Những Biến Chứng Của Bệnh Thủy đậu Nặng - Thầy Thuốc Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Biến chứng mà bệnh thủy đậu gây ra, đặc biệt đối với nhóm đối tượng trẻ em và phụ nữ mang thai là vô cùng nguy hiểm. Vậy bản chất của bệnh là gì và những hệ lụy mà nó để lại cho bệnh nhân ra sao? Bài viết dưới đây của Thầy thuốc Việt Nam sẽ giúp độc giả giải đáp các thắc mắc về bệnh thủy đậu!
Nội dung bài viết
- 1. Biến chứng của bệnh thủy đậu.
- 2. Cách dự phòng biến chứng thủy đậu.
- 3. Theo dõi biến chứng và cách xử trí bệnh thủy đậu
- 3.1 Xử trí bằng thuốc
- 3.2 Chế độ dinh dưỡng
1. Biến chứng của bệnh thủy đậu.
Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính. Nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: Viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan. Nếu người bệnh không được chữa trị và chăm sóc đúng.
Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Viêm phổi do thủy đậu ít khi xảy ra hơn, nhưng rất nặng và khó điều trị.
Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm vì sẽ dễ bị biến chứng thủy đậu nặng, đặc biệt là viêm phổi. Phụ nữ mang thai bị thủy đậu ở 3 tháng đầu của thai kỳ, virus sẽ gây sẩy thai. Hay khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh. Các dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, sẹo bẩm sinh… Còn nếu bị trong những ngày sắp sinh hay sau sinh trẻ bị lây bệnh sẽ bệnh rất nặng. Mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi.
Tuyệt đối không được chủ quan với những biến chứng của thủy đậuViêm não do thủy đậu cũng xảy ra. Dấu hiệu biến chứng viêm não có thể nhận biết khá rõ ràng. Sau khi bị thủy đậu, người bệnh bỗng trở nên vật vã, kích thích, nhiều khi kèm theo co giật, hôn mê. Trường hợp này có thể mang di chứng thần kinh lâu dài dẫn tới điếc, chậm phát triển, động kinh…
Một biến chứng muộn của thủy đậu là bệnh zona. Siêu vi varicella-zoster gây ra thủy đậu có thể ẩn trong tế bào thần kinh. Nó có thể kích hoạt trở lại, phát triển thành bệnh zona sau nhiều năm. Bệnh có các biến chứng riêng, gọi là đau thần kinh sau zona.
2. Cách dự phòng biến chứng thủy đậu.
Để ngừa biến chứng thì khi mới mắc thủy đậu, người bệnh cần đi khám và theo dõi chặt diễn biến của bệnh. Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Khi có các dấu hiệu bất thường, cần tái khám ngay. Mọi người đều có thể chủ động phòng bệnh thủy đậu bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh. Đây là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất.
3. Theo dõi biến chứng và cách xử trí bệnh thủy đậu
3.1 Xử trí bằng thuốc
Hiện nay bệnh đã có thuốc điều trị đặc hiệu chống virus thủy đậu là Acyclovir nhưng cần phải điều trị sớm.
Sử dụng dung dịch thuốc tím bôi lên các nốt mụn nước thủy đậu để kháng viêm, nhiễm trùng. Khi các nốt mụn nước vỡ, không nên để phần dịch nước này lan ra các vùng da còn lại. Tiếp tục sử dụng dung dịch xanh methylen, không nên dùng các loại thuốc bôi mỡ tetraxiclin, mỡ penixilin hay thuốc đỏ.
Trong trường hợp có biến chứng thủy đậu: Tổn thương viêm da mủ cần điều trị bằng kháng sinh.
Trường hợp bệnh nhân nhân sốt cao có thể sử dụng acetaminophen để hạ sốt nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ từ trước. Tuyệt đối không sử dụng aspirin, các loại thuốc có chứa thành phần aspirin, đặc biệt là cho trẻ em để tránh gây biến chứng.
Trường hợp có viêm biến chứng viêm phổi hoặc cơ địa suy giảm miễn dịch phải dùng Acyclovir đường tĩnh mạch mới hiệu quả. Bên cạnh đó dùng các biện pháp chữa triệu chứng như hạ sốt. Bôi các dung dịch sát khuẩn làm se các nốt phỏng thủy đậu tránh bội nhiễm (xanh methylen). Vệ sinh thân thể sạch sẽ, không cần phải kiêng cữ (kiêng gió, kiêng nước,…).
Điều quan trọng là phải theo dõi và phát hiện kịp thời các biến chứng thủy đậu, giữ gìn vệ sinh. Tránh tự ý sử dụng các thuốc có thể gây bệnh nặng hơn như corticoides,…
3.2 Chế độ dinh dưỡng
Khi bị thủy đậu, cần đảm bảo xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bổ sung thêm nhiều loại rau tươi, trái cây trong các bữa ăn hằng ngày.
Thực phẩm giàu vitamin C tăng cường đề kháng, chống nhiễm trùng. (Ảnh : Internet)Xem thêm
Bệnh thủy đậu ở trẻ em: Chăm sóc đúng cách tránh biến chứng
Bổ sung các thực phẩm chứa vitamin A, C và bioflavonoid. Gồm các loại rau củ như cải bắp, cà rốt, dưa chuột, bông cải, giá sống,…Giúp hỗ trợ làm lành nhanh các nốt mụn nước thủy đậu; các loại thực phẩm giàu kẽm, magie, canxi,… để kích thích hệ miễn dịch.
Bị thủy đậu nên ăn các dạng thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, vị thanh đạm, không nêm nếm quá cay hoặc mặn. Nên uống nhiều nước.
Dược sĩ Thu Trang
Theo Nội Khoa Việt Nam
Gel Subạc – Tốt cho người bị thủy đậu
Có thể thấy, biến chứng của bệnh thủy đậu là rất nguy hiểm. Bên cạnh điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh nên kết hợp thêm gel Subạc – Sản phẩm được rất nhiều người sử dụng với khả năng cải thiện nhanh triệu chứng và giúp không để lại sẹo.
Gel Subạc là gel bôi thảo dược đầu tiên trên thị trường có chứa nano bạc giúp sát khuẩn, tiêu diệt virus, vi khuẩn phổ rộng, từ đó điều trị hiệu quả bệnh thủy đậu. Sản phẩm mang tới công dụng:
- Giúp kích thích nguyên bào sợi để tái tạo làn da, nên giúp làm lành tổn thương nhanh chóng mà thân thiện với làn da, không gây kích ứng da, kể cả với làn da trẻ nhỏ.
- Giúp ngăn ngừa hình thành sẹo hiệu quả và làm mờ sẹo nhanh chóng.
- Sự kết hợp của nano bạc với các thảo dược giúp tăng cường miễn dịch, chứa chất kháng sinh thực vật, kháng viêm thực vật như dịch chiết neem, chitosan cho hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn, virus toàn diện, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Nhiều năm qua, gel Subạc tự tin là sản phẩm nổi tiếng trên thị trường được hàng nghìn bệnh nhân sử dụng hiệu quả và được các chuyên gia khuyên dùng.
Gel Subạc tác động mạnh mẽ lên vi khuẩn, virus gây bệnh thủy đậuĐể biết thêm thông tin về công dụng của sản phẩm Subạc, mời bạn xem bài viết Dùng gel Subạc chữa thủy đậu có tốt không? hoặc bạn liên hệ đến số điện thoại 024.37757240.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Từ khóa » Nốt Thủy đậu Có Mủ Trắng
-
Điều Trị đúng Cách Các Nốt Thủy đậu Có Mủ | Medlatec
-
Nốt Thủy đậu Chuyển Sang Màu Trắng đục Có Phải Bị Nhiễm Trùng?
-
Bị Thủy đậu Mụn Mủ Có Nguy Hiểm Không Và Cách Xử Lý
-
Nốt Thủy đậu Có Màu Trắng đục Là Bình Thường Hay Bất Thường?
-
Nốt Thủy đậu Bị Nhiễm Trùng Có Nguy Hiểm Không? Xử Lý Thế Nào?
-
Biến Chứng Của Bệnh Thủy đậu: Nguy Hiểm Không Ngờ
-
Lưu ý Khi Nốt Thủy đậu Có Màu Trắng đục
-
Phòng Ngừa Biến Chứng Bệnh Thủy đậu
-
Nốt Thủy đậu Có Mủ Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý Hiệu Quả?
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Khỏi Bệnh Thủy đậu - VNVC
-
Bệnh Thủy đậu: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Chẩn đoán
-
Nốt Thủy đậu Bị Mưng Mủ Có Phải Là Do Thủy đậu Bội Nhiễm Không?
-
Biến Chứng Của Bệnh Thủy đậu: Không được Xem Thường | BvNTP
-
Làm Sao Khi Nốt Thủy đậu đau Và Mưng Mủ?