Biến đổi Khí Hậu Và Suy Giảm Tầng Ozon - Bài Giảng - Nguyễn Thị Liên

Đăng nhập / Đăng ký
  • Trang chủ
  • Thành viên
  • Trợ giúp
  • Liên hệ

Đăng nhập

Tên truy nhập Mật khẩu Ghi nhớ   Quên mật khẩu ĐK thành viên

Thông tin

  • Giới thiệu bản thân
  • Lịch học tập
  • Ảnh của tôi
  • Lưu giữ kỉ niệm
  • Chia sẻ kinh nghiệm
  • Soạn bài trực tuyến

Ảnh ngẫu nhiên

111_00_00_0500_02_55.flv Todo_cambio.flv Karaoke_Its_Cold__Karaoke_Its_Cold__Song_Ji_Eun.flv Turntechnique.flv A71.jpg Rumba.flv Mambo.flv Bolero.flv Bachata.flv Baocat.flv Song.flv YouTube__Abba__Happy_New_Year.flv Xuan_da_ve.swf VictoriaR15.jpg Kim_tae_hee.jpg Jang_mi_kyung.jpg Kim_hee_sun.jpg Pobre_nina_rica.jpg Victoria.jpg La_Madrastra.jpg

Tài nguyên dạy học

Các ý kiến mới nhất

  • TVM xin chào cô Liên. Chúc chủ nhà sức khỏe...
  • TVM đang công tác tại mũi Cà Mau xin gia...
  • Gần đến ngày PNVN (20/10) rồi, TVM xin chúc cô...
  • CHÀO THẦY CÔ. CHÚC THẦY CÔ MẠNH KHOẺ HẠNH PHÚC...
  • T.V.MỚI XIN CHÀO THẦY CÔ. CHÚC THẦY CÔ MẠNH KHOẺ...
  • TVM xin chào thầy, chúc thầy một năm mới thành...
  • Chúc đại gia đình năm mới phát tài phát lộc....
  • TVM xin gia nhập. Chúc sức khỏe và thành đạt...
  • Chào chủ nhà, rất hân hạnh được làm quen và...
  • HAPPY NEW YEAR! 2011...
  • Thành viên mới chào chủ nhà, chúc năm mới ngập...
  • Quà tặng TVM!...
  • ...
  • ...
  • Hỗ trợ trực tuyến

    Điều tra ý kiến

    Bạn thấy trang này như thế nào? Đẹp Bình thường Sơ sài Ý kiến khác

    Thống kê

  • 99301 truy cập (chi tiết) 1 trong hôm nay
  • 403786 lượt xem 1 trong hôm nay
  • 51 thành viên
  • Thành viên trực tuyến

    1 khách và 0 thành viên

    My Memories

    http://www.slide.com/r/PN3PVerP3T_iObruUN2iYMcXhG4q4C6f?previous_view=lt_embedded

    Sắp xếp dữ liệu

  • Mới nhất
  • Tải nhiều nhất
  • Hola a todos

    Quý vị chưa đăng nhập hoặc chưa đăng ký làm thành viên, vì vậy chưa thể tải được các tài liệu của Thư viện về máy tính của mình. Nếu chưa đăng ký, hãy nhấn vào chữ ĐK thành viên ở phía bên trái, hoặc xem phim hướng dẫn tại đây Nếu đã đăng ký rồi, quý vị có thể đăng nhập ở ngay phía bên trái. Đưa bài giảng lên Gốc > Bài giảng >
    • Biến đổi khí hậu và Suy giảm tầng Ozon
    • Cùng tác giả
    • Lịch sử tải về

    Biến đổi khí hậu và Suy giảm tầng Ozon Download Edit-0 Delete-0

    Wait
    • Begin_button
    • Prev_button
    • Play_button
    • Stop_button
    • Next_button
    • End_button
    • 0 / 0
    • Loading_status
    Nhấn vào đây để tải về Báo tài liệu có sai sót Nhắn tin cho tác giả (Tài liệu chưa được thẩm định) Nguồn: Lienvictoria Người gửi: Nguyễn Thị Liên (trang riêng) Ngày gửi: 17h:12' 17-10-2012 Dung lượng: 700.5 KB Số lượt tải: 693 Số lượt thích: 4 người (Bùi Hoàng Hiệu, Phan Ngọc Linh, Thiều Van Nguyen, ...) TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI******* ….. *******KHOA ĐỊA LÝĐề Tài: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU & SUY GIẢM TẦNG ÔZÔNHà nội, ngày 24 tháng 11 năm 2010Biến đổi khí hậu và suy giảm tầng ozon là gì?Tình hình biến đổi khí hậu & suy giảm tầng ôzôn trên toàn thế giới.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu và suy giảm tầng ôzônHậu quả của biến đổi khí hậu và suy giảm tầng ôzôn. Biến đổi khí hậu ở Việt NamGiải pháp. I. Định nghĩa+ Biến đổi khí hậu Trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm: khí quyển, sinh quyển, thuỷ quyển và thạch quyển ở hiện tại và tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo+ Suy giảm tầng ozon là hiện tượng giảm lượng ôzôn trong tầng bình lưu. II. Tình hình biến đổi khí hậu & suy giảm tầng ozon Biểu hiện của biến đổi khí hậu+ Sự nóng lên của khí quyển nói riêng và Trái đất nói chung.+ Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển.+ Sự dâng cao mực nước biển do băng tan.+ Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng ngàn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất.+ Sự thay đổi cường độ hoạt động của các quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.+ Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển…+ Đến năm 2005 hàm lượng C02 đo được là 379 ppm tăng khá cao so với mức cân bằng 280 ppm. Hàm lượng C02 trong khí quyển làm cho bề mặt Trái đất nóng lên.+ Từ 1906 – 2005 nhiệt độ bề mặt Trái đất tăng 0.74 oC+ Hiện tượng băng tan ở GreenLand đạt tốc độ 65.6 km3 vượt xa mức tái tạo băng 22.6 km3 một năm từ tuyết rơi. Độ đày của các khối băng tại Bắc cực đã giảm 40%.+ Mực nước biển tăng 10 – 25 cm.2. Hiện trạng của biến đổi khí hậu toàn cầu3. Hiện tượng suy giảm tầng ozon : Hiện nay, tình trạng suy thoái tầng ozon xảy ra mạnh mẽ ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở hai cực của Trái đất, theo số liệu của cơ quan nghiên cứu quốc tế ngày 16/9/2009, kích thước của lỗ thủng ozon là 24 tr. km2III. Nguyên nhân1. Biến đổi khí hậuNguyên nhânNguyên nhân hành tinhKhí C02 và các khí gây hiệu ứng nhà kính khácChu kỳ nóng lên của Trái đất do hoạt động nội tại: Hiện tượng nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên và lạnh đi vốn là hiện tượng tự nhiên xảy ra có tính chu kỳ trong lịch sử hình thành và phát triển của Trái đất. Lịch sử Trái đất hàng triệu triệu năm đã trải qua nhiều lần nóng lên rồi lại lạnh đi kéo theo những biến động to lớn trong đời sống sinh vật trên Trái đất, làm thay đổi cả diện mạo địa hình lục địa và đại dương . Tính từ 1,6 triệu năm đến nay đã có 5-6 chu kỳ biến động lớn. Đó là các thời kỳ băng hà kéo theo mực nước biển hạ thấp (biển lùi) và các thời kỳ gian băng (băng tan) kéo theo mực nước biển dâng cao (biển tiến). Vào các thời kỳ băng hà, nhiệt độ bề mặt Trái đất khô lạnh. Vào thời kỳ gian băng nhiệt độ bề mặt Trái đất đan xen giữa nóng ẩm và khô hạn.Tăng lượng khí C02 và các khí nhà kính khácDo hoạt động con người gây ra trong bầu khí quyển Trái đất.Hoạt động công nghiệpPhá rừngHoạt động GTVTHoạt động nông nghiệpSinh hoạt của con ngườiCác khí nhà kính: CO2, NH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6 Nguyên nhân Hoạt động công nghiệp: Con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất. Phá rừng: cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho việc biến đổi khí hậu diễn ra nhanh và mạnh.Hoạt động giao thông vận tải : Việc sử dụng các phương tiện hiện đại đồng nghĩa với việc sử dụng các nguồn nguyên nhiên liệu hóa thạch nhiều hơn, gây ra nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính.Hoạt động nông nghiệp : Việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật cũng gây những tác hại đến môi trường. Nông nghiệp thế giới thải ra khoảng 15% tổng các khí gây hiệu ứng nhà kính, chủ yếu là C02, CH4, N02.Sinh hoạt của con người: Trong cuộc sống sinh hoạt của con người cũng thải ra các chất khí gây hiệu ứng nhà kính. Như việc sử dụng điều hòa, tủ lạnh, lò sưởi… Các loại khí gây hiệu ứng nhà kính: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6 + CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép. + CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than. + N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp. + HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ozon (ODS) và HFC-23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22. + PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm. + SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê. 2. Nguyên nhân suy giảm tầng ozon Nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do sự di chuyển của các hoá chất có nguồn gốc nhân tạo đến tầng ozon như NOx, OH, H2O, CFCs, các chất halon và hợp chất halogen khác giữ một vai trò quan trọng. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thủng tầng ozon là khí CFCs (Chlorofluorocarbons – còn gọi là freons), thành phần làm lạnh trong ngành công nghiệp điện lạnh (tủ lạnh, máy lạnh…,), bình cứu hỏa, bình xịt...Các dung dịch freons lỏng bay hơi, bốc thẳng lên tầng ozon trong khí quyển, phá vỡ kết cấu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozon. Các hóa chất này không có trong tự nhiên mà do con người tạo ra, Trái đất bao bọc trong khí CFCs.III. Hậu quả + Môi trường sống bị thay đổi do BĐKH làm mở rộng vành đai nhiệt đới.+ Giảm đa dạng sinh học: Nhiệt độ TĐ tăng => phá vỡ hệ thống khí hậu, gây ra những thay đổi về to và lượng mưa trong các khu vực => đe doạ giảm đa dạng sinh học, số lượng loài và đa dạng nguồn gen.+ Nguy cơ thiếu lương thực đặc biệt ở các nước nghèo do đất bị suy thoái và cây trồng thoái hoá ( nhất là lúa)+ Nhiều căn bệnh mới sẽ xuất hiện, những căn bệnh cũ sẽ phức tạp hơn do MT bị thay đổi.1. Biến đổi khí hậu+ Nhiều vùng đất trên Trái đất bị mất do mực nước biển dâng khi băng tan.+ Thiếu nước sinh hoạt do băng tan làm nước biển dâng+ Lũ lụt, hạn hán, bão và các thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và khó dữ đoán.+ Các cuộc xung đột giữa các nhóm người tăng do tài nguyên cạn kiệt, các luồng di dân tự do.+ Nạn khủng bố lan rộng, tập trung đặc biệt vào những nước mà chúng cho rằng đã gây ra nên tình trạng BĐKH toàn cầu.+ Khoảng cách giàu nghèo gia tăng do giá lương thực bị đẩy lên cao, các nước nghèo chịu ảnh hưởng của BĐKH sơm nhất. Khí CFCs và các hóa chất khác tấn công, tầng ozon bị mỏng và thủng dần, không còn đủ khả năng thực hiện chức năng của một tấm bảo vệ tất cả các sinh vật trên Trái đất khỏi bức xạ UV, dẫn đến những tác động nghiêm trọng.- Đối với động thực vật: làm giảm số lượng các sinh vật phù du, các sinh vật thân mềm… và dẫn đến phá hủy chuỗi thức ăn của các sinh vật, hậu quả là một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.- Đối với con người: tia UV gây ung thư da, đục thủy tinh thể, giảm miễn dịch, xáo trộn các kháng thể chống lại bệnh tật nhất là các bệnh truyền nhiễm.2. Hậu quả của suy giảm tầng ozon+ Theo UNEP công bố: Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Trong đó vùng đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông cửu long bị ảnh hưởng nặng nhất .Theo dự báo, với tốc độ ấm dần lên của Trái đất như hiện nay thì: Mực nước biển ở nước ta có thể dâng lên khoảng 1m, làm cho 1/5 diện tích lãnh thổ bị ngập chìm trong nước, khoảng 22 tr. dân sẽ mất nhà cửa và đất đai canh tác. 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm ở Việt nam đã tăng khoảng 0.5 – 0.7 oC ( trong đó nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn mùa hè, nhiệt độ ở phía bắc tăng nhanh hơn phía nam.V. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM+ Theo nghiên cứu của Viện khoa học - khí tượng thuỷ văn và môi trường tại nhiều khu vực trong đó có thành phố Hồ Chí Minh & Vũng Tàu đã cho thấy, từ năm 1960 đến nay, nhiệt độ ở đây đã tăng lên 2 oC, mực nước biển đã dâng lên 20cm so với cách đấy 10 năm. Nhiều khu vực của miền nam trước đây không bao giờ có bão thì nay những cơn bão đã mang đến nhiều thiệt hại về người và tài sản cho vùng này. Hiện tượng thiên tai bất thường xảy ra hầu hết ở các địa phương trên cả nước. Cường độ lượng mưa tăng kỷ lục ở nhiều nơi khiến lũ lụt, lở đất, triều cường ở thành phố Hồ Chí Minh cũng đạt đỉnh trong vòng 50 năm qua. Thành phố này cũng nằm trong danh sách 10 thành phố bị đe doạ nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu.hậu quả của biến đổi khí hậu đối với việt nam là nghiêm trọng và là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu thiên niên kỷ và phát triển bền vững của đất nước.Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam:+ Lượng mưa gia tăng vào mùa mưa+ Lũ đặc biệt lớn xảy ra thường xuyên hơn ở Miền Trung và Miền Nam+ Lượng mưa giảm vào mùa khô+ Hạn hán xảy ra hàng năm ở hấu hết các khu vực của cả nước+ Đường đi của bão có xu hướng dịch chuyển về phía Nam và mùa bão dịch chuyển dần vào các tháng cuối năm.+ Số ngày mưa phùn giảm đi rõ rệt+ Tần số hoạt động của khối không khí lạnh ở Bắc Bộ giảm rõ rệt trong 3 thập kỷ qua.+ Số ngày rét đậm, rét hại trung bình giảm, nhưng có năm lại xảy ra đợt rét đậm kéo dài với cường độ mạnh kỷ lục nhất như đầu năm 2008.+ Số ngày nắng trong thập kỷ 1991 – 2000 nhiều hơn, nhất là ở trung bộ và nam bộ+ Mưa trái mùa và mưa lớn dị thường xảy ra nhiều hơn, nổi bật nhất là các đợt mưa tháng 11 ở Hà Nội và lân cận trong các năm 1984, 1996, 2008VI. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu Một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng của nhân loại trong tương lai là: hạn chế nguy cơ biến đổi khí hậu nhằm giảm thiểu thảm họa do thiên tai gây ra như bão lụt, sóng thần, băng tan… Để ngăn ngừa nguy cơ nhiệt độ trái đất sẽ tăng thêm 2oC nữa => ngưỡng gây thảm họa. Thế giới cần ngay lập tức loại bỏ hoàn toàn việc thải khí CO2. Dưới đây là 10 giải pháp khả thi đã được Tạp chí Sciencetific America của Mỹ đưa ra: Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạchCải tạo,nâng cấp hạ tầngTiết kiệm điệnChặn đứng nạn phá rừngỨng dụng công nghệtrong bảo vệ Trái đấtĂn uống thông minh, tăng cường rauLàm việc gần nhàMỗi cặp vợ chồngchỉ nên sinh một conGiảm mức tiêu thụKhai phá nguồn năng lượng mớiGiải pháp Một trong những giải pháp khả thi nhất là hạn chế đốt than, dầu và khí thiên nhiên. Hiện nay các nguồn nhiên liệu này đang được sử dụng rất phổ biến. Theo các chuyên gia năng lượng của Mỹ, cho tới thời điểm này, chưa có một giải pháp nào hoàn hảo để thay thế nhiên liệu hoá thạch. Mặc dù đây là nguồn gây hiệu ứng nhà kính rất lớn Bởi vì vậy, sớm hay muộn con người cần phải tìm ra nguồn nhiên liệu khác để thay thế như: nhiên liệu sinh học, điện nguyên tử hay các nguồn năng lượng khácHạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch Một trong những giải pháp kinh tế khả thi nhất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường là tiết kiệm điện, đặc biệt là sử dụng các thiết bị dân dụng tiết kiệm điện như bóng đèn compact, các loại pin nạp. Theo các Bộ Môi trường Mỹ, ở quốc gia này mỗi gia đình chỉ cần thay một bóng đèn dây tóc chiếu sáng bằng bóng compact thì cả nước sẽ tiết kiệm được lượng điện dùng cho 3 triệu gia đình khác.Tiết kiệm điệnMỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh một con Hiện nay trên thế giới đã có trên 6,8 tỷ người và theo dự báo của LHQ thì đến giữa thế kỷ 21 sẽ tăng lên 9 tỷ và như vậy nhu cầu về thực phẩm, quần áo, các nhu yếu phẩm khác sẽ tăng lên gấp rưỡi so với hiện nay. Với mức tiêu thụ lớn như vậy sẽ tạo ra nguồn phát tán khí thải gây hiệu ứng nhà kính rất lớn, nhất là ở các nước đang phát triển. Áp dụng phương án mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh 1 con sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực, được coi là phương án phát triển bền vững và khả thi nhất trong tương lai.Khai phá nguồn năng lượng mới Việc tìm kiếm nguồn năng lượng mới để thay thế nhiên liệu hóa thạch là thách thức lớn nhất của con người trong thế kỷ 21. Một số nguồn năng lượng ứng viên sáng giá là ethanol từ cây trồng, hydro từ quá trình thủy phân nước, năng lượng nhiệt, năng lượng sóng, năng lượng gió, năng lượng mặt trời và nhiên liệu sinh học...Năng lượng gióNăng lượng Mặt TrờiỨng dụng công nghệ trong bảo vệ môi trường Hiện nay các nhà khoa học đang tiến hành những thử nghiệm mới như quá trình can thiệp kỹ thuật địa chất hay kỹ thuật phong bế mặt trời... nhằm giảm hiệu ứng nhà kính. Ngoài các giải pháp này, các nhà khoa học còn tính đến kỹ thuật phát tán các hạt sulfate vào không khí để nó thực hiện quá trình làm lạnh bầu khí quyển như quá trình phun nhan thạch của núi lửa, hoặc lắp đặt hàng triệu tấm gương nhỏ để làm chệch ánh sáng mặt trời cho tới việc bao phủ vỏ trái đất bằng các màng phản chiếu để khúc xạ trở lại ánh sáng mặt trời, tạo ra các đại dương có chứa sắt và các giải pháp tăng cường dưỡng chất giúp cây trồng hấp thụ nhiều C02 hơn...Cải tạo, nâng cấp hạ tầng Theo số liệu thống kê, nhà ở chiếm tới gần 1/3 lượng phát tán khí gây hiệu ứng nhà kính trên quy mô toàn cầu (riêng ở Mỹ là 43%). Vì vậy, việc cải tiến trong lĩnh vực xây dựng như tăng cường hệ thống bảo ôn, xây dựng các cầu thang điều chỉnh nhiệt, các loại nhà "môi trường"... sẽ tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu và giảm mức phát tán khí thải. Ngoài ra, các công trình giao thông như cầu đường cũng là yếu tố cần đầu tư thỏa đáng. Đường tốt không chỉ giảm nhiên liệu cho xe cộ mà còn giảm cả lượng khí phát tán độc hại hoặc sử dụng các loại lò đốt trong công nghiệp (như lò khí hóa than, lò dùng trong sản xuất xi măng) cũng sẽ giảm được rất nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính.Phương tiện giao thông thân thiện với môi trườngLàm việc gần nhà Theo các nhà khoa học, cứ khoảng 1 galon nhiên liệu (tương đương 4,5 lít) cho xe chạy sẽ tạo ra khoảng 9 kg CO2 phát tán, vì vậy phương án làm việc gần nhà không dùng xe mà đi bộ hay đi xe đạp vừa có lợi cho sức khỏe lại có lợi về mặt kinh tế môi trường.Giảm mức tiêu thụ Một trong những phương án kinh tế nhất là tiết kiệm giảm chi tiêu, điều này không chỉ đúng trong cuộc sống hàng ngày mà nó còn có tác dụng làm giảm các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Ví dụ như giảm dùng các loại bao gói sẽ giảm được đáng kể chi phí sản xuất lẫn phí tái chế. Một trong những vấn đề bức xúc hiện nay là sử dụng quá nhiều các loại bao gói có nguồn gốc từ nhựa plastic đã gây nên hiệu ứng "ô nhiễm trắng"...Ăn uống thông minh, tăng cường rau Đây là phương án được giới y học khuyến cáo rất nhiều, nhưng đứng về mặt môi trường lại có ý nghĩa khác. Theo đó, người ta đã khuyến khích việc canh tác hữu cơ, gieo trồng các loại rau, hoa quả không dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu. Việc lựa chọn thực phẩm để cân bằng dưỡng chất, ngon miệng lại mang tính môi trường quả là không đơn giản, trong khi đó các hãng sản xuất lại thi nhau quảng cáo nên đã làm cho người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn. Ngoài ra việc ăn quá nhiều thịt cũng không tốt cho cơ thể, trong khi đó riêng ngành chăn nuôi cũng là nơi sản xuất ra các loại gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất.Chặn đứng nạn phá rừng Theo số liệu thống kê của Bộ Môi trường Mỹ, mỗi năm bình quân trên thế giới có khoảng 33 triệu ha rừng bị phá, riêng nạn khai thác gỗ đã tạo ra trên 1,5 tỷ tấn C02 thải vào môi trường, chiếm 20% lượng khí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà kính. Vì vậy, chặn đứng nạn phá rừng sẽ có tác dụng lớn trong việc giảm thiểu nguy cơ biến đổi khí hậu. Đồng thời phải tích cực trồng rừng, trồng cây xanh.Phủ xanh đất trống đồi trọcTrồng rừng ven biển   ↓ ↓ Gửi ý kiến Bản quyền thuộc về ... Website được thừa kế từ Violet.vn, người quản trị: Nguyễn Thị Liên

    Từ khóa » Giải Pháp Biến đổi Khí Hậu Toàn Cầu Và Suy Giảm Tầng Odon