Sưng Mí Mắt, Bạn Có Nguy Cơ Mắc Một Trong Các Bệnh Sau
Có thể bạn quan tâm
Sưng mí mắt đôi khi là do dị ứng thời tiết, do trang điểm hay ngủ quá nhiều. Tuy nhiên, sưng mí mắt cũng có thể là dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.
Dấu hiệu sưng mí mắt có thể báo hiệu bạn đang gặp một số vần đề về sức khỏe, mắc một trong các bệnh sau:
Viêm tế bào ổ mắt (orbital cellulitis)
Đây là một dạng nhiễm trùng sâu trong các mô của mí mắt. Nó có thể lan nhanh và thường gây đau đớn. Viêm tế bào ổ mắt đòi hỏi phải điều trị kháng sinh. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, có thể cần phải tiêm thuốc kháng sinh qua đường tĩnh mạch (IV).
Herpes mắt
Herpes mắt là bệnh nhiễm trùng do vi-rút herpes trong và xung quanh mắt. Mặc dù ai cũng có thể bị, nhưng bệnh phổ biến nhất ở trẻ em. Herpes mắt có thể trông giống đau mắt đỏ nhưng không phải lúc nào cũng gây ra những tổn thương rõ rệt.
Để chẩn đoán herpes, bác sĩ sẽ cần lấy bệnh phẩm ở mắt để nuôi cấy tìm virut. Mặc dù virus vẫn còn trong cơ thể và không có cách chữa khỏi, nhưng thuốc kháng vi-rút có thể kiểm soát các triệu chứng.
Xem thêm: Viêm giác mạc do vi rut herpes
Viêm bờ mi (Blepharitis)
Một số người có nhiều vi khuẩn trong và xung quanh mi mắt hơn những người khác. Những vi khuẩn này có thể gây ra một tình trạng gọi là viêm bờ mi.
Những người bị viêm bờ mi có thể có lông mi nhờn và có vảy giống như gàu xung quanh lông mi. Một số người bị viêm bờ mi dẫn đến mí mắt bị viêm và đau.
Viêm bờ mi là bệnh mạn tính không chữa khỏi được. Thay vào đó, nó có xu hướng diễn biến thành những đợt nặng rồi lại tự thuyên giảm. Chườm ấm, tẩy trang cẩn thận cho mắt, và kì cọ mi mắt có thể giúp ích. Bác sĩ nhãn khoa có thể kê đơn thuốc kháng sinh.
Đôi khi, viêm bờ mi dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn. Nếu một đợt viêm bờ mi nặng hơn so với những lần trước, hoặc nếu bị đau nhiều, hãy liên hệ với bác sĩ mắt.
Tắc ống lệ (Blocked tear duct)
Tắc ống lệ khiến nước mắt bị giữ lại, dẫn đến đau và đỏ trên mí mắt. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị tắc ống lệ. Các triệu chứng thường được cải thiện khi trẻ hơn 1 tuổi.
Trong hầu hết các trường hợp, tắc ống lệ không gây hại. Chườm nóng, massage có thể làm giảm sưng và giúp ống lệ thông suốt. Nếu mí mắt bị đau, kèm theo sốt thì bạn nên đi khám bác sỹ ngay.
Viêm kết mạc
Viêm kết mạc là viêm màng bao phủ tròng trắng của mắt và lớp sau mi mắt do nhiều nguyên nhân như nhiễm vi khuẩn, nhiễm virus, dị ứng, những phản ứng độc hại bỏng hóa chất ở mắt, ký sinh trùng, nấm… Lúc này, mắt người bệnh thường đỏ, đau, ngứa và sưng mắt.
Ngoài ra, các tình trạng như kiệt sức, khóc nhiều, trang điểm mắt quá nhiều, vệ sinh mắt kém, dị ứng các sản phẩm chăm sóc da… cũng có thể gây nên tình trạng sưng mí mắt.
Bẩm sinh
Trong một số trường hợp, mí mắt trên bị sưng nhưng không đau cũng có thể do bẩm sinh. Chính vì vậy, trong cuộc sống chúng ta có thể bắt gặp một số đứa trẻ bị sưng mí mắt trên và tình trạng này kéo dài cho đến tận khi bạn lớn.
Do lão hóa
Quá trình lão hóa, khiến da chùng, mỡ mí mắt xuất hiện nhiều cũng là nguyên nhân khiến mí mắt trên bị sưng. Trong trường hợp này bọng mỡ quá lớn sẽ che khuất nếp mí làm mí mắt bị sụp.
Kiệt sức
Đôi khi kiệt sức cũng chính là yếu tố khiến bạn bị đau, sưng mí mắt. Việc bạn làm việc quá kiệt sức hay mệt mỏi rất dễ làm tổn thương mi mắt nhất là vào buổi sáng. Nếu bạn bị đau, sưng mí mắt do kiệt sức thì đừng lo, hãy uống một ly nước ấm vào buổi sáng và khi ngủ điều chỉnh tư thế sẽ phần nào giảm bớt được tình trạng này đó.
Mụn rộp mắt
Đây là loại nhiễm trùng mụn rộp có thể xảy ra trong và xung quanh mắt. Tình trạng này phổ biến nhất là ở trẻ em. Mụn rộp mắt có thể trông giống như đau mắt đỏ nhưng không phải lúc nào cũng gây ra những tổn thương rõ rệt.
Bệnh Grave
Đây là một rối loạn nội tiết gây ra tình trạng tuyến giáp quá hoạt. Tình trạng này cũng có thể khiến tuyến giáp giải phóng các tế bào để chống lại nhiễm trùng trong mắt. Các kháng thể được giải phóng trong quá trình này có thể gây sưng và viêm trong mắt.
Viêm mô tế bào hốc mắt
Viêm mô tế bào hốc mắt là một nhiễm trùng sâu trong mô mi mắt. Nó có thể lan nhanh và thường rất đau. Ngay cả một vết xước nhỏ cũng có thể đưa vi khuẩn vào đủ để gây viêm mô tế bào hốc mắt.
Nếu mi mắt rất đau, đỏ, sưng thì bạn nên đi khám ngay.
Viêm mô tế bào là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng phải điều trị kháng sinh. Tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh, có thể phải dùng thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch.
Bệnh viện mắt Sài Gòn
Ths.Bs Đỗ Minh Lâm
Từ khóa » Sưng Mắt Là Bị Gì
-
Sưng Mi Mắt, Một Số Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Mắt Bị Sưng Mí Trên: Nguyên Nhân Do đâu Và Cách điều Trị?
-
Bị Sưng Mí Mắt Là Bệnh Gì? Có Cần điều Trị Không? | Medlatec
-
Làm Gì Khi Bị Sưng Mí Mắt Trên Và đau? | Vinmec
-
Sưng Mi Mắt - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Các Nguyên Nhân Khiến Mắt Bị Sưng
-
Làm Sao để Giảm Tình Trạng Mắt Sưng Húp?
-
9 Nguyên Nhân Gây Sưng Mặt đột Ngột, Chớ Bỏ Qua!
-
Sưng Mí Mắt Là Bệnh Gì? Phải Làm Gì Khi Bị Sưng Mí Mắt?
-
Sưng Mí Mắt: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - Docosan
-
Bị Sưng Mắt Dưới Do Đâu? Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Tại Sao Bạn Bị Sưng Mắt? 14 Nguyên Nhân Phổ Biến
-
Uống Thuốc Bị Dị ứng Sưng Mắt Phải Làm Sao?
-
Mặt Bị Sưng Phù Là Do đâu? Biện Pháp Khắc Phục Hiệu Quả
-
[PDF] Viêm Kết Mạc - The Royal Children's Hospital
-
Bệnh đau Mắt đỏ Và Những điều Bạn Nên Biết
-
Viêm Bờ Mi Mắt: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Làm Gì Khi Bị Sưng Mi Mắt - Hikari Eye Care