Bí Quyết đáp ứng Các Yêu Cầu Khắt Khe Của Nền Giáo Dục Anh Quốc
Có thể bạn quan tâm
Tỉ lệ thuận với chất lượng đào tạo hàng đầu thế giới, nền giáo dục Vương quốc Anh còn được biết đến với tiêu chuẩn học thuật khắt khe. Hotcourses Vietnam mời bạn cùng lắng nghe những chia sẻ của bạn Bùi Thị Hạnh Thảo, sinh viên chương trình Thạc sĩ Quản lý bán lẻ trong tiếp thị (Retail Management in Marketing), Đại học Bournemouth để định vị những tiêu chuẩn này nhé!
>> Tại sao nên du học Anh ?
Trích nguồn từ những ý nhỏ nhất!
Nền giáo dục Anh đòi hỏi sinh viên phải dẫn nguồn từ những thông tin dù là nhỏ nhất. Theo đó, nhà trường yêu cầu sinh viên phải chịu trách nhiệm với những gì bạn trình bày bằng những bằng chứng cụ thể, chất lượng và có sự đánh giá kĩ lưỡng. Trải nghiệm nhớ mãi đối với mình đó là khi mình viết bài luận liên quan tới trà. Chỉ với một câu viết mở đầu tưởng chừng như đơn giản “Đây là loại trà phổ biến nhất ở Anh”, giáo sư đã yêu cầu mình phải chứng minh rõ ràng vì sao mình lại đưa ra quan điểm này, dẫn chứng trích nguồn ở đâu, số liệu như thế nào.
Khi đó, mình phải tìm hiểu các thông tin, bảng số liệu về lượng tiêu thụ, lượng sản xuất cụ thể, cũng như so sánh với các thương hiệu khác để chứng minh được quan điểm của mình là đáng tin cậy. Mình đã vô cùng ngạc nhiên với con số 30 nguồn dẫn chứng để phân tích, tỏng hợp và lập luận cho quan điểm tưởng chừng ngắn gọn kể trên.
Kĩ năng quan trọng này đòi hỏi sinh viên cần đọc, tổng hợp số liệu, từ đó phát triển tư duy phân tích vàtư duy phản biện. Bí quyết của mình đó là các bạn hãy tận dụng phần phụ lục của các sách, bài báo khoa học để tìm những nguồn đáng tin cậy có cùng chủ đề liên quan. Đặc biệt, hãy luôn dặn mình phải tư duy trách nhiệm với từng câu nói để có thể nhanh chóng thích nghi yêu cầu đầu tiên này.
Sáng tạo và tư duy phản biện là 2 tiêu chí để đạt điểm cao
10 điểm là thang điểm cao nhất cho các bài tập, và đây là động lực phấn đấu của hầu hết các bạn sinh viên. Những ngày đầu học tại Anh, mình đã thắc mắc mãi vì sao các bài tập của mình không thể quá 5 điểm. Học dần qua các kì, điểm số mình từ từ cải thiện lên 6, 7 điểm. Mình rút ra được những tiêu chí riêng giành cho từng thang điểm, cụ thể:
- 5-6 điểm: Bạn hoàn thành bài tập bằng cách đọc, trích dẫn và tổng hợp. Những thông tin bạn đưa ra mang tính chất cơ bản và phổ biến đối với nhiều người. Ví dụ, nếu mình chọn chủ đề tâm lí của khách hàng Việt Nam ưa chuộng mua sắm ở các cửa hàng địa phương, mình sẽ được 5 điểm khi sử dụng và trích nguồn những thành quả nghiên cứu sẵn có trong các bài báo khoa học.
- Từ 6-7 điểm: Điểm mấu chốt là chủ đề bạn đưa ra phải đặc biệt, thể hiện sự tìm tòi, phân tích sâu và không nhiều người biết tới. Ví dụ, cũng với chủ đề trên nhưng mình phân tích thông qua các góc nhìn đa chiều như văn hóa, kinh tế, thói quen tiêu dùng (có đi kèm với số liệu tự tổng hợp, so sánh chi tiết). Mình phân tích rằng người Việt Nam có thói quen đi xe máy nhiều và ít đi ô tô, vì vậy thời gian tới các cửa hàng tạp hóa sẽ thuận tiện và nhanh hơn khi phải đi tới siêu thị (vì cần đỗ xe và trải qua các bước khác như để đồ, lấy xe đẩy, …). Với luận điểm này, mình cần chỉ ra thời gian trung bình để di chuyển đối với xe máy, ô tô như thế nào; quy trình mua hàng kéo dài bao lâu, dựa trên thói quen và tính chất văn hóa ra sao, rồi từ đó lập bảng, tự chia các số liệu cần thiết. Khi thông tin và số liệu được trình bày một cách chi tiết, có chiều sâu, đặc biệt dưới góc nhìn độc đáo, giáo sư sẽ đánh giá rất cao sự cố gắng và cống hiến của mình. Môi trường học thuật vẫn luôn đòi hỏi sự sáng tạo và đóng góp từ những tư liệu thực tế như vậy.
- Từ 7 điểm trở lên: Điều này dựa vào nghệ thuật kết bài, đòi hỏi bạn phải mở ra hướng đi cho chủ đề mới. Để đạt được mức điểm này, bạn cần phải tư duy tranh luận, phản biện lại vấn đề ở hiện tại – bởi chỉ khi tranh luận và phát triển các hướng đi mới thì các thông tin mới chính xác, công tâm cũng như thể hiện được nỗ lực trong nghiên cứu và suy luận, và đây cũng chính là điều mà môi trường học thuật Anh quốc luôn hướng tới. Ví dụ, ở phần kết luận của chủ đề trên, mình đề cập tới quan điểm trong vòng 5 năm tới, xu hướng mua xe ô tô của Việt Nam sẽ tăng lên, dẫn tới xu hướng tiêu dùng tại các siêu thị sẽ có sự tăng trưởng hơn trước, vậy làm thế nào để các cửa hàng địa phương có thể trụ vững trong tương lai?
>> 7 bí quyết vàng trong “làng” thuyết trình
Kỹ năng viết cũng quan trọng không kém
Một điều quan trọng nữa để hoàn thiện bài tập của bạn một cách hoàn hảo đó là cách viết học thuật. Khó khăn ban đầu mình gặp phải là khó theo được cách hành văn hay lối tư duy khi viết của người bản địa, mặc dù mình sử dụng tiếng Anh khá trôi chảy, ít bị sai từ hay ngữ pháp. Mình dần hiểu được lí do là bởi mình thường phản xạ và tư duy bằng ngôn ngữ mẹ đẻ thay vì tiếng Anh. Để rèn luyện được phản xạ hành văn như người bản địa, mình học cách kiên nhẫn hơn, đọc nhiều và nhờ các bạn người bản địa chỉnh sửa giúp.
Viết tiếng Anh học thuật là một công việc tưởng chừng khó khăn, nhưng mình đã vượt qua được bằng việc suy nghĩ theo hướng đơn giản. Kinh nghiệm của mình là viết các câu ngắn, súc tích và chuẩn chỉnh về từ, ngữ pháp theo ý hiểu đơn giản của mình trước, thay cho những câu quá dài, dễ bị sai. Giáo sư cũng hiểu rằng du học sinh không phải người bản địa nên khó tránh khỏi lỗi sai này. Thay vào đó, giáo sư cũng chú trọng nhiều hơn vào quy trình học tập của bạn, chẳng hạn bạn đã nỗ lực thế nào và có dành đáng kể thời gian để làm việc nghiêm túc hay không.
>> Làm thế nào để giỏi ngoại ngữ khi… đi du học?
Tận dụng cơ hội thực tập chuyên môn
“Placement” là chương trình thực tập của du học sinh tại Anh và trường mình yêu cầu sinh viên thạc sĩ phải tham gia một đợt thực tập toàn thời gian kéo dài ít nhất 30 tuần (30h/tuần) tùy vào yêu cầu từng trường.
Không dễ để một công ty nào đó chịu nhận bạn vào làm việc chỉ trong vài tháng hoặc 1 năm. Các công việc chân tay (bán hàng, phụ bếp, dọn bàn ăn…) thì không khó để ứng tuyển và trường cũng không phân biệt mình làm gì, miễn đạt được mục tiêu trải nghiệm thực tế. Nhiều người đã bỏ tham gia chương trình này và hồi đó mình cũng gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm công việc ở Anh.
Vì vậy, mình quyết định chuyển hướng sang các nước Châu Âu để có thêm nhiều cơ hội. Mình sử dụng website Indeed.com, Erasmusintern.org. Và may mắn nhận được lời mời từ tổ chức sinh viên quốc tế Eramus. Vậy mình đã có 1 công việc thực tập đúng chuyên ngành tại trụ sở quốc tế ở đất nước Bỉ xinh đẹp.
Công việc chính của mình đó là phụ trách mảng Digital Marketing cho tổ chức và các đối tác quốc tế của tổ chức. Mình làm theo fixed-term contract, tức là hợp đồng được định sẵn chỉ thuê trong vòng 6 tháng, hết hợp đồng là hết công việc. Thông thường các công ty sẽ đăng tuyển trước 3-6 tháng, và trong quá trình phỏng vấn, họ sẽ đề cập về thời điểm bắt đầu công việc. Một bí quyết nhỏ cho các bạn muốn ứng tuyển các ngành truyền thông/ marketing đó là nếu bạn có vlog/blog cá nhân thì sẽ có lợi thế hơn.
>> Làm blogger du học sinh, bạn được gì?
Và cuối cùng, nhớ để bản thân thư giãn trong môi trường học thuật
Dù có những khắt khe hay tiêu chuẩn thế nào, mình vẫn coi việc du học tại Anh là một trải nghiệm thú vị và vô cùng ý nghĩa để phát triển bản thân. Chương trình học tại Anh có tính ứng dụng cao và rất cập nhật. Khi du học tại Anh, mình cởi mở tư tưởng đó là du học nhưng không chỉ để học mà còn để trải nghiệm cuộc sống. Mình học thêm yoga, tập gym. Các bạn cũng có thể học thêm, khiêu vũ, dancesport, tham gia các câu lạc bộ. Ở trường có một môn tự chọn nên mình đã chọn học môn Food and Drink (đồ ăn và đồ uống), cho phép mình học về thực phẩm hữu cơ và thực phẩm thương mại, lịch sử đồ ăn đồ uống, ăn uống thế nào cho ngon, cách kết hợp đồ ăn đồ uống với nhau. Đó là trải nghiệm rất thú vị trong những tháng ngày du học Anh của mình.
Hãy nhìn những khó khăn bằng lăng kính đơn giản và thư giãn, bạn sẽ thấy hành trình của mình đều là những chặng đường ý nghĩa!
Cảm ơn Hạnh Thảo vì những chia sẻ đầy hữu ích. Chúc bạn mọi điều tốt lành nhất trên hành trình trải nghiệm của mình!
Từ khóa » Khắt Khe Tiếng Anh Là Gì
-
Khắt Khe - Phép Tịnh Tiến Thành Tiếng Anh, Ví Dụ | Glosbe
-
Khắt Khe In English - Glosbe Dictionary
-
KHẮT KHE - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
Khắt Khe Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky
-
Các Mẫu Câu Có Từ 'khắt Khe' Trong Tiếng Việt được Dịch ...
-
YÊU CẦU KHẮT KHE Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch
-
KHẮT KHE Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Từ điển Việt Anh "khắt Khe" - Là Gì?
-
"khắt Khe" Tiếng Anh Là Gì? - EnglishTestStore
-
Khắt Khe Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Nổi Tiếng Không Nhờ Ngoại Hình: Liệu Cộng đồng Có đang Quá Khắt ...
-
Từ điển Tiếng Việt - Từ Khắt Khe Là Gì
-
'Không Nên Khắt Khe Với Phiên âm Tên Nước Ngoài' - VnExpress