. Tuy nhiên trong chữ giản thể ngày nay, chữ Ái này đãbị mất đi chữ tâm (trái tim). Trở thành tình cảm (tình yêu) hời hợt bênngoài không cócon tim. Trên thực tế trong quá trình chuyển giao sangthời kỳ hiện đại, Trung Quốc đã xảy ra một biến hóa lớn. Sau Cáchmạng văn hóa, các giá trị truyền thống của nền văn minh Trung Hoa5.000 năm đã bị bóp méo và thay thế một cách không thương tiếc.Điều đó cũng thể hiện ngay trong chính chữ Hán giản thể. Loại chữhiện đại này đã làm mất đi các yếu tố tượng hình, ý nghĩa thâm sâu vàcái đạo mà người xưa truyền lại. Trong khi chữ Hán phồn thể baohàm tư tưởng và văn hóa truyền thống của Trung Hoa thì chữ giản thểlại không làm được như thế.8暗HÁN VIỆTÁm, ÂmNGHĨA VIỆTBóng tối, tối, mờ, không rõ,không tỏ, hắc ám…DẠNG KHÁCPHIÊN ÂMànÂM KUN/ONKun: くら-いOn: アンTỪ GHÉPám hại 暗害 • ám hận 暗恨 •ám hiệu 暗号.Chữ Ám 暗 nghĩa là bóng tối, hắc ám. Được cấu thành từ bộ NHẬT 日là mặt trời, chữ ÂM 音 là âm thanh. Xét về cấu tạo, 暗 là một chữ hìnhthanh có kết cấu trái phải với 日 bộ làm nhiệm vụ biểu nghĩa và 音 cótác dụng biểu thị âm đọc. 日 với vai trò là bộ thủ tạo chữ hán biểu diễncác nghĩa liên quan đến ánh sáng, thời tiết…kết hợp với âm đọc của 音tạo thành 暗 với nghĩa là tối, thiếu ánh sáng như u ám 幽暗 nghĩa là mờtối. 暗 cũng được sử dụng để chỉ việc làm gì đó kín đáo, không minhbạch như trong từ ám hiệu 暗號 hiệu ngầm (không cho người ngoàicuộc biết), “ám sự” 暗事 việc mờ ám.9安HÁN VIỆTAn, YênNGHĨA VIỆTAn toàn, lành, yên lòng, dựđịnh,…DẠNG KHÁCPHIÊN ÂMÂM KUN/ONTỪ GHÉPānKun: やす-いやす-まるやすや-らかOn: アンan bài 安排 • an cư 安居 • ancư lạc nghiệp 安居樂業 • andân 安民.Chữ An (安) phía trên là bộ Miên (宀), phía dưới là bộ Nữ (女). Bộnữ mô tả tư thế yểu điệu nữ tính của người con gái thời xưa, chân hơikhụy xuống, mặt nghiêng, hai tay để về một bên hông. Miên nghĩa làmái nhà, trông giống cái mái che. Người phụ nữ ở trong nhàchính làchỉ chữ “An”.Ngày nay người ta hay giải nghĩa chữ “An” với hàm ý là người phụnữ mà ở trong nhà thì rất an toàn, sẽ được người đàn ông che chở.Tuy nhiên chữ “An” không hề giới hạn ở tầng nghĩa đó. Người xưaquan niệm rằng, người phụ nữ cần đảm đương lo liệu việc nhà, đểngười đàn ông yên tâm ra ngoài làm việc lớn. Điều này không có ý hạthấp người phụ nữ, mà chính là ý rằng: Nhà phải yên thì nước mớiyên. Mái nhà có người phụ nữ chăm nom thì mới được an định. Đóchính là chữ “An”.10HÁN VIỆT押ÁpNGHĨA VIỆT bắt giữ, cam kết,…DẠNG KHÁCPHIÊN ÂMÂM KUN/ONTỪ GHÉPxiá • yāKun: お-すお-さえるお-しおつOn: オウáp đảo 押倒 • áp giải 押解 • ápkhoán 押欵 • áp tống 押送Chữ ÁP 押 về cơ bản là chữ hình thanh có thể phân tích theo dạng chữhội ý, Bao gồm THỦ 扌 (tay) vàchữ GIÁP 甲 . 甲 Là hình ảnh của mộtcái mai rùa, hình dạng của nó trông giống như một cái hộp hoặc lồng, cóý nghĩa làđược bao quanh. Tay 扌 có thể cầm nắm, giữ lấy, vì vậy 押có nghĩa là giam cầm hoặc giam giữ và lấy âm đọc của chữ 甲 làm biểuâm. Mặt khác, ở Trung Quốc cổ đại, hầu hết tù nhân cũng có chức nănglàcon tin, cho nên 押 cũng có ý nghĩa là sự cam kết.11HÁN VIỆTÂm, ấmNGHĨA VIỆT Âm, tiếng音DẠNG KHÁCPHIÊN ÂMyīn • yìnÂM KUN/ONKun: おとねOn: オンインノンTỪ GHÉPâm điệu 音調 • âm hưởng 音響 • âm luật 音律 • âm nhạc音樂 • âm thanh 音聲 • âmtiết 音節.Chữ ÂM 音 là một chữ hội ý, trong cổ văn nó miêu tả một cái miệngvới một cái lưỡi và lời nói. Về hình thể và nguồn gốc 音 tương tự nhưTHIỆT 舌 (cái lưỡi), một số nét được thêm vào để thể hiện các từ đượcphát ra từ miệng. Mặt khác, cả 音 và言 (lời nói) đều có chung nguồngốc, cả hai đều có ý nghĩa tương tự nhau.12HÁN VIỆT恩ÂnNGHĨA VIỆT Ân huệ, ơn đức,…DẠNG KHÁCPHIÊN ÂMēnÂM KUN/ONKun:On: オンTỪ GHÉPác ân 渥恩 • ái ân 愛 • ân cần恩勤.Năm 1747 năm Đinh Mão thời vua Càn Long, sau kỳ thi Hương ở PhúcKiến, thí sinh Tạ Đình Quang nghe nói ở Hồng Sơn Kiều có một vị giỏivề đoán chữ nên đã rủ một số người bạn của mình cùng đi thăm hỏi.Tạ Đình Quang viết chữ Nhân “因” (Hán Việt: Nhân, có nghĩa lànguyên nhân) rồi hỏi xem kỳ thi Hương này có đỗ không.Vị thầy đoán chữ nói: “Trong bờ cõi này có một người, chúc mừng thưsinh là người đỗ đầu bảng trong khoa thi năm nay!” (Giải nghĩa: Chữ“因” có thể hiểu là gồm chữ “囗” (Vi, nghĩa là bờ cõi) và chữ “一”(Nhất, nghĩa là một) và chữ “人” (Nhân, nghĩa là người)).Một người bạn của Tạ Đình Quang nói: “Tôi cũng muốn dùng chữ Nhân“因” này, thỉnh mời ngài xem cho tôi một chút!”13HÁN VIỆT印ẤnNGHĨA VIỆT In ấnDẠNG KHÁCPHIÊN ÂMyìnÂM KUN/ONKun: しるししる-すOn: インTỪ GHÉPấn bản 印本 • ấn chỉ 印紙• ấnđịnh 印定 • ấn độ 印度Chữ ẤN 印 về cấu tạo là một chữ hội ý có kết cấu trái phải, bên trái làmôt dị thể khác của bộ THỦ (tay) bên phải là chữ TIẾT 卩. Nguồn gốccủa chữ ẤN 印 có liên quan đến tục đóng dấu lên đầu phạm nhân ngàyxưa. trong giáp cốt văn là hình một người đang quỳ gối, bên trên là hìnhmột bàn tay đang hướng đến. Hình dạng chữ ở kim và triện văn càng thểhiện rõ nét hơn tập tục đóng dấu lên đầu phạm nhân. Như vậy chữ ẤNban đầu có nghĩa là đóng dấu lên đầu phậm nhân, sau phát triển nghĩachỉ việc in ấn, dấu vết, dấu tay.14Vị thầy đoán chữ nói: “Kỳ thi này e rằng không có phần của thư sinhrồi! Nhưng sau này sẽ được ân huệ của bạn học mà có hy vọng đượcthăng quan tiến chức nhanh chóng!”.Ông giải thích: “Chữ Nhân “因” mà vị thư sinh lúc nãy viết là vô tâm,vô ý mà viết ra. Còn chữ Nhân “因” của thư sinh thì là “cố ý” là “cótâm”(“心”) mà viết ra nên sẽ thành chữ Ân “恩” (ân, ân huệ)”.Một thư sinh đi cùng liền chỉ chiếc quạt gỗ trong tay vào chữ Nhân “因”ấy và nói: “Tôi cũng dùng chữ Nhân “因” này, thỉnh ngài xem xem côngdanh của tôi sẽ thế nào?”.Thầy đoán chữ nhíu mày và nói: “Chiếc quạt gỗ của ngài vừa vặn chỉđúng vào chữ Nhân “因” này thì là thành chữ Khốn “困” (Nghĩa: Khốnkhổ, khốn đốn), nên e rằng cả đời này ngài sẽ mãi là thư sinh nghèothôi!”.Về sau, vận mệnh của cả ba người bạn học này đều chuẩn xác y như lờitiên đoán của vị thầy này.15HÁN VIỆT乙ấtNGHĨA VIỆT bộ ất, Can thứ hai trong 10 canDẠNG KHÁCPHIÊN ÂMyǐ • zhéÂM KUN/ONKun: おときのとOn: オツイツTỪ GHÉPất bản 乙苯 • ất bảng 乙榜 • ấtdạ 乙夜 • ất hy 乙烯 • ất khoa乙科•ẤT 乙 là một chữ tượng hình mô tả hình ảnh một cây con đang lớn lênnhưng lá của nó vẫn đóng, chưa mở hẳn. Đây là giai đoạn thứ hai củaquátrình phát triển của cây sau giai đoạn nằm trong hạt (xem thêm bàiphân tích chữ“giáp”), vì vậy ẤT 乙 được sử dụng làm ngôi thứ hai của10 thiên can. ẤT 乙 trong chữ hán cũng là một trong 214 bộ thủ, nhữngthành phần tạo nên dạng chữ có cấu tạo phức tạp hơn.16HÁN VIỆT本Bản, bổnNGHĨA VIỆT GốcDẠNG KHÁCPHIÊN ÂMběnÂM KUN/ONKun: もとOn: ホンTỪ GHÉPvị lai 未来 • vị ngộ 未遇, vịthành niên 未成年.Chữ BẢN 本 là một chữ ở dạng chỉ sự. Hình dạng chữ trong giáp cốtgiống như một cái cây với ba chùm rễ bám sâu dưới lòng đất. Sau quátrình phát triển của chữ ba chùm dễ trong giáp cốt được biến đổi trởthành nét ngang phía dưới như trong dạng khải thư ngày nay. Chữ BẢN本 được tạo bởi bộ MỘC 木 và vẽ thêm một nét ngang phía dưới biểuthị bộ rễ của cây. Chữ BẢN 本 từ nghĩa gốc chỉ bộ phận rễ cây pháttriển thành ngĩa chỉ gốc rễ của các vấn đề trong đời sống xã hội.17HÁN VIỆT半bánNGHĨA VIỆT Một nửaDẠNG KHÁCPHIÊN ÂMbànÂM KUN/ONKun: なか-ばOn: ハンTỪ GHÉPbán cầu 半球 • bán đảo 半島 •bán kính 半徑 • bán nguyệt 半月.Chữ BÁN 半 là một chữ hội ý kết cấu trên dưới, gồm Chữ BÁT 八 (số8) được viết ngược lại và một dị thể của bộ NGƯU 牛 (con trâu). Cókhá nhiều quan điểm về nguồn gốc của chữ hán này, ở đây xin đưa raquan điểm được nhiều người đồng tình hơn cả. Căn cứ vào hình dạngchữ ở kim và triện văn, hình ảnh chữ bao gồm chữ NGƯU 牛 ở dưới,phía trên trên là chữ BÁT 八. Chữ BÁT 八 ngoài nghĩa là chỉ số 8 racòn có nghĩa là phân chia, phân biệt. Như vậy có thể suy đoán rằng, ýnghĩa ban đầu của chữ BÁN là xẻ bụng con trâu ra làm đôi. Bản thânhình dạng chữ BÁT lại rất giống như hai phần của con trâu bị tách ra.Trải qua quá trình phát triển, chữ BÁT phía trên được quay ngược lại,bộ ngưu cũng được viết khác đi và trở thành chữ 半 như ngày nay.18HÁN VIỆT伴Bạn, PhánNGHĨA VIỆT Bạn bè,đồng sự, cùng,…DẠNG KHÁCPHIÊN ÂMbàn • pànÂM KUN/ONKun: ともな-うOn: ハンバンTỪ GHÉPđồng bạn 同伴 • kết bạn 結伴 •khoả bạn 夥伴 • phản bạn 反伴.Chữ “伴/bạn” là chữ hội ý kiêm hình thanh, thể chữ Giáp cốt cho thấyhình dạng giống hai người đang đi sát nhau . Thể chữ Triện gồm chữ “ /Nhân” (người) và chữ “ / Bán” (một nửa) hợp lại. Ý nghĩa cấu tạo củachữ “伴” là vợ chồng là một chỉnh thể thống nhất, mỗi người là một nửatrong đó, nhấn mạnh ý vợ chồng là những người bạn đời, đồng hành vớinhau suốt cả cuộc đời. Các thể chữ Giáp cốt, Kim văn, chữ Triện, Khảithư và Tống thể (từ trái qua phải) thể hiện rõ ý nghĩa chữ.19HÁN VIỆT包BaoNGHĨA VIỆT Bao bọcDẠNG KHÁCPHIÊN ÂMBāo • bāoÂM KUN/ONKun: つつ-むくる-むOn: ホウTỪ GHÉPbao bì包皮 • bao biện 包辦 •bao công 包公 • bao công 包工• bao dung 包容.BAO 包 về mặt cấu tạo là một chữ hội ý kết cấu đan xen. Chữ 包 đượcviết ở dạng chữ cổ là hình một đứa trẻ đang nằm trong bào thai củangười mẹ. Thân hình đứa trẻ cuộn tròn lại với một dây rốn ở phía dưới.Sau qua trình phát triển, đến sau này hình ảnh bào thai được thay bằngbộ BAO 勹 còn cơ thể đứa trẻ được viết bằng chữ TỊ 巳, tính chất hội ývẫn giữ nguyên, thể hiện một đứa trẻ trong bào thai. Từ nghĩa chỉ bàothai lúc ban đầu, chữ 包 mở rộng nghĩa thành túi, gói, bao, vây quanh,đảm bảo.20HÁN VIỆT袍BàoNGHĨA VIỆT Áo, áo choàngDẠNG KHÁCPHIÊN ÂMbào • páoÂM KUN/ONKun: わたいれOn: ホウTỪ GHÉPchiến bào 戰袍 • lam bào 藍袍• long bào 龍袍.Chữ BÀO 袍 là một chữ hình thanh kết cấu trái phải. Trong đó, bộ Y 衤(áo) ở bên trái có tác dụng biểu thị ý nghĩa của chữ, bộ BAO 包 bênphải có tác dụng chỉ âm. Y 衤 là áo, bộ Y 衤 khi làm một bộ phận tạochữ sẽ biểu thị ý nghĩa liên quan đến quần áo, trang phục. Trong cấu tạochữ BÀO 袍, Y 衤 với vai trò biểu nghĩa chính, kết hợp với âm đọc củaBAO 包 tạo thành chữ 袍 với nghĩa chỉ chiếc áo khoác.21HÁN VIỆT抱BãoNGHĨA VIỆT Ôm ấpDẠNG KHÁCPHIÊN ÂMbàoÂM KUN/ONKun: だ-くいだ-くかか-えるOn: ホウTỪ GHÉPkêbão noãn 雞抱卵, Hoài bão懷抱.BÃO 抱 về mặt cấu tạo là một chữ hình thanh kết cấu trái phải. Trongđó, chữ THỦ (tay, bàn tay) ở bên phải có tác dụng biểu nghĩa, chữ BAO包 bên phải có nhiệm vụ biểu thị âm đọc. Trong cấu tạo của chữ BÃO,THỦ 扌 nghĩa chỉ cái tay, là chủ thể về các nghĩa liên quan đến hànhđộng, động tác kết hợp với âm đọc của BAO 包 tạo thành chữ 抱 vớinghĩa là ôm ấp, ấp ủ.22HÁN VIỆT飽BãoNGHĨA VIỆT No, đầy, đủDẠNG KHÁC饱PHIÊN ÂMbǎoÂM KUN/ONKun: あ-きるあ-かすあ-くOn: ホウTỪ GHÉPbão hoà 飽和, ôn bão 溫飽Chữ BÃO 飽 là một chữ hình thanh kết cấu trái phải. Trong đó, THỰC飠 (ăn) là bộ phận biểu nghĩa, chữ BAO 包 (bao bọc) có nhiệm vụ biểuthị âm đọc. THỰC 飠 là ăn, khi đóng vai trò tạo chữ 飠 chủ thể về cácnghĩa liên quan đến ăn uống, lương thực,… Trong cấu tạo của chữBÃO, 飠 với vai trò chỉ nghĩa, kết hợp với âm đọc của 包 tạo thành chữBÃO 飽 nghĩa là no, đầy .23HÁN VIỆTbátNGHĨA VIỆT Số 8八DẠNG KHÁCPHIÊN ÂMbāÂM KUN/ONKun: やや-つやっ-つようOn: ハチTỪ GHÉPbát diện 八面 • bát giác 八角 •• bát phương 八方 • bát quái八卦 • bát trận đồ 八陣圖 •song thất lục bát 雙七六八 •thất điên bát đảo 七顛八倒 .Chữ BÁT 八 là một chữ chỉ sự, 八 mô tả một cái gậy bị bẻ gãy làm đôi,mang ý nghĩa của việc phân chia một cái gì đó. Tám có thể được chiathành bốn, sau đó được chia thành hai. Vì số tám có thể được chia đềunhiều lần, nó là một số có thể chia được, do đó, hình ảnh một cây gậy bịgãy được sử dụng làm biểu tượng để môtả số tám. BÁT 八 ngoài nghĩathông thường chỉ con số 8, còn được hiểu là sự phân chia.24

Tài liệu liên quan

  • Bí quyết đầu tư của quán quân chứng khoán ảo Bí quyết đầu tư của quán quân chứng khoán ảo
    • 13
    • 677
    • 2
  • Buffet - Bí quyết đầu tư Buffet - Bí quyết đầu tư
    • 31
    • 511
    • 1
  • THẢO LUẬN VĂN TỰ CHỮ HÁN THẢO LUẬN VĂN TỰ CHỮ HÁN
    • 6
    • 515
    • 6
  • Mười bí quyết học từ vựng tiếng anh hiệu quả Mười bí quyết học từ vựng tiếng anh hiệu quả
    • 4
    • 1
    • 23
  • 10 bí quyết học từ vựng 10 bí quyết học từ vựng
    • 2
    • 377
    • 0
  • Tài liệu Mười bí quyết học từ vựng tiếng Anh hiệu quả. pdf Tài liệu Mười bí quyết học từ vựng tiếng Anh hiệu quả. pdf
    • 6
    • 3
    • 24
  • Tài liệu 10 bí quyết học Từ vựng tiếng anh hiệu quả ppt Tài liệu 10 bí quyết học Từ vựng tiếng anh hiệu quả ppt
    • 7
    • 744
    • 2
  • Tài liệu 10 Bí Quyết Học Từ Vựng Tiếng Anh Hiệu Quả pptx Tài liệu 10 Bí Quyết Học Từ Vựng Tiếng Anh Hiệu Quả pptx
    • 5
    • 662
    • 2
  • Bí quyết giúp tự tin trong giao tiếp tiếng Anh pptx Bí quyết giúp tự tin trong giao tiếp tiếng Anh pptx
    • 7
    • 789
    • 3
  • Bí quyết học từ vựng nhanh ppt Bí quyết học từ vựng nhanh ppt
    • 5
    • 531
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(3.72 MB - 223 trang) - Bí quyết chiết tự chữ hán phần 1 Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Ebook Bí Quyết Chiết Tự Chữ Hán