Biên Lợi Nhuận Ròng (Net Profit Margin) Là Gì? Cách Tính Biên Lợi ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tin tức
- Phân tích tài chính doanh nghiệp
- Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) là gì? Cách tính Biên Lợi nhuận ròng
Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) là một chỉ tiêu quan trọng dùng để xác định tình hình lãi lỗ kinh doanh của Doanh nghiệp trong một năm. Không quá khi nói rằng Biên lợi nhuận ròng chính là chỉ tiêu phản ánh rõ ràng nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Việc kiểm soát tốt Biên Lợi nhuận ròng sẽ cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh. Qua bài viết này, Thành Nam sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về : Biên Lợi nhuận ròng là gì? Cách tính Biên lợi nhuận ròng và Một số thông tin hữu ích cần phải biết về Biên Lợi nhuận ròng,....
- Xem thêm: Tổng hợp Các Tỷ số tài chính quan trọng nhất trong Phân tích tài chính doanh nghiệp
Nội dung bài viết [Ẩn]
- 1. Lợi nhuận ròng là gì?
- 2. Biên lợi nhuận ròng là gì?
- 3. Cách tính Biên lợi nhuận ròng:
- 4. Ý nghĩa của Biên lợi nhuận ròng:
1. Lợi nhuận ròng là gì?
Lợi nhuận ròng (hay còn được gọi là Thu nhập ròng hay Lãi ròng) làchỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở lấy tất cả các khoản thu trong năm của doanh nghiệp trừ đi tất các khoản chi phí (bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp).
Xem thêm bài viết: Lợi nhuận ròng là gì? Các điều cần lưu ý về Lợi nhuận ròng
2. Biên lợi nhuận ròng là gì?
Biên lợi nhuận ròng còn được gọi là Tỷ suất lợi nhuận ròng
Biên lợi nhuận ròng tiếng Anh là: Net Profit Margin
Biên lợi nhuận ròng là chỉ số được sử dụng để đo lường tỷ lệ lãi ròng trên doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp.
3. Cách tính Biên lợi nhuận ròng:
Biên lợi nhuận ròng được xác định bằng công thức:
Biên lợi nhuận ròng (%) = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần
Biên lợi nhuận ròng là chỉ tiêu cho chúng ta biết được cứ một trăm đồng doanh thu thuần sẽ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Hệ số Biên lợi nhuận ròng hay Tỷ suất lợi nhuận ròng là hệ số rất quan trọng, đôi khi nó còn được sử dụng để thay thế cho Chỉ tiêu "Lợi nhuận ròng" nhằm đánh giá tình hình tài chính, sự hiệu quả trong khâu tiêu thụ và bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
4. Ý nghĩa của Biên lợi nhuận ròng:
Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin): Đây là một chỉ tiêu được rất nhiều các nhà đầu tư quan tâm, nó phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Tỷ suất này càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp đang có khả năng cạnh tranh tốt, các sản phẩm có biên lợi nhuận cao, và kiểm soát tốt được chi phí đầu vào.
Tỷ suất này càng thấp, chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh đang kém, các sản phẩm có biên lợi nhuận thấp, và vấn đề chi phí của Công ty cần được xem xét.
Tỷ suất này bằng 0 hoặc < 0 thì đương nhiên là không tốt, vì Công ty kinh doanh đang bị thua lỗ, có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp tục sản xuất và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ doanh nghiệp.
Đối với mỗi ngành nghề, lĩnh vực lại có các hệ số của ngành khác nhau, để ứng dụng được hệ số này tốt nhất, thì các nhà quản lý nên so sánh với các công ty trong cùng ngành hoặc so sánh với hệ số ngành, từ đó sẽ cho thấy Doanh nghiệp của mình có đang có thế mạnh về Biên Lợi nhuận ròng hay không?
- Các nhà đầu tư thường sử dụng Biên lợi nhuận ròng để so sánh và đánh giá các doanh nghiệp trong cùng một ngành để thấy được hiệu quả hoạt động và mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp với nhau.
Ví dụ: Công A có Biên lợi nhuận ròng là 10%.
Công ty B có Biên lợi nhuận ròng là 15%.
Trong điều kiện, Công ty A và Công ty B là hai công ty trong cùng một ngành, có các chỉ số khác tương đồng về: Quy mô, Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý doanh nghiệp, Chi phí tài chính,....
Thì rõ ràng Công ty B sẽ là khoản đầu tư sinh lời tốt hơn.
Qua bài viết này, Thành Nam đã hướng dẫn bạn đọc cùng tìm hiểu: Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) là gì? Ý nghĩa và cách xác định các Biên lợi nhuận ròng.
Nếu các bạn đọc có câu hỏi gì, hãy để ở dưới phần bình luận, đội ngũ chuyên gia của Thành Nam luôn sẵn sàng để hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc từ phía độc giả.
- Xem thêm: Tổng hợp Các Tỷ số tài chính quan trọng nhất trong Phân tích tài chính doanh nghiệp
Hệ thống Văn bản mới nhất
⭐ Thuế Giá trị Gia tăng
⭐ Thuế Thu nhập Doanh nghiệp
⭐Thuế Thu nhập cá nhân
⭐Thuế Tiêu thụ Đặc biệt
⭐Thuế nhà thầu
⭐Thuế Xuất nhập khẩu
Tổng hợp Tài liệu Kế toán
⭐ Hệ thống Tài khoản Kế toán TT200
⭐Hệ thống Tài khoản Kế toán TT133
⭐Biểu mẫu Chứng từ Kế toán TT200
⭐Mẫu Sổ Kế toán TT200
⭐VAS - Chuẩn mực Kế toán Việt Nam
⭐IFRS - Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế
Công cụ hỗ trợ Kế toán
⭐ HTKK mới nhất
⭐ eSigner mới nhất
⭐ iTax Viewer mới nhất
⭐ Ebook VACPA mới nhất
⭐Công cụ tra cứu hóa đơn của Doanh nghiệp bỏ trốn
⭐Lịch nộp các loại Báo cáo thuế năm 2022
Bản Tin Thuế hàng tháng
⭐ Bản tin thuế Tháng 06/2024
0886856666
Tiếng ViệtTiếng AnhTiếng ĐứcTiếng HànTiếng NgaTiếng NhậtTiếng PhápTiếng Trung (Giản Thể)Từ khóa » Hệ Số Biên Lợi Nhuận Ròng
-
Hệ Số Biên Lợi Nhuận Ròng - View Term - Stockbiz
-
Net Profit Margin (biên Lợi Nhuận Ròng): Những Lưu ý Khi Sử Dụng ...
-
Biên Lợi Nhuận Ròng Là Gì? Công Thức Tình Và Các Yếu Tố
-
Net Profit Margin – Biên Lợi Nhuận Ròng Là Gì? Công Thức Và ý Nghĩa
-
Biên Lợi Nhuận Và Những điều Nhà đầu Tư Mới Cần Biết
-
Biên Lợi Nhuận Ròng - Thịnh Vượng Tài Chính
-
Biên Lợi Nhuận Ròng (Net Profit Margin) Là Gì? - VietnamBiz
-
Biên Lợi Nhuận (Profit Margin) Là Gì? Cách Tính, ý Nghĩa?
-
Các Loại Tỷ Số Biên Lợi Nhuận Của Doanh Nghiệp
-
Biên Lợi Nhuận Ròng Là Gì? Công Thức Tính Biên Lợi Nhuận Ròng
-
Các Chỉ Số Tài Chính Quan Trọng Trong Phân Tích Cơ Bản (Phần II)
-
Biên Lợi Nhuận Ròng (Net Profit Margin) Là Gì? Cách Tính Ra Sao?
-
Lợi Nhuận Ròng Là Gì? Công Thức Tính Và Các Yếu Tố ảnh Hưởng