Bia Bà: Lịch Sử Về Nơi Cầu Lộc Nổi Tiếng Hà Thành
Có thể bạn quan tâm
Bia Bà và không gian văn hóa- tâm linh La Khê
Trải qua rất nhiều thời gian, Bia Bà vẫn là nơi bà con Hà thành tới lễ cầu may, cầu lộc. Đặc biệt, chị em làm ăn buôn bán còn ví Bia Bà như “Bà Chúa Kho” của Hà Nội. Tuy vậy, phần lớn bà con, chị em tới lễ là nghe tiếng, đến lễ bởi lòng thành nhưng không mấy người có thời gian tìm hiểu về lịch sử Bia Bà và vị Thánh nữ được khắp vùng tôn kính, cầu lộc. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về ngài.
Bia Bà nằm trong quần thể tâm linh La Khê gồm Chùa - Đình - Bia và được đặt cùng khuôn viên Đình La Khê nơi thờ hai vị thành hoàng là Hắc Diện Đại Vương và Thiên Tiên Bảo Hoa Công chúa (gọi là nhị vị Đại vương) đã giúp dân trừ ác, có nước để cày cấy, chăn nuôi, giúp vùng đất này trở nên trù phú; nơi đây cũng thờ các vị Thánh sư đã có công dạy dân trong vùng làm nghề lụa vì trước đây vùng này nổi tiếng với nghề dệt lụa. Còn Bia Bà thờ ngài Trần Thị Hiền, Hoàng phi của Vua Mạc Thái Tông - Mạc Đăng Doanh (sau khi bà mất được phong làm Đông cung Hoàng hậu). Bà đã có công với triều đình nhà Mạc và nhân dân địa phương. Toàn bộ khu Đình và Bia Bà đã được Bộ Văn Hóa xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1998.
Bà Trần Thị Hiền là con gái ông Trần Chân, trước đây gia đình bà ở làng La Ninh, huyện Từ Liêm, trấn Sơn Tây. Sau tránh tên húy của vua Lê Duy Ninh nên đổi là thôn La Khê nay là phường La Khê, quận Hà Đông, TP Hà Nội. Bà được coi là người phụ nữ sinh ra, lớn lên trong một gia đình thế phiệt trâm anh, có nhiều đời làm quan trong triều. Cha bà, ông Trần Chân là Đô lực sĩ Thiết Sơn (ở đời Lê sơ), sau được phong là Dũng Quận công. Khi bà mất được chôn cất tại cánh đồng Đa Bang (hay nhân dân còn gọi là cánh đồng Hoàng hậu) tại quê nhà tại làng La Khê ngày nay. Nhà thờ Quận công Trần Chân, cha bà, được dòng họ Trần ở La Khê hằng năm hương khói cũng đặt gần quần thể tâm linh Chùa - Đình - Bia La Khê.
Lịch sử về vị Đức Thánh Bà tại Bia Bà La Khê
Trong Đại Việt sử ký toàn thư có đoạn nói về việc Vua Mạc Thái Tông - Mạc Đăng Doanh đã nên duyên với bà Trần Thị Hiền như sau: “Trước đây, Trần Chân đã đuổi được Nguyễn Hoàng Dụ, quyền nắm trong tay, Mạc Đăng Dung cũng phải sợ, mới hỏi con gái của Chân cho con trai mình là Đăng Doanh”. Như vậy, đủ thấy cha bà Trần Thị Hiền, ông Đô lực sĩ Thiết Sơn bá Trần Chân (đời Lê sợ) khi đó có danh tiếng và thế lực thế nào.
Sau đó, từ năm 16 tuổi bà đã theo sự sắp đặt của gia đình, vào làm vợ Vua Mạc Đăng Doanh. Tuy mối duyên tình của bà là kết quả của sự sắp đặt nhưng bà đã được nên duyên với một vị vua giỏi, được sử sách ca ngợi là vị Vua đã có công làm cho: “Nhà no người đủ, trong nước gọi là trị bình” (Phan Huy Chú - “Lịch chiều hiến chương loại chí”) hay “Mấy năm trộm cắp biệt tăm, súc vật chăn nuôi tối đến không phải dồn vào chuồng” (theo “Đại Việt thông sử”), “Người đi đường không nhặt của rơi, cổng ngoài không phải đóng, được mùa liên tiếp, trong cõi tạm yên” (theo “Đại Việt sử ký toàn thư”).
Dù bà chỉ ở cạnh Vua Mạc Thái Tông 12 năm, tới năm 28 tuổi, do bị hậu sản khi sinh vị Hoàng tử đầu lòng và là vị Hoàng tử thứ 5 trong triều, bà về quê an dưỡng sau đó mất tại quê nhà nhưng bà đã có đóng góp không nhỏ trong việc sắp xếp hậu cung, được Vua Mạc Đăng Doanh ca ngợi trong văn bia đặt tại Bia Bà: “Ôi! Đức tính điềm tĩnh thận trọng thư thái nhàn nhã của bà phi đã giúp bà cần kiệm thu xếp ổn thỏa mọi việc trong nhà cho dù những người được tán thán trong Kinh Thi, Kinh Dịch cũng không hơn thế được. Đáng lẽ Bà phải được hưởng phúc khánh nhiều vô cùng, song không hiểu sao sớm đã quy tiên, thật đáng thương thay. Bà phi có nhiều đức hạnh cao đẹp như vậy, sao chẳng đem khắc vào bia đá để lưu truyền bất hủ ư?”. Các nhà nghiên cứu lịch sử hiện đại cho rằng: vì bà Trần Thị Hiền có công trong việc thu vén tài chính, khéo lo liệu sắp đặt hậu cung, lại giúp đỡ mở mang nghề dệt ở quê nhà, thương giúp người nghèo khó, đóng góp không nhỏ trong việc “tề gia - trị quốc - bình thiên hạ” của Vua Mạc Đăng Doanh; sau bà lại nhiều lần hiển linh - hiển thánh thể hiện oai nghiêm nên bà được nhân dân kính tin, thờ phụng.
THỤC NHI
Từ khóa » đình Bia Bà La Khê
-
Đình La Khê Và đền Bia Bà - địa Chỉ Tâm Linh Của Hà Đông - Du Lịch
-
Khu Di Tích Đình - Chùa - Bia Bà La Khê – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đình Bia Bà | Tạp Chí điện Tử Thế Giới Di Sản
-
Đình, Chùa, Bia Bà La Khê - Di Tích Lịch Sử – Văn Hoá Hà Nội
-
Bia Bà Và Bia Ghi Dấu Nơi Xét Xử đầu Tiên Của Tòa án
-
Review Khu Đình Chùa Bia Bà La Khê Ở Đâu Hà Nội
-
Đình Bia Bà - điểm Hành Hương Nổi Tiếng Phía Tây Nam Hà Nội
-
Cụm Di Tích Đình Chùa Bia Bà La Khê
-
Lễ Hội Bia Bà Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Di Tích, đảm Bảo Tôn Nghiêm ...
-
Cụm Di Tích Đình Chùa Bia Bà La Khê (Hà Đông – Hà Nội)
-
Sự Tích Bia Bà
-
Đình, Chùa, Bia Bà La Khê –Điểm Sáng Trong Công Tác Bảo Tồn, Tôn ...
-
Đền Bia Bà La Khê - Bia Ghi Dấu Nơi Xét Xử đầu Tiên Của Toà án