Bị Té, đụng đầu: Coi Chừng Tụ Máu Não - Bệnh Viện Nhân Dân 115
Có thể bạn quan tâm
- Bảo hiểm y tế
- Đào tạo
- Kiến thức y khoa
- Tư vấn bác sĩ
- Góc tri ân
- Tấm lòng vàng
- Danh mục
- Nhận tin từ bệnh viện
- Gửi Email
- Tìm kiếm
- Giới thiệu Giới thiệu
Giới thiệu tổng quan
Sơ đồ tổ chức
Lịch sử hình thành
Kết quả đánh giá chất lượng bệnh viện
Danh sách Khoa/Phòng
Danh sách bác sĩ theo các chuyên khoa
Danh mục kỹ thuật
- Tin tức & Hoạt động
- Dịch vụ khám bệnh Dịch vụ khám bệnh Quy trình khám bệnh
Khám bảo hiểm
Khám bình thường
Khám dịch vụ
Giới thiệu các dịch vụKhám V.I.P - Doanh nhân
Phòng Tâm lý Trị liệu
Khám bệnh trong giờ
Khám bệnh hẹn giờ
Khám sức khỏe tổng quát
Khám sức khỏe chuyên khoa
Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe cho công ty
Dịch vụ thẩm mỹ
Dịch vụ chủng ngừa
Quản lý chất lượng bệnh viện
Dịch vụ đặc biệtDịch vụ nuôi bệnh tại bệnh viện, tại nhà
Danh mục kỹ thuậtDanh mục phân tuyến kỹ thuật
- Chăm sóc khách hàng Chăm sóc khách hàng
Trả lời câu hỏi - Tư vấn sức khỏe:
(028) 38.683.496 - 1900 09.99.83Gửi câu hỏi
- Lịch khám
- Bảng giá Bảng giá
Bảng giá khám bệnh
Bảng giá phòng các loại
Bảng giá dịch vụ y tế
Bảng giá vật tư y tế
Giá thuốc
Bảng giá dịch vụ cận lâm sàng
- tuyển dụng
- thông báo
Kiến thức y khoa
In ấn 28/07/2016 16:17 Bị té, đụng đầu: Coi chừng tụ máu não Mới đây, bé Dư Tịnh H., 13 tuổi, ở Q.11, TPHCM được đưa vào Bệnh viện Nhân dân 115 cấp cứu trong tình trạng đau đầu, nói khó, tay yếu. Kết quả chụp MRI phát hiện có máu tụ dưới màng cứng phải mổ. Bác sĩ (BS) cho biết, vùng máu tụ này có thể xuất phát từ chấn thương vài tháng trước. Theo TS.BS Chu Tấn Sĩ - Trưởng khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Nhân dân 115, với những trường hợp máu tụ dưới màng cứng mãn tính, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, có thể dẫn đến liệt người, mất ngôn ngữ, mù mắt, sống thực vật và tử vong.Bỗng dưng quênAnh Dư Minh Đức - cha của bé H. kể: trước khi nhập viện, bé vẫn khỏe mạnh, chạy nhảy bình thường. Tuy nhiên, cách đó hai tuần, lúc trên đường đón con đi học về, bé H. nói: “Con muốn nói với ba cái này, mà con nói không được”. Tưởng con gái muốn tìm lời hay ý đẹp để diễn đạt nên anh Đức nói: “Thì con nghĩ sao nói vậy” nhưng bé ậm ờ nên anh Đức đùa “thôi, khó quá thì bỏ qua đi”. Những ngày sau đó, thấy con mỗi khi nói chuyện đều ngập ngừng rồi đưa hai tay lên trán ra chiều suy nghĩ, hoặc múa tay và nói từng tiếng một nên cả nhà lại tưởng bé bắt chước các cô gái điệu đà trong phim. Khi thấy bé đứng dậm chân và chảy nước mắt thì anh Đức mới nghĩ “hình như con không bình thường”. Anh đưa bảng cho con viết, bé ngồi đăm chiêu suy nghĩ và viết được mỗi từ “đừng” rồi khóc.Ngoài ra, trước đó bé cũng than nhức đầu, gia đình cứ nghĩ do bé thức khuya không ngủ đủ giấc. Rồi bé than nhức mắt, nhìn mờ, được mẹ đưa đi khám mắt, khi BS chỉ lên bảng chữ cái bé đọc không được, ai cũng nghĩ do bé bị tăng độ, hoàn toàn không biết đây là hậu quả của việc tụ máu dưới màng cứng nên bé không nhớ từ, không tìm được từ ngữ để diễn đạt suy nghĩ. Đến sáng 9/7, khi cho con ăn sáng, bé không cầm được muỗng, đau đầu nhiều và chỉ nói được ba từ: “có, không, dạ” thì anh Đức vội vàng đưa con vào bệnh viện.Xây sát nhẹ, nguy cơ lớnKhông ít người thường chủ quan, nghĩ chấn thương nhẹ, chỉ bị đau thoáng qua rồi hết nên thường không đến bệnh viện khám, đến khi bùng phát triệu chứng đau đầu, ói, hôn mê thì đã muộn. Người cứu được thì có thể hồi phục không hoàn toàn, bị liệt, không nói được, ngơ ngẩn; người não bị chèn ép quá lâu gây tổn thương nghiêm trọng thì tử vong.Anh Nguyễn Văn K., 31 tuổi, ở Q.3, TPHCM bị va quẹt xe nhẹ, ngã xuống đường bị trầy xước ở chân nên chỉ về nhà xức thuốc đỏ. Ba ngày sau, sáng ngủ dậy anh không nhận ra được bất kỳ ai trong gia đình, kể cả vợ con. Gia đình đưa anh đến bệnh viện C. khám, BS cho chụp CT thấy máu tụ dưới màng cứng. Tuy nhiên, theo BS, do vùng tụ máu nhỏ nên không phải mổ, chỉ cần uống thuốc cho tan. Sau khi uống thuốc một thời gian thì trí nhớ của anh K. chỉ phục hồi được một ít. Anh nhớ được người thân, nhưng khi cần diễn đạt điều gì thì không bày tỏ được. Anh vốn là một nhạc công, nhưng giờ đây hiếm khi nào anh chơi trọn vẹn được một bài hát, dù bài “tủ”, vì không thể nhớ được nốt kế tiếp. Do gia đình khó khăn nên sau đó anh K. không đi khám lại và hiện giờ anh vẫn trong tình trạng lúc quên, lúc nhớ.Không may mắn như hai trường hợp trên, anh Trần Thành T., 26 tuổi, ở Q.Tân Bình,TPHCM, trên đường dự tiệc cưới về thì bị quẹt té xuống đường. Anh bị choáng váng khoảng năm phút rồi tỉnh lại nên không vào bệnh viện khám. Một tuần sau, anh bỗng dưng than đau đầu dữ dội, kèm nôn ói và hôn mê. Gia đình đưa anh đến bệnh viện cấp cứu, các kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy anh bị chấn thương não, có máu tụ dưới màng cứng. Và do phát hiện trễ, não của anh T. bị chèn ép, tổn thương nặng nên đã không cứu kịp.Không được chủ quan với chấn thương đầuBS Chu Tấn Sĩ cho biết, nhiều bệnh nhân bị máu tụ dưới màng cứng khi vào viện vẫn khẳng định không bị chấn thương, không bị té ngã. Có người không nhớ mình đã bị té ngã, va chạm đâu đó như trường hợp say rượu hoặc trẻ con té ngã rồi giấu cha mẹ. Phổ biến nhất là nhiều người cho rằng phải té ngã đập đầu mạnh thì mới có thể gây tổn thương não, chứ không biết những va chạm tưởng nhẹ như va đầu vào tường, đứng dậy đầu đội trúng cửa sổ, tủ, vòi nước… đều có thể gây nguy cơ tụ máu dưới màng cứng.Va chạm đó có thể làm đứt một tĩnh mạch bắc cầu khiến máu chảy rỉ rả và đến một lúc nào đó, khi lượng máu tích tụ đủ để chèn ép lên não thì gây ra các triệu chứng đau đầu, nôn ói, mắt mờ, tay chân yếu, rối loạn tri giác rồi hôn mê. Do vậy, có nhiều trường hợp hai ba tháng sau chấn thương mới xuất hiện các triệu chứng trên, khi đó được xem là tụ máu dưới màng cứng mãn tính.Khi bị chấn thương đầu, có thể xảy ra ba tổn thương: cấp tính (dấu hiệu xảy ra ngay sau khi bị chấn thương); bán cấp tính (vài ngày sau chấn thương mới xuất hiện triệu chứng) và mãn tính (sau một tháng). Dù dạng nào cũng nguy hiểm và cần được xử lý kịp thời, nếu không phát hiện sớm có thể dẫn đến tình trạng bệnh nhân có thể sống thực vật hoặc tử vong. Còn nếu được xử lý kịp thời, mổ giải áp não sớm, dẫn lưu máu tụ ra ngoài thì hầu hết phục hồi hoàn toàn ngay sau khi lấy hết máu tụ.Do đó, mọi người không nên chủ quan xem nhẹ chấn thương đầu, ngay cả khi va chạm, đụng đầu không thấy vết thương thì cũng phải cẩn trọng, theo dõi sức khỏe chặt chẽ. Khi có những dấu hiệu nhức đầu dữ dội, tay chân yếu và giật tay chân; nôn ói liên tục, lúc tỉnh lúc mê, ngủ mê kêu không thức dậy, kinh phong, sưng lớn nơi da đầu, lỗ tai hoặc lỗ mũi chảy nước trong; với trẻ em, dấu hiệu giúp dễ nhận ra là trẻ bỏ thói quen sinh hoạt hàng ngày, chỉ thích nằm, không muốn ăn, than đau đầu thì phải đưa đến bệnh viện ngay để được xử lý và điều trị kịp thời.Theo Thùy Dương In ấn- Từ khóa:
- Bị té
- đụng đầu
- tụ máu não
- Bệnh viện Nhân dân 115
- BS Chu Tấn Sĩ
Đọc nhiều nhất
-
Thông báo mời chào giá hút, vận chuyển chất thải hầm cầu trong bệnh viện đi xử lý
Tin mới nhất
-
Thông báo mời chào giá hút, vận chuyển chất thải hầm cầu trong bệnh viện đi xử lý
Thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Bảng giá quy định giá khám bệnh, chữa bệnh
Tin đáng chú ý
Bí quyết bảo vệ sức khỏe để kỳ nghỉ lễ trọn vẹn
Sỏi túi mật: Căn bệnh nguy hiểm thầm lặng
Tin cùng chuyên mục
-
Những bước tiến mới trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa tại Bệnh viện Nhân dân 115
-
Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong điều trị và hồi sức tim mạch
-
Hướng dẫn giám sát cách ly phòng bệnh sởi
-
Những điều cần biết về bệnh sởi
-
Tiêm vắc xin sởi ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi
-
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em
-
Áp xe gan vì hóc xương cá, trường hợp hiếm gặp đã được cứu sống tại Bệnh viện Nhân dân 115
-
Phẫu thuật điều trị đứt gân gót cấp bằng kỹ thuật ít xâm lấn dưới hướng dẫn của siêu âm
-
Những điều cần biết về bệnh bạch hầu
-
Bệnh bạch hầu và các biện pháp phòng ngừa
-
Đau cổ vai gáy
-
Bệnh nấm phổi do Aspergillus
-
Một số bệnh thường gặp ngày Tết
-
Cùng nhau ngăn chặn sự đề kháng kháng sinh
-
Thay đổi về hành vi ăn uống trong đại dịch COVID-19 và hệ lụy sức khỏe
Video
Bệnh viện Nhân dân 115 giới thiệu đến Quý khách các thông tin về bệnh viện
Những điều cần biết về bệnh sởi
100 năm ngày ra đời Insulin cuộc sống người bệnh đái tháo đường đã thay đổi thế nào?
Cuộc chạy đua với thời gian cứu não của bác sĩ đột quỵ Việt Nam, thế giới nhìn nhận thế nào?
Các dịch vụ
- Khám V.I.P - Doanh nhân
- Phòng Tâm lý Trị liệu
- Khám bệnh trong giờ
- Khám bệnh hẹn giờ
- Khám sức khỏe tổng quát
- Khám sức khỏe chuyên khoa
- Khám sức khỏe định kỳ
- Khám sức khỏe cho công ty
- Dịch vụ thẩm mỹ
- Dịch vụ chủng ngừa
- Quản lý chất lượng bệnh viện
- Giá viện phí TT04
Các chuyên khoa
- Khoa Tim mạch Can thiệp
- Khoa Tim mạch tổng quát
- Khoa Nhịp tim học
- Cải cách hành chính
- Khoa Phẫu thuật Tim - Lồng ngực mạch máu
- Khoa Nội Tiêu hóa
- Khoa Nội Thần kinh tổng quát
- Khoa Ngoại Thần kinh
- Khoa Nội tiết
- Khoa Bệnh lý mạch máu não
- Khoa Truyền nhiễm
- Khoa Cơ xương khớp
- Khoa Hô hấp - Hồi sức tim mạch
- Khoa Ngoại Niệu - Ghép thận
- Khoa Nội Thận - Miễn dịch ghép
- Khoa Cấp cứu
- Khoa Hồi sức tích cực và chống độc
- Khoa Gây mê hồi sức
- Khoa Ngoại tổng hợp
- Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình
- Khoa Tai mũi họng
- Khoa Răng Hàm Mặt - Mắt
- Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng
- Khoa Điều Trị Theo Yêu Cầu - Y Học Thể Thao
- Khoa Khám bệnh
- Khoa Khám và Điều trị theo yêu cầu
- Khoa Xét nghiệm
- Khoa Chẩn đoán hình ảnh
- Khoa Giải phẫu bệnh
- Khoa Nội soi
- Khoa Dinh dưỡng
- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
- Khoa Dược
- Khoa Ung bướu
- Đơn vị Nhà thuốc
- Phòng Tổ chức Cán bộ
- Phòng Kế hoạch Tổng hợp
- Phòng Điều dưỡng
- Phòng Chỉ đạo tuyến
- Phòng Tài chính - Kế toán
- Phòng Hành chính Quản trị
- Phòng Vật tư, Thiết bị y tế
- Phòng Công nghệ thông tin
- Phòng Quản lý chất lượng
- Phòng Công tác xã hội
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Giới thiệu tổng quan
- Sơ đồ tổ chức
- Lịch sử hình thành
- Danh sách Phòng/Khoa
- Danh sách bác sĩ theo các chuyên khoa
- Tin tức & Hoạt động
- Dịch vụ khám bệnh
- Quy trình khám bệnh
- Khám bảo hiểm
- Khám bình thường
- Khám dịch vụ
- Giới thiệu các dịch vụ
- Phòng Tâm lý Trị liệu
- Khám bệnh trong giờ
- Khám sức khỏe tổng quát
- Khám Sức Khỏe Chuyên Khoa
- Khám sức khỏe định kỳ
- Khám sức khỏe cho công ty
- Dịch vụ thẫm mỹ
- Dịch vụ đặc biệt
- Dịch vụ nuôi bệnh tại bệnh viện, tại nhà
- Chăm sóc khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Trả lời câu hỏi - Tư vấn sức khỏe
(08) 38.620.011 - 0902.768.115
hoặc
Gửi câu hỏi - Lịch khám
- Bảng giá
- Bảng giá
- Bảng giá khám bệnh
- Bảng giá phòng các loại
- Bảng giá dịch vụ y tế
- Bảng giá vật tư y tế
- Giá thuốc
- Bảng giá dịch vụ cận lâm sàng
- Bảng giá phẫu thuật - thủ thuật
Bệnh viện nhân dân 115
Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 028 3865 2368 - 028 3865 4139 - 028 3865 5110, Fax 028 3865 5193
Copyright © 2017, bản quyền thuộc về BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115.
Phát triển bởi AloBacsi.vn
Kết nối với chúng tôi
TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH028 1080
Gửi Email
Email của bạn: Tiêu đề: Nhập nội dung email: Hủy Gửi email }Đăng ký nhận thông tin từ bệnh viện
Địa chỉ email: Đăng kýHướng dẫn khai báo y tế trước khi vào bệnh viện
Để được tiếp đón và phục vụ tốt hơn.
Bước 1: Truy cập địa chỉ khai báo: https://kbyt.khambenh.gov.vn hoặc quét mã QR code
Bước 2: Khai báo đầy đủ thông tin.
Bước 3: Chụp màn hình điện thoại và lưu kết quả khai báo.
Bước 4: Đưa Nhân viên y tế kiểm tra và dán tem sàng lọc
Lưu ý: Tất cả người vào bệnh viện đều phải khai báo y tế
- Gửi Email
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Giới thiệu tổng quan
- Sơ đồ tổ chức
- Lịch sử hình thành
- Danh sách Phòng/Khoa
- Danh sách bác sĩ theo các chuyên khoa
- Tin tức & Hoạt động
- Dịch vụ khám bệnh
- 1. Quy trình khám bệnh
- Khám bảo hiểm
- Khám bình thường
- Khám dịch vụ
- 2. Giới thiệu các dịch vụ
- Khám V.I.P - Doanh nhân
- Phòng Tâm lý Trị liệu
- Khám bệnh trong giờ
- Khám bệnh hẹn giờ
- Khám bệnh tại nhà
- Khám sức khỏe tổng quát
- Khám sức khỏe chuyên khoa
- Khám sức khỏe cho công ty
- Dịch vụ thẩm mỹ
- Dịch vụ chủng ngừa
- Quản lý chất lượng bệnh viện
- 3. Dịch vụ đặc biệt
- Dịch vụ nuôi bệnh tại bệnh viện, tại nhà
- Chăm sóc khách hàng
-
Trả lời câu hỏi - Tư vấn sức khỏe:
(028) 38.683.496 - 0906.336.115Gửi câu hỏi
-
- Lịch khám
- Bảng giá
- Bảng giá
- Bảng giá khám bệnh
- Bảng giá phòng các loại
- Bảng giá dịch vụ y tế
- Bảng giá vật tư y tế
- Giá thuốc
- Bảng giá dịch vụ cận lâm sàng
- Bảng giá phẫu thuật - thủ thuật
- Tấm lòng vàng
- Góc tri ân
- Bác sĩ tư vấn
- Kiến thức y khoa
- Đào tạo
- Bảo hiểm y tế
- tuyển dụng
- thông báo
Từ khóa » Cục Máu Bầm Trong Não
-
Sự Hình Thành Cục Máu đông Trong Não: Nguyên Nhân Hàng đầu Gây ...
-
Điều Trị ở Bệnh Nhân Tụ Máu Não Do Chấn Thương Sọ Não | Vinmec
-
Tụ Máu Não Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị - Hello Bacsi
-
Thuốc Làm Tiêu Cục Máu đông Trong Nhồi Máu Não
-
Tụ Máu: Những điều Cần Biết - Tuổi Trẻ Online
-
Phẫu Thuật Mở Sọ Giải áp, Lấy Máu Tụ Trong điều Trị đột Quỵ Chảy Máu ...
-
Đi Tìm Lời Giải Cho Băn Khoăn Máu Bầm ở Mắt Có Nguy Hiểm Không
-
Chấn Thương Sọ Não (TBI) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
7 Triệu Chứng Chứng Tỏ Bạn đang Có Cục Máu đông Nguy Hiểm Trong ...
-
Tại Sao COVID-19 Có Thể Gây Ra Cục Máu đông
-
Cách Làm Tan Máu Bầm Do Chấn Thương | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
7 Dấu Hiệu Cơ Thể Bạn đang Tồn Tại Những Cục Máu đông Nguy Hiểm
-
7 Dấu Hiệu Bạn Có Thể Có Cục Máu đông 'chết Người' - Báo Thanh Niên