Biến Chứng Của Bệnh Thủy đậu: Không được Xem Thường | BvNTP
Có thể bạn quan tâm
Nhận biết triệu chứng bệnh thủy đậu
Varicella zoster virus (VZV) được xác định là nguyên nhân chính gây nên bệnh thủy đậu. Sau khi người bình thường có sự tiếp xúc với nguồn lây bệnh, thủy đậu có thời gian ủ bệnh từ 2 – 3 tuần, phổ biến là từ 14 – 16 ngày.
Đặc tính của virus gây bệnh thủy đậu là các đợt phát ban liên tiếp kèm theo những đặc điểm như nổi sẩn, ngứa rát, mụn mủ, mụn nước có kích thước đường kính từ 1 – 3 mm, chứa nhiều dịch trong.
Nếu nốt mụn thủy đậu bị nhiễm vi trùng thì nốt mụn nước sẽ to hơn, có màu đục do chứa mủ, vảy tiết mọc lên trên bề mặt da, lâu này sẽ thành sẹo và đi kèm với triệu chứng nhẹ trên toàn thân.
Bệnh thủy đậu ở người lớn khi bị nhiễm trùng tiên phát có thể gây biến chứng viêm phổi, viêm não.
Cụ thể, để nhận biết bệnh thủy đậu cần căn cứ vào các triệu chứng như sau:
Giai đoạn tiên phát
Tùy trường hợp sẽ có triệu chứng tiên phát ở mức độ nặng nhẹ khác nhau, về cơ bản sẽ gồm nhức đầu, đau mình, sổ mũi ở trẻ em. Còn người lớn có biểu hiện thường rõ hơn, có nhiều người triệu chứng nhẹ hoặc không có.
Giai đoạn toàn phát
Sau khi triệu chứng tiên phát xuất hiện được 24 – 36 giờ, người mắc bệnh thủy đậu sẽ sốt vừa phát, xuất hiện phát ban trên da. Ban đầu các tổn thương sẽ mọc ở đầu và mặt, tiếp đến lan ra thân mình và các chi, đặc biệt mọc nhiều ở vùng tì ép ít như mạn sườn, nách, liên bả, kheo, có khi dày đặc ở mặt và thân mình, các chi ít hơn. Hiếm khi bị ở bàn chân và bàn tay.
Những nốt phát ban lúc đầu có dạng vết chấm, nổi sẩn phù và khó quan sát thấy, trong vòng 24 – 48 giờ sẽ biến thành mụn nước như giọt nước, nông, có thành mỏng, xung quanh có quầng viêm đỏ và kèm theo các cơn ngứa ran.
Từ 8 – 12 giờ tiếp theo, mụn nước có chứa dịch màu vàng nhạt, trở nên lõm xuống và chuyển biến nhanh chóng thành mụn mủ màu trắng mịn, cuối cùng chuyển thành vảy tiết màu đỏ nâu. Sau 1 – 3 tuần, vảy tiết sẽ rụng để lại vết hồng, một số có nền hơi lõm, có thể chuyển thành sẹp một thời gian dài hay sẹo vĩnh viễn.
Biến chứng của bệnh thủy đậu nguy hiểm không?
Nếu không điều trị đúng cách và nhanh chóng, kịp thời, biến chứng của bệnh thủy đậu sẽ xảy ra và gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Các biến chứng của bệnh thủy đậu tiêu biểu có:
– Viêm tai ngoài, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm thanh quản do thủy đậu biến chứng. Nặng nề hơn có một số trường hợp nặng xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh, người lớn và ở những người có hệ miễn dịch kém sẽ bị viêm thận cấp (tiểu ra máu), viêm phổi, viêm tiểu não, viêm não… là biến chứng của bệnh thủy đậu vô cùng nguy hiểm, có thể nguy hiểm đến tính mạng khi cấp cứu không kịp thời hoặc để lại di chứng sau này.
– Biến chứng của bệnh thủy đậu gây viêm da do bội nhiễm vi khuẩn. Có thể nhìn thấy nốt thủy đậu có dấu hiệu mưng mủ, để lại sẹo sau khi khỏi, đôi khi là sẹo rất sâu, hồi phục khó và dễ nhầm lẫn với nốt đậu mùa. Có trường hợp, nốt thủy đậu bị hoại tử ở người bệnh bị suy dinh dưỡng nặng. Nốt mụn nước còn bị xâm nhập bởi bội nhiễm tụ cầu và liên cầu, chốc, nhọt, viêm mô tế bào và hoại tử, nặng hơn vi trùng gây nhiễm trùng huyết.
– Biến chứng của bệnh thủy đậu nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai: Bệnh thủy đậu ở phụ nữ mang thai dễ gây ra biến chứng nặng, đặc biệt là viêm phổi. Nếu trong thời kỳ 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai bị thủy đậu sẽ có nguy cơ cao virus gây sẩy thai, hay khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, nhẹ cân, chậm phát triển… Còn nếu trong trong những ngày cận kề sinh nở hoặc sau sinh mà phụ nữ mang thai, sản phụ bị thủy đậu thì trẻ có nguy cơ bị lây bệnh rất nặng với mụn nước nổi nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi, viêm đường hô hấp…
Bên cạnh đó, biến chứng của bệnh thủy đậu ở cả người lớn và trẻ em đều có thể gặp phải là viêm phổi nặng do virus, nhiễm khuẩn huyết (liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn), viêm thận cấp tính (liên cầu khuẩn), ban xuất huyết giảm tiểu cầu.
Thậm chí, cho dù bệnh nhân thủy đậu đã khỏi bệnh nhưng trong các hạch thần kinh, siêu vi thủy đậu vẫn còn tồn tại dưới dạng bất hoạt (ngủ đông). Nên khi có điều kiện thuận tiện như sức đề kháng cơ thể kém hoặc có yếu tố gì khác tác động, thì siêu vi vẫn sẽ tái hoạt trở lại sau nhiều năm, có thể là 10, 20, 30 năm… và gây nên bệnh Zona thần kinh (còn gọi là bệnh giời leo).
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Nốt Thủy đậu Có Mủ Trắng
-
Điều Trị đúng Cách Các Nốt Thủy đậu Có Mủ | Medlatec
-
Nốt Thủy đậu Chuyển Sang Màu Trắng đục Có Phải Bị Nhiễm Trùng?
-
Bị Thủy đậu Mụn Mủ Có Nguy Hiểm Không Và Cách Xử Lý
-
Nốt Thủy đậu Có Màu Trắng đục Là Bình Thường Hay Bất Thường?
-
Nốt Thủy đậu Bị Nhiễm Trùng Có Nguy Hiểm Không? Xử Lý Thế Nào?
-
Biến Chứng Của Bệnh Thủy đậu: Nguy Hiểm Không Ngờ
-
Lưu ý Khi Nốt Thủy đậu Có Màu Trắng đục
-
Phòng Ngừa Biến Chứng Bệnh Thủy đậu
-
Nốt Thủy đậu Có Mủ Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý Hiệu Quả?
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Khỏi Bệnh Thủy đậu - VNVC
-
Bệnh Thủy đậu: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Chẩn đoán
-
Nốt Thủy đậu Bị Mưng Mủ Có Phải Là Do Thủy đậu Bội Nhiễm Không?
-
Làm Sao Khi Nốt Thủy đậu đau Và Mưng Mủ?
-
Những Biến Chứng Của Bệnh Thủy đậu Nặng - Thầy Thuốc Việt Nam