Biên Bản Vi Phạm Hành Chính Là Gì? Hồ Sơ Xử Phạt ... - Luật Dương Gia
Có thể bạn quan tâm
Tùy thuộc vào tùy trường hợp vi phạm mà dựa theo mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ đưa ra quyết định xem việc xử phạt có cần lập thành văn bản hay không.
Với trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản thì người có thẩm quyền sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Trường hợp này sẽ được áp dụng trong trường hợp là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, còn 500.000 đồng đối với tổ chức.
Tuy nhiên trong trường hợp vi phạm hành chính mà phát hiện lỗi vi phạm do việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản vi phạm hành chính.
Lưu ý: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập thành biên bản thì phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định cùng thông tin họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức vi phạm cũng như ghi rõ hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm và họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt và ghi rõ mức tiền phạt.
Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính có phải lập biên bản thì Khách hàng có thể tham khảo quy định tại Điều 57 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Chú ý là việc xử lý vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
Trong hồ sơ xử phạt hành chính phải bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính cùng các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.
3. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính:
* Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
(1) Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật (Điều 55 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
(2) Biểu mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản: Mẫu quyết định số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (Có file đính kèm).
Lưu ý: Nếu trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
(3) Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt (Điều 69 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
* Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản
(1) Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật (Điều 55 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
(2) Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản (Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
(3) Trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết vụ việc vi phạm hành chính (Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
(4) Trong trường hợp cần xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải xác định giá trị tang vật. Thời hạn tạm giữ tang vật để xác định giá trị không quá 24 giờ, kể từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, trong trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ (Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
(5) Giải trình chỉ áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức. Có hai hình thức giải trình đó là giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
(6.1) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự, khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự và thông báo bằng văn bản cho cá nhân vi phạm (Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
(6.2) Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp xin gia hạn, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày. Nếu quá thời hạn người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định có quy định ngày có hiệu lực khác (Điều 67, 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
(7) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành (Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
(8) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó (Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
(9) trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì tiến hành cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt (Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Kết luận: Pháp luật về xử phạt VPHC những năm qua không ngừng thay đổi, hoàn thiện phù hợp với thực trạng VPHC và những thay đổi của đời sống xã hội. Bên cạnh những ưu điểm của pháp luật về xử phạt VPHC và các nguyên tắc xử phạt VPHC thì việc tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn về các nguyên tắc cũng như mối tương quan giữa các nguyên tắc xử phạt VPHC với các quy định của pháp luật về xử phạt VPHC là rất cần thiết nhằm xây dựng được các nguyên tắc thực sự khách quan, khoa học và tạo ra sự thống nhất, đồng bộ của pháp luật thì các nguyên tắc mới phát huy được hết vai trò tích cực trong xử phạt VPHC
Từ khóa » Số Biên Bản Vi Phạm Hành Chính Là Gì
-
Biên Bản Vi Phạm Hành Chính Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Biên Bản Vi Phạm Hành Chính Là Gì ? Thời Hiệu Trong Xử Phạt Vi Phạm ...
-
Biên Bản Vi Phạm Hành Chính Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Các Nội Dung Liên Quan đến Lập Biên Bản Vi Phạm Hành Chính Và Một ...
-
KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ LẬP ...
-
Vi Phạm Hành Chính Là Gì? Mức Phạt Tối đa Là Bao Nhiêu?
-
Biên Bản Vi Phạm Hành Chính Sai, đính Chính Hay Hủy Bỏ Quyết định ...
-
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Có Lập Biên Bản được Quy định Như Thế ...
-
Mẫu Biên Bản Vi Phạm Hành Chính Mới Nhất 2022 - Luật Hoàng Phi
-
[DOC] Mẫu Biên Bản Số 01 - Stp@.vn
-
Một Số điểm Mới Cơ Bản Của Luật Sửa đổi, Bổ Sung Một Số điều Của ...
-
Quy định Về Lập Biên Bản Trong Vi Phạm Hành Chính
-
Việc Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Có được Hủy Bỏ Không?