Chiến Dịch Tiêm Chủng Vắc Xin Phòng Chống Covid-19

Sau tiêm vaccine phòng COVID-19: Thuốc gì được dùng, thuốc gì tuyệt đối tránh Ngày đăng 19/08/2021 | 22:27 | Lượt xem: 28244

Không phải tất cả các thuốc giảm đau hạ sốt có trên thị trường đều phù hợp để sử dụng khi gặp phải tình trạng nóng sốt, đau mỏi cơ sau tiêm vaccine phòng COVID-19.

TIN LIÊN QUAN

Tiêm vaccine phòng COVID-19 được xem là một trong những giải pháp cơ bản để phòng chống, ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch COVID-19. Tại nước ta việc tiêm vaccine phòng COVID-19 đã và đang được triển khai trên nhiều địa phương với nhiều loại vaccine được đưa vào sử dụng.

Sau quá trình tiêm chủng, thường sẽ xuất hiện một số phản ứng từ nhẹ đến nặng. Điều này thường khiến không ít người dân băn khoăn. Một số phản ứng thường gặp như: Sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, đau ở vết tiêm… Để làm giảm các phản ứng thường gặp kể trên, người được tiêm thường sử dụng các loại thuốc khác nhau, có trường hợp là được khuyến cáo, tư vấn bởi các chuyên gia, nhưng cũng có nhiều trường hợp nghe theo các lời khuyên chưa được kiểm chứng và tiềm ẩn nhiều nguy hại.

Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về những lưu ý dùng thuốc sau tiêm vaccine phòng COVID-19, Báo Sức khỏe & Đời sống đã có cuộc trao đổi với ThS BS. Nguyễn Hiền Minh - Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM xung quanh vấn đề này.

Ths.BS Nguyễn Hiền Minh tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân

Phóng viên: Thưa bác sĩ, nóng sốt, đau chỗ tiêm, nhức mỏi cơ toàn thân… là phản ứng thường gặp sau tiêm vaccine phòng COVID-19. Nhiều người đã mua các loại thuốc giảm đau, hạ sốt trên thị trường từ nhiều thương hiệu, dạng bào chế, hàm lượng khác nhau để sử dụng. Xin bác sĩ chia sẻ về việc này?

ThS BS. Nguyễn Hiền Minh: Sau tiêm vaccine COVID-19, người được tiêm chủng có thể có những triệu chứng thường gặp như: Sốt trên 38.5 độ C, đau đầu, nhức mỏi cơ toàn thân hoặc tại chỗ tiêm có dấu hiệu sưng đỏ, cánh tay được tiêm vaccine bị đau nhức thì có thể sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt.

Cụ thể, có thể dùng acetaminophen 500mg x 3 lần (uống) /ngày hay còn được biết đến với tên gọi thông thường là paracetamol với nhiều tên thương mại khác nhau và nhiều dạng bào chế từ viên nén, viên sủi, thuốc bột.

Phần lớn việc sử dụng acetaminophen để giảm các triệu chứng khó chịu thông thường như trên sau tiêm vaccine COVID-19 là an toàn với cả phụ nữ đang cho con bú hoặc đang mang thai; người có suy chức năng gan và thận nặng cần được tư vấn của bác sĩ khi sử dụng loại thuốc này.

Trường hợp người được tiêm chủng không giảm sưng đau tại chỗ tiêm và nhức mỏi người sau 2-3 ngày dùng thuốc acetaminophen hoặc những người từng có tiền sử phản ứng quá mẫn với acetaminophen hoặc có bệnh lý thiếu hụt men Glucose-6- phosphat dehydrogenase (G6PD), có thể thay thế acetaminophen bằng ibuprofen.

Tuy nhiên, không nên sử dụng ibuprofen sau tiêm vaccine COVID-19 ở những người được tiêm chủng là phụ nữ đang mang thai; người đang điều trị các bệnh lý tim mạch mạn tính, rối loạn đông cầm máu, loét dạ dày tá tràng, cần được tư vấn của bác sĩ khi uống ibuprofen.

Trong một số trường hợp có thể sử dụng Ibuprofen để thay thế paracetamol

Phóng viên: Ngoài các thuốc chứa hoạt chất acetaminophen hay iuprofen được dùng trong trường hợp nóng sốt, đau đầu, đau chỗ tiêm… kể trên thì đâu là những loại thuốc người dân có thể sử dụng cho một số phản ứng thường gặp khác sau tiêm vaccine thưa bác sĩ?

ThS BS. Nguyễn Hiền Minh: Một số người có triệu chứng dị ứng ở da như: Ngứa, nổi mẩn, phát ban sau tiêm vaccine COVID-19, sau khi loại trừ các dấu hiệu nghi ngờ phản ứng phản vệ nặng, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc uống nhóm kháng histamin. Người được tiêm chủng cần tiếp tục tự theo dõi sức khỏe để báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất nếu có các triệu chứng trở nặng khác kèm theo.

Ngoài ra, để giảm các triệu chứng mệt mỏi, uể oải, chán ăn sau tiêm vaccine, bạn có thể uống bổ sung thêm các viên sủi chứa vitamin và điện giải uống 1 viên mỗi ngày sau ăn sáng hoặc sau ăn trưa.

Phóng viên: Xin bác sĩ chia sẻ thêm một số lưu ý đối với việc dùng thuốc của người dân sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19?

ThS BS. Nguyễn Hiền Minh: Sau khi tiêm phòng vaccine COVID-19 có thể gặp phải những phải ứng thông thường sau tiêm như sưng đau tại vị trí tiêm. Tuy nhiên, người dân cần lưu ý tuyệt đối không dùng các loại thuốc đắp từ thảo dược, lá cây hay thuốc mỡ không rõ loại để bôi đắp lên chỗ sưng đau ở vị trí tiêm.

Đối với người được tiêm chủng vaccine COVID-19 đang dùng toa thuốc điều trị các bệnh lý mãn tính, không được tự ý ngừng thuốc hay thay đổi thuốc vì có thể làm thay đổi tình trạng ổn định của bệnh. Bác sĩ sẽ xem xét toa thuốc để điều chỉnh phù hợp cho từng người bệnh.

Không dùng thuốc hóa trị hay xạ trị, thuốc ức chế miễn dịch trong 14 ngày sau tiêm vaccine COVID-19 vì có thể làm giảm hiệu lực của vaccine. Đồng thời, các Uỷ ban về tiêm chủng trên thế giới và WHO cũng đang xem xét về việc khuyến cáo những nhóm người có tình trạng suy giảm miễn dịch có thể tiêm thêm mũi thứ 3 của vaccine COVID-19 để tăng cường hiệu lực bảo vệ.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 là biện pháp bảo vệ chủ động.

Đối với lịch tiêm của một số loại vaccine khác, nên giữ khoảng cách ít nhất 28 ngày giữa vaccine COVID-19 và các vaccine cần thiết khác. Vì hiện nay chưa có đầy đủ nghiên cứu về việc phối hợp vaccine COVID-19 và các vaccine khác, do vậy Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo: Nếu không thể thay đổi lịch tiêm thì nên tiêm vaccine ở một vị trí khác vị trí đã tiêm vaccine COVID-19 (cánh tay khác hoặc đùi).

https://suckhoedoisong.vn/tiem-vaccine-covid-19-thuoc-gi-duoc-dung-thuoc-gi-tuyet-doi-tranh-169210818162601831.htm

Bích Thủy (Nguồn: suckhoedoisong.vn)

Nguyễn Bích Thủy

Các tin khác
  • Khẩn trương tiếp nhận và tăng cường triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 phân bổ đợt 185-186
  • Tiêm vaccine COVID-19 xuyên Tết Quý Mão được hơn 30.000 liều
  • Hà Nội tiếp nhận và triển khai tiêm vắc xin AstraZeneca
  • Hà Nội tiếp tục triển khai tiêm vắc xin Covid-19 đợt 90 cho người dân
  • Tiếp tục bảo vệ và duy trì bền vững thành quả phòng, chống dịch Covid-19
  • Đẩy mạnh tiến độ tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trên địa bàn huyện Chương Mỹ

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 124 Lượt truy cập trong tuần: 36115 Lượt truy cập trong tháng: 36115 Lượt truy cập trong năm: 2909229 Tổng số lượt truy cập: 46976617 Về đầu trang

Từ khóa » Tiêm Vaccine Bị ớn Lạnh Uống Thuốc Gì