Bí Quyết Trồng ớt đảm Bảo ...cay
Nếu được hỏi loại quả gì biểu tượng cho vị cay, cả thế giới chắc chắn sẽ có chung một câu trả lời: quả ớt. Xuất hiện ở Nam Mỹ khoảng hơn 7500 năm trước, ngày nay ớt được trồng và sử dụng khắp nơi trên hành tinh này. Ớt không chỉ là một loại gia vị, nó còn là một loại rau và thuốc rất được yêu thích. Ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam, ớt trở thành một thứ không thể thiếu trong nền văn hóa ẩm thực. Việc ăn ớt cay cho phép cơ thể bạn trải nghiệm những cảm giác mạo hiểm, phiêu lưu mà lại không hề tổn hại đến sức khỏe nếu sử dụng đúng mức.
Ớt không thể thiếu được trong hầu hết các nền ẩm thực trên thế giới.
Nếu bạn có ý định trồng loại cây gia vị nào đó tại nhà, hãy dành sự ưu tiên nhất cho cây ớt. Đơn giản bởi ngoài việc nó được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn thì bản thân cây ớt cũng tương đối dễ trồng hơn các loại cây gia vị khác. Tuy nhiên để việc trồng ớt thật sự mang đến kết quả tốt: cây ra nhiều trái, trái lớn, có vị cay như mong muốn thì phải học hỏi nhiều về cách trồng. Đẹp Online sẽ cung cấp cho bạn những bí quyết cần thiết nhất để tự tạo ra biểu tượng của vị cay ngay tại nhà mình.
Chọn giống – chỉ thiên hay chỉ địa?
Ớt có 2 nhóm chính là nhóm ớt chỉ thiên (trái hướng lên trời) và nhóm ớt chỉ địa (trái hướng xuống đất). Nhóm ớt chỉ thiên hay được dùng trong bữa ăn gia đình, có trái nhỏ, trồng nhiều trong mùa mưa và ít bị sâu bệnh. Ớt chỉ thiên thường có vị cay thơm, tuy trái nhỏ nhưng độ cay từ trung bình cho đến cao, có loại cay “xé lưỡi”. Còn nhóm ớt chỉ địa trái thường to, hay dùng trong các quán ăn, nhà hàng. Ớt chỉ địa có độ cay từ thấp đến trung bình nên thích hợp để xắt lát ăn tươi, bằm nhỏ hay xay ra để làm tương ớt. Nhóm ớt này dễ bị sâu hại tấn công và cũng dễ bị thối trái hơn khi thời tiết vào mùa mưa.
Ớt chỉ thiên (trái) và ớt chỉ địa (phải).
Vì mỗi nhóm ớt có rất nhiều loại khác nhau nên tùy theo nhu cầu của mình hãy chọn một loại phù hợp nhất. Ai đó là người kỹ tính hoặc thích trồng giống ớt lạ thì có thể mua hạt giống tại các cửa hàng hoặc các cơ sở bán giống cây trồng, quan trọng là phải chọn loại tốt, không có mầm bệnh.. Còn đơn giản nhất là bạn ra chợ hoặc siêu thị mua ớt rồi tự lấy hạt từ nó và bắt tay vào công cuộc ươm mầm. Hãy kiểm tra lại, hạt nào bị vỡ – gãy hay biến dạng thì hãy loại bỏ. Hạt mầm nếu có đốm đen thì có 50% khả năng là đang mang mầm bệnh.
Gieo mầm
Sau khi đã chọn được mầm cây thích hợp, chúng ta có thể bắt đầu việc gieo mầm. Cây nảy mầm tốt hay không phụ thuộc vào 4 yếu tố chính: đất trồng, nhiệt độ, độ ẩm và dưỡng khí.
– Trước khi gieo nên xử lý hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (nhiệt độ khoảng tren 50°C) trong vòng 30 phút, sau đó phơi khô dưới ánh mặt trời.
Những thứ cần chuẩn bị để gieo mầm giống ớt.
– Dù bạn gieo mầm trong bất cứ thứ gì cũng phải đảm bảo rằng phải được thoát nước tốt. Đất trước khi trồng ớt phải cày xới cho tơi. Gieo hạt trên bề mặt đất và phủ lên bên trên nó một lớp chất khoáng hoặc phân bón mỏng khoảng chừng từ 2 – 4 mm. Gieo mầm quá sâu sẽ khiến chúng không hấp thu được năng lượng từ ánh sáng mặt trời và khó nảy mầm.
– Giai đoạn này cần tưới một chút nước lên bề mặt đất để tạo độ ẩm, chú ý không tưới quá nhiều sẽ gây úng.
Khoảng từ 5 ngày đến khoảng 2 tuần cây sẽ nảy mầm, tùy vào giống cây của bạn. Lúc này mầm cây rất nhạy cảm nên đừng tác động tới chúng là hơn. Đây cũng là thời điểm cây cần tới ánh sáng đầy đủ, hãy đảm bảo chúng được “hẹn hò” với ánh nắng mặt trời thường xuyên hơn nhé. Trồng cây “nhi đồng”
Khi hạt mọc lên đôi lá đầu tiên, đó chính là đôi lá mầm, hãy kiên nhẫn chờ đợi cho tới khi chúng ra tới đôi lá thứ 2, đây mới là đôi lá thật. Giờ thì chúng đã sẵn sàng để được chuyển tới trồng trong một chậu cây “tử tế” để có thể phát triển một cách tốt nhất. Chậu càng lớn thì cây càng có tiềm năng phát triển hơn, nhưng nhớ ở dưới đáy chắc chắn phải có lỗ để thoát nước. Nên trồng vào lúc chiều mát, tạm thời chưa đưa cây ra chỗ có nắng quá gắt.
Dựng cột giúp cây trụ vững trong lúc còn non.
Tỉa phần ngọn để cây phát triển nhánh mới.
Thời gian cứ lặng lẽ trôi, cây cũng cứ lặng lẽ lớn lên, cho đến khi cây “nhi đồng” cao đến khoảng 20cm thì chính là lúc chúng cần “dựa dẫm”. Hãy buộc cây vào một que dài đặt trong chậu để hỗ trợ chúng có thể đứng thẳng. Thời điểm cây cao khoảng 30cm hãy bắt đầu “công cuộc” tỉa nhánh, ngắt phần ngọn cây. Việc này góp phần giúp cho cây phát triển thêm nhiều nhánh mới.
“Bồi bổ” cho cây
Nếu như con người có thể bồi bổ bằng các thực phẩm dinh dưỡng thì hầu như cây nào cũng thích được bồi bổ bằng phân bón. Muốn cây phát triển thật tốt, thật hoàn hảo thì chắc chắn bạn không thể không để tâm tới chuyện này.
Sau khi trồng 10 ngày có thể tiến hành bón thúc cho cây “nhi đồng”. Tùy vào quá trình phát triển và lượng phân bón mà chế độ bón khác nhau. Thường những nông dân trồng cây ớt chuyên nghiệp và với số lượng lớn thì hay dùng kết hợp phân urê, kali, phân NPK, Calcium nitra… Trong điều kiện trồng ở nhà không thể như vậy nên có thể chỉ cần dùng phân có hỗn hợp NPK gồm đạm, lân, kali có bán sẵn ở các cửa hàng. Phải lưu ý rằng nếu cây có quá nhiều đạm thì sẽ ra toàn lá – ít quả, hoặc thậm chí là còn không có quả. Còn nếu không đủ đạm thì cây có thể bị tàn úa. Chính vì vậy nên nếu bạn trồng ớt mà thấy thu hoạch bội thu… lá mà không thấy quả đâu thì có nhiều khả năng do bị “bội thực” chất đạm. Thời điểm bông hoa đầu tiên xuất hiện, hãy bón bổ sung cho cây một ít phân kali.
Chăm bón cho cây thật chu đáo để không… hụt hẫng khi kết quả nhận được không như mong muốn.
Ra hoa – kết trái
Ngày cây ra hoa cũng giống như lúc một cô gái bước sang tuổi xuân thì vậy, biết khoe hương và khoe sắc. Hoa ớt thường hầu hết là có màu trắng, tùy theo chủng loại cây. Xét về “nhan sắc” thì hoa ớt không có gì đặc biệt, rất mộc mạc và nhỏ xinh, nếu có khen thì chắc nên dùng hai chữ “dễ thương” là hợp.
Thời điểm cây ra hoa rất quan trọng, là lúc quyết định đến việc cây sẽ mọc quả thế nào. Hãy giúp cây có được sự thụ phấn tốt bằng cách dùng ngón tay trực tiếp quệt nhẹ lấy phấn và đưa vào nhị hoa. Hoặc đơn giản hơn có thể rung nhẹ cây trong khoảng 10 giây để phấn hoa tự rơi vào nơi cần đến.
Cây ớt ra hoa.
Hoa rụng để quả có cơ hội phát triển.
Sau khi được thụ phấn, nếu không gặp bất cứ tai nạn nào (cháy nắng, ngập úng, sâu bệnh…) thì một thời gian sau chắc chắn cây ớt sẽ ra quả. Lúc này các cánh hoa sẽ dần rơi rụng, và phần giữa sẽ phình lên. Tùy thuộc vào giống cây ớt bạn trồng mà quả sẽ mọc nhanh hay chậm, và tốc độ chuyển từ xanh đến chín sẽ khác nhau. Hầu hết các loại ớt đến khi quả đỏ rực chính là lúc thích hợp nhất để thu hoạch.
Các bệnh thường gặp
Giống như bất cứ loại cây nào, cây ớt cũng có nhiều nguy cơ mắc phải sâu bệnh:
– Bệnh héo cây con thường gặp khi cây trồng khoảng 1 tháng tuổi, có thể dùng Validacin, Anvil, Ridomil; Copper -B… để giúp cây “qua cơn nguy biến”.
– Bệnh do vi khuẩn hoặc nấm có thể gây loét quả, đốm lá, thối mềm, bạc lá, mốc trắng… sử dụng thuốc diệt nấm thích hợp để trị.
– Bệnh thán thư: Có thể sử dụng một số loại thuốc: Copper B, Mancozeb, Antracol, Ridomil.
Cây ớt phát triển khỏe mạnh sẽ đem đến thành quả là những trái ớt ngon và cay xè lưỡi.
– Nếu cây ớt gặp phải sâu, rầy… hãy dùng các thuốc trị phổ biến như Actara, Ba Đăng, Rholam, Karate, Masal, Confidor. Với bọ trĩ, bọ phấn trắng, có thể tiêu diệt bằng Confidor, Admire.
– Sâu ăn tạp gây hại trên lá và cây con, trực tiếp ngắt bỏ tổ trứng, tổ sâu non. Nếu thấy chưa hết hoặc khó bắt quá có thể dùng Sumicidin, Cymbus, Decis…
Dù dùng bất cứ loại thuốc nào cũng phải chú ý tới việc đọc hướng dẫn sử dụng.
Bài: Darking Ảnh: Chilli Grown & Plant T
Xem tiếp: Lan Huệ – tình yêu nhú lên từ… củ
Bạn muốn chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc vườn tược, sắp xếp nhà cửa của mình? Hãy gửi tới chuyên mục Nhà/Vườn của Đẹp Online qua địa chỉ email: nhavuon@dep.com.vn
Từ khóa » Bón Gì Cho Cây ớt
-
Hưỡng Dẫn Trồng Và Bón Phân Cho Cây ớt - Tiến Nông
-
Quy Trình Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây ớt
-
KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY ỚT CAY - Nông Dược HAI
-
Học Cách Chăm Bón Cho Cây ớt Bằng Phân NPK Văn Điển
-
Kỹ Thuật Bón Phân Cho ớt Sau Khi Trồng
-
Trồng Ớt Và Cách Bón Phân Cho Ra Nhiều Trái Và Cay . - YouTube
-
Phương Pháp Bón Phân Cho Cây ớt - YouTube
-
Chia Sẻ Cách Bón Phân Cho Cây ớt Từ Lúc Xuống Giống đến Lúc Thu ...
-
Phân Bón Hiệu Quả Nhất Cho Cây ớt - Báo Nông Nghiệp Việt Nam
-
Trồng ớt đừng Chỉ đổ Nước Lã, Thêm Một Nắm Này Vào ớt Sai Trĩu Và ...
-
TOP 5 Loại Phân Bón Hữu Cơ Cho Cây ớt Bà Con Nên Biết Cập Nhật 2021
-
Bón Phân Gì Cho Cây ớt để Bội Thu “quả đẹp Và Thật Cay”? - Dolatrees
-
Bón Phân Gì Cho Cây ớt để Bội Thu “quả đẹp Và Thật Cay”? - Sharescript