Bí Quyết Trồng Dừa Sáp, Dừa Xiêm | Farmvina Nông Nghiệp

Trồng dừa sáp: Đi ngang qua một vườn dừa, dân tay ngang không thể phân biệt được cây nào sẽ cho trái dừa sáp- đặc sản ” độc nhất vô nhị” của Cầu Kè (Trà Vinh). Thậm chí trên một buồng trái cũng khó nhận ra trái dừa sáp đặc ruột và những trái không được gọi là dừa sáp.

Riêng ông Thạch Chia, 82 tuổi, không chỉ có thể phân biệt được dừa sáp mà còn biết rất rõ cội nguồn của giống này. Ông Thạch Chia kể lại: “Những năm Nhật chiếm đóng, sư cả Thạch Sô trụ trì chùa Chợ (chùa Bô Tum SaKor) ở thị trấn có dịp sang tận Battambang-Campuchia được thưởng thức món dừa sáp, khi trở về người dân địa phương cho hai trái dừa sáp để trồng.

Khoảng 5 năm sau thì cây dừa sáp cho trái đặc ruột, bà con trong bổn sóc ăn thấy ngon, rồi từ đó hàng năm ai cũng tìm cách xin cho được trái dừa sáp mang về trồng. Tôi xin được vài trái dừa sáp ở chùa Chợ và bắt đầu ươm trồng vào năm 1950″.

Hiện tại vườn dừa sáp nhà ông Thạch Chia có khoảng 100 cây lớn nhỏ, có cây bắt đầu cho trái, dáng cây và dạng trái như loại dừa ta. Ông chỉ cách phân biệt: Lúc trái dừa chưa bóc vỏ thì lắc có tiếng kêu nhẹ “ọc ạch”, sau khi bóc vỏ dùng cây gõ vào gáo có tiếng kêu “lụp bụp”, còn tiếng gõ nghe thanh “cóc cóc” là không phải dừa sáp. Khi bổ trái dừa sáp, nước rất ít, cơm dừa gần như đặc ruột, ăn thử thấy béo và có mùi thơm đặc trưng.

Để có mùi vị thơm ngon hơn, người ta nạo lấy cơm cho vào ly nước dừa sáp, thêm một ít sữa và nước đá đập nhỏ hoặc cho vào máy quay sinh tố tạo nên loại thức uống có mùi vị tuyệt hảo, ngon và bổ dưỡng. Những năm qua, vào mùa lễ Vu Lan (15 tháng 7 âm lịch) có nhiều du khách hành hương đến Cầu Kè và tìm mua ăn thử, dừa sáp không đủ bán, mỗi trái lên đến 25.000 đồng.

Về cách ươm trồng, theo kinh nghiệm của ông Thạch Chia, lúc cây con ra vài lá cao hơn 5 tấc và thấy rễ đâm ra khỏi vỏ dừa thì đem trồng được. Trồng dừa sáp cũng như dừa ta, trên liếp đào hố sâu 8×8 tấc hoặc lên mô đất, cây cách nhau 8×8 mét. Khi cây cho trái, hàng năm bón 1 kg phân NPK (20-20-15) trộn thêm 10 kg phân hữu cơ chôn chung quanh rễ cách gốc 1,5 mét và vét mương vun liếp. Mỗi năm rửa tán hai lần để tránh chuột cắn phá trái và bọ dừa gây hại cây.

Vườn dừa của ông cũng đã được thả ong ký sinh diệt bọ cánh cứng, vì có hai cây chết do bọ dừa. Một cây dừa sáp bình quân cho 100 trái/năm, nhưng tỷ lệ trái sáp trên buồng khoảng 30%, cả năm mỗi cây có thể cho 30 trái dừa sáp. Hàng năm ông thu nhập từ 100 cây dừa sáp khoảng 74 triệu đồng, nếu qui ra số cây theo khoảng cách trồng (64 m2) thì mỗi hecta chừng 150 cây, thu nhập của gia đình ông lên đến 110 triệu đồng/ha/năm, trồng dừa sáp lại ít tốn công chăm sóc và hiệu quả không thua kém cây dừa thơm. Cây dừa sáp cũng được sử dụng thân làm gỗ cất nhà, xây cầu nông thôn, đóng cột đáy sông biển, đồ mỹ nghệ; lá che mát và làm chất đốt…

Bón Borax cho dừa

Cây dừa trồng trên đất nhiễm phèn thường xuất hiện triệu chứng thiếu chất Boron (Bo) làm giảm năng suất. Khi thiếu Bo, dừa có triệu chứng lá mềm rũ, các lá chét dính lại với nhau, cây thưa trái. Qua thực nghiệm có thể khắc phục bằng bón Borax (hàn the), liều lượng 10 g/cây/năm. Nếu có điều kiện nên bón thêm 10 kg tro bếp để bổ sung các khoáng chất khác giúp cây mau hồi phục. Sau khi bón Borax vài tháng, cây sẽ phục hồi tốt: Lá vươn thẳng, lá chét trên các tàu dừa mới nở không còn dính nhau, các buồng non đậu được nhiều trái hơn trước.

Thụ phấn cho dừa sáp

Dừa sáp chỉ có ở Cầu Kè, Trà Vinh. Điểm khác biệt của dừa sáp đặc ruột và ruột mềm như sáp đèn cầy. Một cây dừa sáp chỉ cho ra được vài trái có ruột sáp. Mới đây, tỉnh Trà Vinh đã nghiên cứu thành công việc thụ phấn cho dừa sáp.

Thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh có loại dừa sáp thơm, ngọt. Dừa sáp khác các loại dừa khác ở chỗ đặc ruột và ruột mềm như sáp đèn cầy. Loại dừa đặc sản sản này giá một trái từ 60.000-120.000 đồng (tùy lớn, nhỏ). Đắt là phải vì một cây dừa sáp chỉ cho ra được vài trái có ruột sáp. Mới đây, Viện Cây có dầu và Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Trà Vinh đã thành công trong việc thụ phấn để tăng số lượng trái dừa sáp ở mỗi cây.

Cho tới tận đầu năm 2000, dừa sáp chỉ là thứ “ăn chơi” của người dân địa phương. Có lúc, người ta đã chặt bỏ loại cây “choán đất” này. Nhưng, nào ai biết, trong một sớm một chiều, dừa sáp bỗng trở thành một mặt hàng “nóng”, được nhiều người khắp nơi ưa thích. Và giá cứ leo thang vùn vụt, trở thành loại dừa đắt nhất ở Việt Nam.

Cách trồng dừa sáp như thế nào?

Năm 2004 giá chỉ 25.000 đồng/trái, năm 2007 đã tăng lên tới 60.000 đồng/trái nhỏ. Mới đây, nhân Năm Du lịch quốc gia Mekong Cần Thơ 2008 với chủ đề: Miệt vườn sông nước Cửu Long, tại Hội chợ Du lịch – Thương mại và tại Liên hoan văn hóa ẩm thực món ngon Nam bộ, dừa sáp được bán 100.000 đ/trái nhỏ và 120.000 đ/trái lớn. Được vậy, nhờ dừa sáp là loại trái giải khát độc đáo của Cầu Kè, không đâu có được, kể cả xứ nổi tiếng về dừa là Bến Tre.

Dừa sáp còn gọi là dừa đặc ruột, dừa kem, thuộc giống dừa cao, thụ phấn chéo. Ít nhất, có năm loại dừa sáp: dừa tròn, dừa dài, dừa có cạnh, dừa vỏ xanh, dừa vỏ vàng. Dừa sáp trồng khoảng 4 năm có lưỡi mèo, càng về lâu về dài càng sai trái.

Dừa sáp cũng giống như các loại dừa khác ở nước ta như dừa xiêm, dừa ta, dừa dâu, dừa bung, dừa bị… Nhưng dừa sáp có lớp cơm màu trắng rất dày (có khi choán hết cả phần ruột) giống như sáp đèn cầy, chính giữa là chất lỏng sệt như nước cơm chắt. Không như cơm dừa bình thường, nếu còn non thì mềm và ngọt, nếu già thì cứng. Cơm dừa sáp mềm và dẻo như bột quánh lại, béo và có mùi thơm đặc trưng. Nước dừa sáp cũng vậy. Để phân biệt dừa sáp và dừa thường, người trong nghề dùng sống dao thử. Gõ sống dao vào gáo dừa đã lột vỏ. Dừa thường dày cơm gõ nghe tưng tưng, tiếng trong. Còn dừa sáp gõ nghe lộp bộp, tiếng trầm.

Thông thường, một quày dừa sáp 12 trái, chỉ có khoảng 4-5 trái có sáp, thậm chí không có trái nào, tuỳ theo nhiều yếu tố.

Khác với dừa thường, dừa sáp có độ dầu cao hơn, mùi hương đặc trưng hơn. Đó là đặc điểm quý cần nghiên cứu ứng dụng trong việc sản xuất bánh kẹo và các sản phẩm khác đem lại nguồn lợi kinh tế cao. Có tài liệu cho biết, dừa sáp, sau khi hái xuống, có thể sản xuất cơm dừa, thạch dừa (nata de coco), mứt dừa, kem dừa, nhựa thu được từ các cụm bông dừa được lên men để sản xuất rượu vang dừa (ở Philippines gọi là tuba), cơm dừa sấy khô, mụn xơ dừa, than hoạt tính…

Trên thị trường quốc tế, các mặt hàng sản phẩm từ dừa đều có giá trị kinh tế cao. Giá FOB (giá giao hàng tại cảng) của mụn xơ dừa khỏang 6.500 USD/tấn, than hoạt tính (làm từ gáo dừa): 1.000-1.200 USD/tấn, cơm dừa sấy khô: 600-700 USD/tấn và dao động tùy theo từng thời điểm. Chính do dừa có giá trị kinh tế, Viện Cây có dầu và Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Trà Vinh đã kết hợp đầu tư nghiên cứu thụ phấn cho dừa sáp.

Ba năm qua, các kỹ sư của Trung tâm Sản xuất thực nghiệm Đồng Gò (thuộc Viện Cây có dầu, Bộ Nông nghiệp, toạ lạc tại xã Lương Hoà, tỉnh Bến Tre) đã điều tra, đánh dấu phân nhóm và tuổi cây dừa rồi sau đó mới “thụ phấn trợ lực cho dừa, tăng tỷ lệ sáp trên từng cây dừa sáp” (gọi tắt là “thụ phấn”).

Thụ phấn cho dừa sáp

Kỹ sư Ngô Thanh Trung, Trung tâm Sản xuất thực nghiệm Đồng Gò cho biết ,công việc thụ phấn dừa sáp được giao cho 2 kỹ sư thực hiện. Việc thụ phấn được thực hiện trên tất cả các cây dừa sáp đang cho trái trên địa bàn huyện Cầu Kè, trung bình mỗi ngày họ phun khoảng 40–50 cây. Công việc khá cực nhọc vì phải đưa phấn đực vào đúng bông cái. Vừa phun phấn đực cho bông cái xong, nếu mưa đổ xuống, coi như công cốc, phải làm lại. Thực hiện từ sáng đến 12 giờ trưa thì họ nghỉ, vì sau đó, theo nhịp sinh học, bông cái thụ phấn rất ít, không đạt kết quả mong muốn.

Anh Trung tâm sự, khi bắt tay làm công việc này, các anh gặp nhiều khó khăn, vì người địa phương (đa số là đồng bào dân tộc Khmer) sợ họ làm mất sáp trên buồng dừa. Các anh phải phân tích rằng dừa sáp phải trồng mật độ dày mới có sáp vì thụ phấn chéo. Cây dừa sáp có phấn đực nằm trên gió, gió mới đưa phấn đực đến bông cái của cây dừa sáp dưới gió để thụ phấn, nhưng xác suất không đảm bảo. Nếu gió ngược, coi như dừa chẳng thể cho trái sáp.

Cũng giống như thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò, heo và cá, thụ phấn cho dừa sáp chắc chắn sẽ đạt kết quả tốt. Công việc này mới thực nghiệm, phải đợi đến 10–11 tháng sau mới biết kết quả (tính từ ngày 26-6-2007). Nhưng chắc chắn hiệu quả từ việc thụ phấn cho dừa sáp này sẽ đem đến kết quả cao. Thấy các anh làm việc chăm chỉ, cẩn thận, có “máy móc” phụ trợ, bà con mới dần tin.

Anh Thạch Phumi, phó ấp Chông Nô 2, cho biết hiện tại xã Hoà Tân có khoảng 6.000 cây dừa sáp, trong đó có gần 700 cây cho trái. Người dân trồng dừa sáp, cứ tính bình quân từ 2 tới 3 cây thu hoạch trên 1 triệu đồng/đợt. Mà dừa sáp có trái quanh năm. Đời sống của người trồng dừa dần ổn định. Trong tương lai, huyện Cầu Kè sẽ trồng đại trà dừa sáp trên mảnh đất Hòa Ân, tạo thành vùng chuyên canh cây công nghiệp có dầu, điểm tham quan du lịch sinh thái hấp dẫn.

Cách thụ phấn cho dừa sáp

Trước khi thụ phấn, phải lấy phấn đực trên cây sáp mo bung 2-3 ngày. Đây là lúc phấn đực già, đủ mạnh, bông cái sẽ thụ phấn mạnh hơn. Phấn đực (tuyệt đối không có phấn lạ) lấy về được nghiền vỡ, cho vào thùng kín, phơi ngoài trời trong bóng râm để có nhiệt độ đúng yêu cầu từ 37-40 độ C (có đặt nhiệt kế theo dõi). Phơi khoảng 2 ngày sẽ có mủ màu nâu, nghiền tiếp đến khi phấn bung màu vàng hột gà thì rây lấy bột mịn. Lấy một phần bột này đem thử tỷ lệ nảy mầm, nếu thấp thì bỏ tất cả; còn mạnh thì trộn với bột phấn theo tỷ lệ nhất định, cho vào dụng cụ phun tự chế gắn dài theo thân cây tầm vông khô. Dụng cụ phun gồm một cây tầm vông khô dài khoảng 5-6 thước. Một ống nhựa trong dài cũng chừng ấy thước. Một ống cao su giống trái bầu. Một bộ phận đựng phấn đực và cho phấn đực lan toả khắp xung quanh bông cái mới nở khi bóp quả bầu. Phun suốt từ 6 tới 8 ngày thì kết thúc, tùy số bông cái trên buồng. Khi bông cái thụ phấn xong, cuống chuyển sang màu nâu.

Một số điều cần lưu ý khi trồng dừa xiêm

Tuyển chọn giống: Chọn những trái trong vườn trồng thuần dừa xiêm. Nên ưu tiên chọn các trái giữa buồng đến cuối buồng, nên bỏ những trái ở đầu buồng vì về sau cây sẽ cho những buồng có cổ bông dài, dễ bị gãy cổ.

Trong vườn ươm, chọn cây con có nhiều lá, cuống lá ngắn, rộng vì phiến lá rộng thường là những cây cho sản lượng cao.

Khi trồng xen, các cây khác nên cách gốc dừa ít nhất 2m.

Không nên vô cớ đốn tỉa các tàu lá non làm giảm sức tăng trưởng của cây. Đối với những cây dừa đang cho trái, nếu tàu lá bị mất đi trước khi hoa tự nở sẽ làm cho hoa ở nách lá đó bị hư, hoặc nếu buồng trái phát triển sau này dễ bị gãy cổ.

Hướng dẫn bạn trồng dừa sáp

Tưới nước đầy đủ trong giai đoạn cây con và mương vườn cần có hệ thống thoát nước tốt. Thường xuyên xới xáo vườn dừa vào đầu mùa mưa để cắt bỏ phần rễ chết, tạo sự thoáng khí cho đất, cho rễ mới mọc ra.

Làm sạch cỏ tranh vì thân ngầm của nó khi gặp điều kiện ẩm sẽ tái sinh trưởng và có thể đâm thủng qua các rễ dừa, các chất độc do cỏ tiết ra có thể làm chết rễ dừa.

Hàng năm, nên vét mương, bồi bùn để cung cấp thêm đất cho bộ rễ và dưỡng chất cho cây, tạo điều kiện cho vườn dừa thoát nước dễ dàng, tránh ngập úng. Tuy nhiên, không nên bồi bùn quá dày vì có thể làm ngộp và nóng rễ cây, gây hiện tượng rụng trái non, cũng không nên chỉ bồi phủ chung quanh gốc dừa vì rễ non sẽ không hút được chất dinh dưỡng, đồng thời còn làm bộ rễ có khuynh hướng ăn trồi lên trên (mau trồi gốc).

Bón phân hợp lý là một biện pháp kỹ thuật tích cực và quan trọng để thâm canh vườn dừa cao sản. Điều cần lưu ý là nếu để cây dừa thiếu hụt dinh dưỡng trong một thời gian dài rồi mới bù đắp cho nó thì không thể nào phục hồi được năng suất như mong muốn.

Trên dừa xiêm cần chú ý hai đối tượng gây hại quan trọng là sâu đuông và bọ cánh cứng hại dừa (dừa xiêm rất mẫn cảm đối với các côn trùng này).

+ Đuông dừa: Đuông là côn trùng gây hại nguy hiểm nhất, bởi vì rất khó phát hiện. Đuông trưởng thành đẻ trứng trên thân dừa bị thương tích và trên những vết nứt của thân, phá hại chủ yếu giai đoạn sâu non. Ấu trùng khoét những lổ nhỏ trên thân hoặc trên ngọn cây. Khi ấu trùng bắt đầu tấn công và ăn đọt dừa, những lá non héo và ngã xuống, báo hiệu cây dừa sắp chết. Biện pháp phòng ngừa sự phá hại của kiến vương cũng là phòng ngừa sâu đuông, vì sâu đuông là côn trùng xâm nhập thứ cấp (đẻ trứng trên vết đục của kiến vương). Thường xuyên kiểm tra và chăm sóc vườn dừa để kịp thời phát hiện sâu đuông, dùng bông gòn tẩm các loại thuốc hóa học như Basudin 50ND, Pyrinex 20 EC, Actara 25WG… nhét vào các lổ xâm nhập của sâu đuông, sau đó dùng đất sét trám bít lổ lại.

+ Bọ cánh cứng hại dừa (bọ dừa ): phá hại ở cả giai đoạn sâu non và trưởng thành. Bọ dừa tấn công bề mặt của lá non chưa mở. Chúng ăn lớp biểu bì, làm lá bị héo khô, mất khả năng quang hợp. Hiện nay, việc thả ong ký sinh để diệt bọ cánh cứng hại dừa là biện pháp sinh học được ứng dụng phổ biến, đạt hiệu quả cao, ít tốn kém và đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường.

=> Xem thêm: Trồng môn sáp theo kỹ thuật mới

Câu Hỏi Thường Gặp

Tại sao nên bón Borax cho dừa?

Cây dừa trồng trên đất nhiễm phèn thường xuất hiện triệu chứng thiếu chất Boron (Bo) làm giảm năng suất. Khi thiếu Bo, dừa có triệu chứng lá mềm rũ, các lá chét dính lại với nhau, cây thưa trái. Qua thực nghiệm có thể khắc phục bằng bón Borax (hàn the), liều lượng 10 g/cây/năm. Sau khi bón Borax vài tháng, cây sẽ phục hồi tốt: Lá vươn thẳng, lá chét trên các tàu dừa mới nở không còn dính nhau, các buồng non đậu được nhiều trái hơn trước.

Cách thụ phấn cho dừa sáp như thế nào?

Cũng giống như thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò, heo và cá, thụ phấn cho dừa sáp chắc chắn sẽ đạt kết quả tốt. Công việc này mới thực nghiệm, phải đợi đến 10–11 tháng sau mới biết kết quả (tính từ ngày 26-6-2007). Nhưng chắc chắn hiệu quả từ việc thụ phấn cho dừa sáp này sẽ đem đến kết quả cao. Thấy các anh làm việc chăm chỉ, cẩn thận, có máy móc phụ trợ, bà con mới dần tin.

Print Friendly, PDF & Email

Từ khóa » Chăm Sóc Dua Sap