Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Có Lập Biên Bản được Quy định Như Thế ...
Có thể bạn quan tâm
Hầu hết các hành vi vi phạm hành chính đều được ghi lại trong biên bản do người có thẩm quyền lập. Vậy xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được quy định như thế nào?
Các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính phải lập biên bản
Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp sau:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức.
Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.
Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Xem thêm: Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản trong trường hợp nào?
Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ những trường hợp không phải lập biên bản.
Theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính bao gồm:
– Người có thẩm quyền xử phạt trong từng lĩnh vực quản lý như Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Công an nhân dân, Cơ quan thuế, Kiểm lâm,…
– Các công chức, viên chức hoặc những người thuộc Công an, Quân đội đang thực hiện công vụ được giao theo quy định.
– Đối với những trường hợp đặc thù như hành vi vi phạm bị phát hiện được thực hiện trên các phương tiện là tàu tuyền, máy bay thì chỉ những người là chỉ huy, trường tàu, thuyền trưởng hoặc người được họ giao nhiệm vụ mới được quyền lập biên bản.
Xem thêm: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thi hành án dân sự
Quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển
Thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện trình tự các bước theo hướng dẫn tại Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định hành vi vi phạm hành chính và thẩm quyền của mình trong việc lập biên bản
Người có thẩm quyền căn cứ, đối chiếu các văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực mình quản lý để xác định hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân.
Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.
Bước 2: Lập biên bản xử lý vi phạm hành chính
Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản với đầy đủ các nội dung cơ bản sau đây:
– Ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản;
– Họ, tên, chức vụ người lập biên bản;
– Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;
– Giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm;
– Biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý;
– Tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ;
– Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm;
– Nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ;
– Quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm;
– Cơ quan tiếp nhận giải trình.
Bước 3: Ký xác nhận
Người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản.
Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Bước 4: Giao biên bản
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
Xem thêm: Các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Quy định về xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản” gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Từ khóa » Số Biên Bản Vi Phạm Hành Chính Là Gì
-
Biên Bản Vi Phạm Hành Chính Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Biên Bản Vi Phạm Hành Chính Là Gì ? Thời Hiệu Trong Xử Phạt Vi Phạm ...
-
Biên Bản Vi Phạm Hành Chính Là Gì? Hồ Sơ Xử Phạt ... - Luật Dương Gia
-
Biên Bản Vi Phạm Hành Chính Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Các Nội Dung Liên Quan đến Lập Biên Bản Vi Phạm Hành Chính Và Một ...
-
KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ LẬP ...
-
Vi Phạm Hành Chính Là Gì? Mức Phạt Tối đa Là Bao Nhiêu?
-
Biên Bản Vi Phạm Hành Chính Sai, đính Chính Hay Hủy Bỏ Quyết định ...
-
Mẫu Biên Bản Vi Phạm Hành Chính Mới Nhất 2022 - Luật Hoàng Phi
-
[DOC] Mẫu Biên Bản Số 01 - Stp@.vn
-
Một Số điểm Mới Cơ Bản Của Luật Sửa đổi, Bổ Sung Một Số điều Của ...
-
Quy định Về Lập Biên Bản Trong Vi Phạm Hành Chính
-
Việc Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Có được Hủy Bỏ Không?