Bị Sốt Sau Khi Tiêm Vaccine COVID-19 Dùng Thuốc Gì?

‏Tiêm vaccine phòng COVID-19 là giải pháp cơ bản để ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch COVID-19 dù không phải là lá chắn tuyệt đối; Bên cạnh hiệu quả miễn dịch, tiêm vaccine phòng COVID-19 còn là biện pháp giúp hạn chế tình trạng chuyển biến nặng, nguy cơ tử vong nếu không may mắc bệnh do đó việc tiêm vaccine càng sớm càng tốt không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của mỗi người trước đại dịch.

Sau tiêm vaccine phòng COVID-19 dùng thuốc hạ sốt sao cho đúng? - Ảnh 1.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai trên 13 tuần

  • Áp dụng các toa thuốc trị COVID-19 trên mạng - Lợi bất cập hại

  • Tiếp tục phát triển thuốc trị COVID-19 từ các loại thuốc hiện có

  • Thử nghiệm lâm sàng thuốc trị COVID-19 thể nặng

‏Dùng hạ sốt khi nào?

Theo các số liệu được ghi nhận đến nay, tùy theo mỗi cá thể khác nhau mà phản ứng của cơ thể đối với việc tiêm vaccine phòng COVID-19 có thể khác nhau từ hiệu quả sinh miễn dịch cho đến các triệu chứng sau tiêm.‏

‏Một số triệu chứng thông thường sau tiêm vắc xin COVID-19 có thể gặp như sốt, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau, ngứa, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn... đa phần sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn sau khoảng vài ngày, không để lại di chứng.‏

‏Các chuyên gia khuyến cáo, trong trường hợp xuất hiện các biểu hiện như sốt trên 38.5 độ C, đau đầu, nhức mỏi cơ toàn thân hoặc tại chỗ tiêm có dấu hiệu sưng đỏ, cánh tay được tiêm vắc xin bị đau nhức thì có thể sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt.

Sau tiêm vaccine phòng COVID-19 dùng thuốc hạ sốt sao cho đúng? - Ảnh 2.

Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt phổ biến trên thị trường

  • Đối tượng nào được dùng thuốc Remdesivir chữa COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế?

  • Thuốc remdesivir không phải "thần dược" cho mọi trường hợp mắc COVID-19

  • Thuốc chống đông máu chỉ dùng tại nhà cho F0 khi cấp thiết

  • Người bệnh dùng thuốc chống đông máu cần chú ý gì khi tiêm vaccine phòng COVID-19?

‏Theo đó người dân có thể sử dụng các thuốc có chứa hoạt chất acetaminophen (thường được biết đến với tên gọi là paracetamol) ở liều 500mg x 3 lần uống/ngày và việc sử dụng thuốc này phần lớn là an toàn ngay cả với trường hợp phụ nữ mang thai tuy nhiên người suy chức năng gan và thận nặng cần được tư vấn của bác sĩ.‏

‏PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức (nguyên giảng viên Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh) lưu ý, paracetamol không phải hoàn toàn vô hại, dùng quá liều có thể hại gan trong thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bị ngộ độc paracetamol phải nhập viện và có không ích trường hợp nguy kịch.‏

‏PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức cho biết, bên cạnh paracetamol, aspirin cũng là một loại thuốc giảm đau hạ nhiệt tốt nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt gây tổn hại niêm mạc dạ dày - tá tràng và tăng nguy cơ xuất huyết; phụ nữ có thai và trẻ em cũng không nên dùng aspirin.‏

‏Các chuyên gia khuyến cáo, bên cạnh việc dùng thuốc hạ sốt, khi nhiệt độ cơ thể tăng, mọi người nên uống nhiều nước, các sản phẩm bù điện giải như oresol, cởi bớt quần áo, chườm mát, đồng thời nếu cơ thể có phản ứng bất thường, cần thông báo cho bác sĩ và đến cơ sở y tế để kịp thời xử lý.

Mời độc giả xem thêm video:‏

607 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị ICU & ECMO, TP Hồ Chí Minh tiếp tục giãn cách xã hội

Từ khóa » Tiêm Vaccine Bị ớn Lạnh Uống Thuốc Gì