Biến đổi Khí Hậu - Mối đe Dọa Cấp Bách đối Với Mọi Sự Sống
Có thể bạn quan tâm
Kiribati đang phải chứng kiến thiệt hại ngày càng tăng do bão và lũ lụt. Ảnh: UNICEF |
Cộng đồng quốc tế đã nỗ lực giải quyết khủng hoảng khí hậu. Điều này được thể hiện tại Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP26), nhưng liệu rằng những nỗ lực này có thể chuyển hóa thành những hành động cụ thể hay không? Các quốc gia trên thế giới sẽ hiện thực hóa các nỗ lực bằng những kết quả cụ thể hay quyết tâm vẫn chỉ dừng lại ở những cam kết mơ hồ?
Biến đổi khí hậu – mối đe dọa cấp bách
Ngày nay, BĐKH được cho là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại thế kỷ 21 do tác động nghiêm trọng và trực tiếp đến Trái đất. Các nhà khoa học cho biết, tốc độ BĐKH đang xảy ra nhanh hơn 20 – 50 lần so với bất kỳ giai đoạn BĐKH nào trong lịch sử Trái đất. Từ năm 2015, nhiệt độ toàn cầu đã ấm lên trung bình 1 độ C, làm gia tăng tần suất các đợt nắng nóng gây hạn hán và chết người, cũng như các cơn bão nhiệt đới. Hiện, có nhiều nước và vùng lãnh thổ dễ bị tổn thương hơn và chống chọi yếu hơn trước tác động của BĐKH.
Mặc dù, theo giới khoa học, nhiệt độ toàn cầu phải được kiểm soát mức tăng không quá 1,5 độ C so với mức ở thời kỳ tiền công nghiệp, nhưng khả năng Trái đất nóng lên trong vòng 5 năm tới vẫn tiếp tục gia tăng. Hồi tháng 4/2021, báo cáo về tình trạng khí hậu thế giới của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã nhấn mạnh, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 1,2 độ C.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu về môi trường của Liên Hợp Quốc được công bố trong tháng 10 năm ngoái chỉ rõ, nếu các quốc gia không tăng cường các cam kết cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, thế giới sẽ trên đà ấm lên 2,7 độ C trong thế kỷ này. Cũng trong năm 2021, các cơ quan của Liên Hợp Quốc đã công bố các báo cáo cho biết, nồng độ khí nhà kính gia tăng kỷ lục và Trái đất đang trên đà phát triển quá nóng một cách nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
Trong số những hậu quả đó, có thể kể đến những tác động nghiêm trọng nhất như các hiện tượng thời tiết cực đoan thường xuyên xảy ra hơn, với số lượng gia tăng hơn trong năm nay, chẳng hạn như trận lũ lụt lớn vào tháng 7/2021 ở một số nước Tây Âu khiến nhiều người thiệt mạng và những vụ cháy rừng nghiêm trọng càn quét các quốc gia Địa Trung Hải và Nga vào tháng 8. Theo WMO, trong nhiều thập kỷ qua, sự gia tăng các thảm họa thiên nhiên đã ảnh hưởng không tương xứng đến các nước nghèo nhất và năm ngoái, làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực, cũng như nghèo đói và di cư ở châu Phi.
Đáng chú ý, các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng khí hậu chính là những nước ít chịu trách nhiệm nhất trong việc tạo ra nó, như các chính phủ và các nhà hoạt động vì môi trường luôn nhấn mạnh, những quốc gia đã giúp việc thích ứng trở thành ưu tiên hàng đầu. Thích ứng với BĐKH là một trụ cột chính của Thỏa thuận Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu, nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của các quốc gia và cộng đồng khác nhau đối với BĐKH bằng cách tăng cường khả năng của họ trong việc hấp thụ các tác động.
Tuy vậy, khi thời gian không còn nhiều, đặc biệt là các quốc đảo nhỏ đang phát triển bị đe dọa bởi mực nước biển dâng cao, thì nguồn kinh phí cần thiết để bảo vệ họ vẫn còn hạn hẹp. Tháng 11 vừa qua, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) công bố 1 báo cáo cho thấy, ngay cả khi các quốc gia dừng các biện pháp xử lý khí thải, những tác động khí hậu vẫn sẽ hiện hữu trong nhiều thập kỷ.
“Chúng ta cần một bước thay đổi trong tham vọng thích ứng để đầu tư và thực hiện nhằm giảm thiểu đáng kể thiệt hại và tổn thất do BĐKH. Và chúng ta cần nó ngay bây giờ”, bà Inger Andersen, Giám đốc điều hành UNEP nhấn mạnh.
Câu chuyện về BĐKH vẫn chưa được làm sáng tỏ
Hiện tượng thời tiết khắc nghiệt gia tăng là minh chứng cho thấy cho thấy thiên nhiên đang ứng phó với BĐKH do con người tạo ra và hợp tác với thiên nhiên sẽ là một trong những giải pháp tốt nhất để khôi phục lại sự cân bằng. Tuy vậy, điều này sẽ đòi hỏi tăng cường đầu tư và thay đổi đáng kể cách chúng ta tương tác với thế giới tự nhiên.
Theo Liên Hợp Quốc, để bảo vệ sự đa dạng sinh học của hành tinh và các cộng đồng phụ thuộc vào nó, một khu vực tương đương với diện tích của Trung Quốc nên được phục hồi về trạng thái tự nhiên. Năm 2030, cần tăng gấp 3 lần khoản đầu tư hằng năm vào các giải pháp tự nhiên cho cuộc khủng hoảng và tăng gấp 4 lần vào năm 2050 để thế giới đối mặt với mối đe dọa gấp 3 lần là: khí hậu, đa dạng sinh học và suy thoái đất. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đã kêu gọi các quốc gia hợp tác để bảo đảm một tương lai bền vững cho con người và hành tinh, trong bối cảnh hơn 1 triệu loài đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Từ năng lượng tái tạo và giao thông vận tải điện, đến tái trồng rừng và thay đổi lối sống…, có rất nhiều giải pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu. Tuy vậy, hiện vẫn chưa rõ nguồn tài chính sẽ đến từ đâu để chi trả cho tất cả những điều này. Hơn một thập kỷ trước, các quốc gia phát triển đã cam kết cùng huy động 100 tỷ USD mỗi năm vào năm 2020 để hỗ trợ hành động vì khí hậu ở các nước đang phát triển, nhưng con số này chưa từng đạt được.
Mặc dù vậy, cộng đồng doanh nghiệp dường như đã hiểu rõ các khoản đầu tư vào khí hậu mang lại ý nghĩa kinh tế. Chẳng hạn, ở hầu hết các quốc gia, năng lượng mặt trời hiện rẻ hơn so với việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới và đầu tư vào năng lượng sạch có thể tạo ra 18 triệu việc làm vào năm 2030. Tháng 10/2021, 30 Tổng giám đốc và Giám đốc điều hành cấp cao của các công ty lớn, đại diện cho tổng giá trị khoảng 16.000 tỷ USD, đã tham dự cuộc họp của Liên minh Các nhà đầu tư toàn cầu vì sự phát triển bền vững (GISD) để phát triển các hướng dẫn và sản phẩm nhằm điều chỉnh hệ sinh thái tài chính và đầu tư hiện tại với các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs)…
Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra tại Glasgow (Anh) vào tháng 11/2021 đã khơi dậy tất cả những phản ứng cùng lúc. Các chuyên gia nhận định, hội nghị đã ghi nhận những tiến bộ vững chắc, thậm chí mang tính lịch sử trong nỗ lực đẩy lùi mối đe dọa hiện hữu từ tình trạng nóng lên toàn cầu. COP26 đã được triệu tập nhằm đưa cuộc chiến chống BĐKH tiến lên với những cam kết được đưa ra theo Thỏa thuận Paris năm 2015 và thúc đẩy, hoàn thiện việc chuyển các cam kết đó thành hành động cụ thể.
Phục hồi môi trường sống tự nhiên có thể giúp giải quyết các cuộc khủng hoảng về khí hậu và đa dạng sinh học |
So với những hội nghị trước đó, COP26 có thể là bước tiến lớn, bởi lần đầu tiên cả 196 quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức tham dự hội nghị kêu gọi cắt giảm điện than, hoặc cam kết tăng gấp đôi viện trợ tài chính mỗi năm - lên khoảng 40 tỷ USD để các nước nghèo có thể chống chọi với các tác động của khí hậu. Tương tự, một điều khoản buộc các quốc gia phải xem xét đặt ra các mục tiêu tham vọng hơn để giảm ô nhiễm carbon sau mỗi năm thay vì 5 năm một lần như trước đây, đều là những điều đáng được ghi nhận.
Đặc biệt, vào “Ngày Năng lượng” của COP26, Tuyên bố Toàn cầu về Chuyển đổi Năng lượng Sạch đã được công bố. Đó là cam kết chấm dứt đầu tư vào than, phát triển năng lượng sạch, thực hiện một bước chuyển đổi chính xác và loại bỏ than vào năm 2030 ở các nền kinh tế lớn và vào năm 2040 ở các nước khác. Trong khoảng 77 quốc gia, bao gồm 46 nước như Ba Lan, Việt Nam và Chile, 23 trong số đó, cam kết lần đầu tiên chấm dứt than đá, là thành viên.
Câu chuyện về chống BĐKH vẫn chưa được làm sáng tỏ. Mặc dù một số quốc gia ngày càng tăng tốc trên con đường bảo vệ Trái đất, ở nhiều nơi khác, những nỗ lực nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu mới chỉ dừng lại ở cam kết. Cho đến nay, vẫn còn sự chênh lệch lớn giữa mong muốn của các cơ quan, tổ chức quốc tế bảo vệ môi trường và cảnh báo của giới khoa học với thực tế hành động của quốc gia; đồng thời, kết quả thực tế đạt được trong việc thu hẹp khoảng cách này chưa bao giờ đủ như kỳ vọng.
Vì vậy, năm 2022 là thời điểm quan trọng để cả thế giới cùng tăng cường hành động nhằm ngăn chặn những hậu quả thảm khốc của biến đổi khí hậu, đồng thời cam kết của các quốc gia cần quyết liệt hơn.
Từ khóa » Việc Biến đổi Khí Hậu
-
Biến đổi Khí Hậu | Open Development Vietnam
-
Nguyên Nhân Và ảnh Hưởng Của Biến đổi Khí Hậu
-
Biến đổi Khí Hậu Và Tác động Của Biến đổi Khí Hậu
-
Biến đổi Khí Hậu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Trẻ Em Và Biến đổi Khí Hậu | UNICEF Việt Nam
-
Biến đổi Khí Hậu Và Những Tác động Tới Sự Sống
-
Biến đổi Khí Hậu Và Những Tác động Tới Sự Sống - ThienNhien.Net
-
[PDF] Vấn đề Biến đổi Khí Hậu Trên Thế Giới Và Tại Việt Nam - OSF
-
Hiện Tượng Biến đổi Khí Hậu Toàn Cầu Là Gì?
-
NHẬN THỨC VỀ KHÁI NIỆM “BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU”
-
Ứng Phó Với Biến đổi Khí Hậu - Quan điểm Của Thế Giới Và Việt Nam
-
LHQ: Tác động Của Biến đổi Khí Hậu Sẽ Trầm Trọng Thêm Trong Tương Lai
-
Hội Thảo Về Biến đổi Khí Hậu Và Sự Tác động đến Sức Khoẻ Người ...
-
[PDF] Tóm Lược Về Tác động Của Biến đổi Khí Hậu Và Kế Hoạch