Bị Sưng Mắt Dưới Do Đâu? Cách Khắc Phục Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Sưng mắt dưới là gì?
Sưng mắt dưới là tình trạng mí mắt phía dưới bị sưng phù do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Cơ chế chủ yếu của hiện tượng này là do sự tích tụ của dịch ở bên trong nội mô liên kết hoặc do phía dưới của mắt đang gặp phải tình trạng viêm nhiễm. Tùy thuộc vào tình trạng sưng đau ở mắt dưới nhiều hay ít mới có thể đoán định được mức độ ảnh hưởng của nó đến cuộc sống người bệnh.
Sưng mí mắt dưới có thể xuất hiện thêm một số biểu hiện đi kèm như: Ngứa ngáy, nóng rát, ở nhiều người tầm nhìn còn bị cản trở. Ở giai đoạn nặng có thể khiến người bệnh không mở được hết mắt. Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng mắt dưới mà khi thăm khám bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.
Bị sưng mắt dưới là do đâu?
Các chuyên gia nhãn khoa đã nhận định có rất nhiều yếu tố gây ra tình trạng sưng mắt dưới. Đôi mắt chúng ta vốn là bộ phận nhạy cảm nhất cơ thể, chỉ một tác động nhỏ cũng có thể gây ra thương tổn. Các chuyên gia nhãn khoa đã nhận định có rất nhiều yếu tố gây ra tình trạng sưng mắt dưới. Và hầu hết trong các nguyên nhân phổ biến khiến mắt dưới bị sưng đều không quá nguy hiểm.
Tuy nhiên, một số nguyên nhân thường gặp khiến người lớn hay cả trẻ em bị sưng mí mắt dưới có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Sau đây sẽ là 2 nhóm nguyên nhân thường gặp khiến mắt dưới bị sưng phù:
Nhóm nguyên nhân thông thường, ít nguy hiểm
Một số nguyên nhân không đáng ngại có thể khiến bạn bị sưng mắt dưới, đôi khi đi kèm với đau nhức như:
-
- Dị ứng mắt: Vì một dị nguyên nào đó có hại vô tình bay vào mắt gây ra tình trạng kích ứng khiến mắt dưới bị sưng đi kèm với một số biểu hiện đặc trưng khác như: Ngứa, đỏ mắt, chảy nước mắt không kiểm soát... Một số thủ phạm gây ra tình trạng này ở mắt có thể kể tên như: Phấn hoa, lông thú cưng, mỹ phẩm, thức ăn...
- Khóc nhiều: Khi cảm xúc dồn nén không thể kiềm chế sẽ khiến chúng ta khóc thật nhiều. Lúc này máu trong cơ thể có thể tăng cường đi tới vùng mô xung quanh mắt. Nếu bạn khóc quá nhiều sẽ khiến cho mao mạch quanh mắt bị vỡ, gây ra tình trạng sưng mắt dưới, cùng với đó là mỏi mắt, nhức mắt, đỏ mắt.
- Bạn đang bị kiệt sức: làm việc trong thời gian dài không nghỉ ngơi có thể khiến bạn bị kiệt sức hoặc cơ thể luôn ở trong trạng thái mỏi mệt sẽ khiến các mô xung quanh mắt bị giữ nước. Sau một thời gian sẽ khiến cho vùng dưới mắt bị sưng to.
- Mất ngủ: Một giấc ngủ không đạt chất lượng vào ban đêm có thể khiến mắt dưới bị sưng vào sáng hôm sau. Tình trạng này sẽ diễn biến nhiều hơn nếu mất ngủ kéo dài đi kèm với những biểu hiện stress, lo âu...
Nhóm nguyên nhân do bệnh lý gây ra
Cùng với một số nguyên nhân thông thường không đáng ngại, dễ nhận biết, tình trạng sưng mắt dưới có thể sẽ là dấu hiệu cảnh báo về một bệnh lý nào đó ở mắt. Một số bệnh phổ biến có thể kể đến như:
- Chắp: Mắt lên chắp thường do sưng ở dạng u hạt mãn tính tuyến Meibomius ở mắt. Cùng với việc gây ra các nốt đỏ ở bên dưới mi mắt và rất rắn như hạt đậu, lên chắp ở mắt còn khiến cho phía bên trong của mi bị sưng đau.Bệnh có thể bị tái lại nhiều lần và dễ lây lan nếu không có phương pháp điều trị thích hợp. Chắp mắt có thể bị ở cả mí trên gây ra tình trạng sưng mí mắt trên và đau.
- Lẹo: Đây là tình trạng nhiễm trùng ở tuyến chân lông mi dưới mắt, có thể gây viêm cấp tính. Lẹo mắt có thể còn xuất hiện ở bên trong của mí do nhiễm trùng ở tuyến dầu. Ban đầu xuất hiện, lẹo dưới mắt chỉ sưng nhẹ, hơi đỏ và ngứa, dần hiện cục rắn như hạt gạo, mưng mủ và sẽ bị vỡ sau 3 - 4 ngày.
- Rối loạn nội tiết: Tình trạng này là nguyên nhân chính kích thích tuyến giáp hoạt động quá mức. Từ đó sản sinh ra các chất chống nhiễm trùng ở mắt. Những kháng thể này có thể là nguyên nhân khiến mắt dưới bị sưng.
- Bệnh viêm mí mắt: Bệnh lý này gây ra bởi vi khuẩn tấn công ở trong và xung quanh mắt khiến mí mắt dưới bị nhờn, kết vảy kèm theo tình trạng sưng và đau.
- Viêm kết mạc: Bị sưng mí mắt dưới có thể xảy ra khi bạn bị bệnh viêm kết mạc với tên gọi dân gian là đau mắt đỏ. Bệnh này rất dễ lây nhiễm qua đường hô hấp, tuy không quá nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh với 1 số biểu hiện đi kèm sưng dưới mắt như: Mắt đỏ, đổ ghèn nhiều...
- Viêm mô tế bào hốc mắt: Bệnh lý này gây ra tình trạng viêm sâu mô mí mắt khiến người bệnh bị sưng ở bên dưới mí mắt và có thể đi kèm với tình trạng đau nhức dữ dội.
- Virus herpes gây bệnh ở mắt: Khi bị virus này xâm nhập, tấn công sẽ khiến cho vùng dưới mắt và cả xung quanh mắt xuất hiện nhiều mụn nhỏ li ti, đỏ và sưng vùng mí mắt dưới. Bệnh herpes này thường khiến nhiều người nhầm lẫn với đau mắt đỏ, tuy nhiên nếu để ý kỹ sẽ phát hiện ra sự khác biển. Trẻ em thường là đối tượng phổ biến gặp phải bệnh lý này khiến mắt dưới bị sưng.
Bị sưng mắt dưới cần làm gì?
Bị sưng mắt dưới trong đa phần các nguyên nhân gây bệnh thường không quá nguy hiểm, tình trạng này thông thường chỉ gây khó chịu cho người bệnh trong khoảng 1 vài ngày và tự mất đi. Bạn cần vệ sinh mắt thật sạch, có thể áp dụng chườm ấm để làm dịu tình trạng khó chịu cho mắt, nghỉ ngơi nhiều hơn để mắt không phải điều tiết nhiều.
Tuy nhiên bạn không được chủ quan, nếu sưng mắt dưới kéo dài không rõ nguyên nhân và không thuyên giảm cần đi thăm khám mắt càng sớm càng tốt. Vì lúc này nó có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm ở mắt.
Sưng mắt dưới nếu do bệnh lý gây ra mà không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể khiến mắt bạn bị thương tổn và ảnh hưởng nhiều đến thị lực, có thể gây mù lòa vĩnh viễn. Vì vậy, bạn nên đi thăm khám mắt ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường.
Các chuyên gia nhãn khoa trong quá trình thăm khám sẽ kiểm tra mắt, chỉ định người bệnh làm thêm một vài xét nghiệm để xác định tình trạng sưng mắt dưới do nguyên nhân nào gây ra. Căn cứ vào đó để đề ra phương án điều trị thích hợp đối với từng trường hợp bệnh.
Với những trường hợp sưng mắt dưới do dị ứng có thể được chỉ định sử dụng nhóm thuốc nhỏ mắt kháng histamin hay thuốc dị ứng dạng khác tùy vào tình trạng bệnh lý. Còn với những tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống.
Một số tình trạng nghiêm trọng hơn có thể được chỉ định tiêm thuốc kháng sinh thông qua đường tĩnh mạch hoặc có thể được bác sĩ cho dùng thuốc có thành phần chống viêm steroid để giúp giảm nhanh viêm nhiễm ở mắt. Các chỉ định điều trị hay dùng thuốc ở mắt đều phải được chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho mắt cũng như hạn chế tối đa tác dụng phụ không mong muốn.
Lưu ý khi bị sưng mắt dưới bạn cần biết
Bị sưng dưới mắt dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào bạn cũng cần phải ghi nhớ một số điều sau đây sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục cho mắt:
- Bảo vệ mắt khi ra ngoài: Mắt đang thương tổn càng dễ nhạy cảm, vì vậy khi ra ngoài bạn nên đeo kính râm và đội mũ rộng vành để hạn chế các tác nhân gây hại từ môi trường, bảo vệ an toàn cho mắt, không để xảy ra biến chứng nặng nề hơn.
- Không dụi mắt: Thói quen chạm tay vào mắt này rất nhiều người mắc phải, tưởng chừng như vô hại nhưng nó có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý ở mắt khiến tình trạng sưng dưới mắt trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy hãy tránh việc dụi mắt.
- Tránh trang điểm: Nên hạn chế tối đa việc trang điểm trong khoảng thời gian mắt dưới bị sưng để tránh gây kích ứng khiến tình trạng này càng tồi tệ hơn.
- Tránh ăn mặn: Việc ăn quá nhiều muối trong khoảng thời gian này có thể gây phù nề thêm ở mắt dưới.
- Uống đủ nước: Sử dụng đủ 2 lít nước mỗi ngày để duy trì cân bằng cho các hoạt động của cơ thể, giúp tình trạng sưng đau thuyên giảm.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ 7 - 8 tiếng ở giấc ngủ đêm để mắt nghỉ ngơi đủ, không phải điều tiết nhiều trong thời gian này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Nên tới ngay bệnh viện khám mắt khi phát hiện tình trạng sưng mắt dưới đi kèm với một số biểu hiện bất thường như: Đau nhức mắt nhiều, suy giảm thị lực... Để bác sĩ thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm ở mắt.
Tóm lại, bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng sưng mắt dưới do nguyên nhân nào gây ra cũng như phương pháp khắc phục phù hợp nhất. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Chia sẻ bài viết với người thân, bạn bè để cùng trang bị những kiến thức cần thiết trong cuộc sống nhé!
Bệnh viện Mắt Hà Nội 2Điều trị bằng khối óc - Chăm sóc từ trái tim
|
Thông tin tham khảo:
|
Từ khóa » Sưng Mắt Là Bị Gì
-
Sưng Mi Mắt, Một Số Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Sưng Mí Mắt, Bạn Có Nguy Cơ Mắc Một Trong Các Bệnh Sau
-
Mắt Bị Sưng Mí Trên: Nguyên Nhân Do đâu Và Cách điều Trị?
-
Bị Sưng Mí Mắt Là Bệnh Gì? Có Cần điều Trị Không? | Medlatec
-
Làm Gì Khi Bị Sưng Mí Mắt Trên Và đau? | Vinmec
-
Sưng Mi Mắt - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Các Nguyên Nhân Khiến Mắt Bị Sưng
-
Làm Sao để Giảm Tình Trạng Mắt Sưng Húp?
-
9 Nguyên Nhân Gây Sưng Mặt đột Ngột, Chớ Bỏ Qua!
-
Sưng Mí Mắt Là Bệnh Gì? Phải Làm Gì Khi Bị Sưng Mí Mắt?
-
Sưng Mí Mắt: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - Docosan
-
Tại Sao Bạn Bị Sưng Mắt? 14 Nguyên Nhân Phổ Biến
-
Uống Thuốc Bị Dị ứng Sưng Mắt Phải Làm Sao?
-
Mặt Bị Sưng Phù Là Do đâu? Biện Pháp Khắc Phục Hiệu Quả
-
[PDF] Viêm Kết Mạc - The Royal Children's Hospital
-
Bệnh đau Mắt đỏ Và Những điều Bạn Nên Biết
-
Viêm Bờ Mi Mắt: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Làm Gì Khi Bị Sưng Mi Mắt - Hikari Eye Care