Biện Pháp Giáo Dục Kỹ Năng Giao Tiếp Cho Trẻ 5- 6 Tuổi
Có thể bạn quan tâm
Đề tài: “Biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi”
- Cơ sở lý luận:
Người xưa vẫn thương nói:
“Uốn con từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn ngây thơ”
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, để chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Để đạt được điều đó thì kỷ năng giao tiếp vô cùng quan trọng đối với trẻ. Kỷ năng giao tiếp là hành động truyền tải ý đồ, ý tứ của một chủ thể, có thể là một cá thế hay một nhóm, tới một chủ thể khác thông qua việc sử dụng các dấu hiệu, biểu tượng và quy tắc giao tiếp mà cả hai cùng hiểu. Đối với các cháu ở trường mầm non, nhất là trẻ 5 - 6 tuổi thì việc giáo dục kỹ năng giao tiếp giúp trẻ biết cách tiếp cận, biết bày tỏ thái độ, quan điểm của mình bằng lời nói, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, biết cách giải quyết những tình huống trong cuộc sống của mình. Từ đó hình thành và phát triển ở trẻ kỹ năng giao tiếp và mang lại hiệu quả thiết thực trong việc phát triển kĩ năng sống cho trẻ.
- Cơ sở thực tiễn:
Trong những năm qua trường mầm non chúng tôi luôn thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra, tuy nhiên trong quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi vẫn còn gặp 1 số thuận lợi và khó khăn như:
Thuận lợi:
- Trường chúng tôi là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 nên cơ sở vật chất khá đảm bảo. Bên cạnh đó luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền địa phương, lãnh đạo Phòng giáo dục đào tào.
- Mấy năm gần đây nhà trường vẫn thường xuyên tổ chức chuyên đề phát triển ngôn ngữ nên rất thuận lợi cho tôi trong tìm kiếm tư liệu để thực hiện đề tài này.
- Trẻ 5 tuổi đã qua các lớp 3 tuổi, 4 tuổi nên kỹ năng giao tiếp của trẻ tốt hơn.
Khó khăn:
- Trẻ ở vùng nông thôn bãi ngang ven biển nên còn dùng nhiều từ địa phương, ở nhà tiếp xúc với ông bà, bố mẹ, xóm làng còn hay nói từ cộc lốc, trống không, vốn từ của trẻ còn hạn chế, ngôn ngữ giao tiếp của trẻ thường là tự phát nên khó khăn trong việc tiếp cận ngôn ngữ giao tiếp chủ động tích cực mà cô đưa ra.
- Môi trường rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ đã có nhưng chưa phong phú và hấp dẫn.
- Một số phụ huynh thấy trẻ nói trống không, lắp , nói ngọng là bình thường nên thiếu sự phối hợp cùng giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
3. Các biện pháp:
-Từ những thuận lợi và khó khăn trên, qua tình hình dạy trẻ từ thực tiễn của các cháu 5 tuổi nói chung và các cháu lớp 5 tuổi A lớp tôi nói riêng. Tôi luôn băn khoăn trăn trở là phải làm thế nào để nhanh chóng giúp trẻ có được kỹ năng giao tiếp. Giúp giáo viên trong trường rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp trong các hoạt động hàng ngày, từ đó có được niềm tin yêu từ các cháu cũng như các bậc phụ huynh và trang bị kiến thức cho riêng mình. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi suy nghĩ tìm hiểu và đã tìm ra “Biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi” như sau:
Biện pháp 1: Tạo môi trường để phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi.
Việc tạo môi trường vui chơi nhằm hình thành cho trẻ những ấn tượng,cảm xúc cho trẻ về giao tiếp. Tôi luôn tạo cho trẻ môi trường để trẻ được trải nghiệm phong phú, đa dạng để khi trẻ đến trường, điều tác động đầu tiên đến trẻ là môi trường của lớp học để kích thích ý muốn giao tiếp ở trẻ. Để thực hiện có hiệu quả ở nội dung này bản thân tôi đã trang trí các góc phù hợp với từng chủ đề bố trí tạo không gian hợp lí ở các góc chơi cho trẻ. Bố trí những góc ồn ào ở xa các góc yên tĩnh nhằm tạo hiệu ứng chơi tốt nhất.
VD: Khi bố trí các góc chơi tôi luôn phân chia các ranh giới giữa các góc rõ ràng, sử dụng tường hoặc các giá tủ để chia khoảng cách giữa các góc chơi để trẻ dễ dàng hoạt động và giao tiếp với nhau trong quá trình chơi.
Ở lớp tôi bố trí các góc chơi đó là: Góc học tập, góc xây dựng, góc nghệ thuật,góc phân vai, góc thiên nhiên. Tuy nhiên tôi xác định góc phân vai, góc nghệthuật và góc xây dựng là các góc trẻ sử dụng kỹ năng giao tiếp nhiều nhất nêntôi đặc biệt quan tâm và thực hiện việc rèn kỹ năng giao tiếp như sau:
Kỹ năng nghe, hiểu: Góc nghệ thuật: ở góc này tôi chuẩn bị đầy đủ các đạo cụ âm nhạc, không gian nghệ thuật để cho trẻ hoạt động. Giới thiệu và trò chuyện cùng trẻ về các bài hát, cho trẻ lắng nghe các âm thanh, giai điệu khác nhau. Rèn luyện kĩ năng nghe cho trẻ.
VD: Các con ơi, chủ đề này chúng mình có những bài hát nào mà các conbiết nhỉ? Bạn nào giúp cô kể tên các bài hát mà chúng mình đã biết nào?Con muốn hát tặng cô và các bạn một bài hát không? Bài hát đó tên là gìnhỉ? Con nhận thấy bài hát có giai điệu như thế nào?...Thông qua các câu hỏi, trò chuyện với trẻ giúp trẻ nhớ lại các bài hát mà trẻ đã được học, trẻ mạnh dạn trả lời, biễu diễn và nêu lên những suy nghĩ của mình một cách phù hợp.
Hay ở góc phân vai: Đây là góc dễ dàng tạo sự hứng thú cho trẻ. Khi rèn kĩ năng nghe, hiểu cho trẻ, tôi hướng trẻ chơi các vai chơi như Bác sĩ khám bệnh, côgiáo, hướng dẫn viên du lịch…để từ đó trẻ nhập vào các vai chơi một cách tự nhiên và sáng tạo. VD: khi trẻ nhập vai bệnh nhân đến khám bệnh: Nhờ Bác sỹ khám bệnh cho cháu không hiểu vì sao mà cháu thấy đau bụng quá...bác sỹ khám bệnh cho bệnh nhân ... Hôm qua cháu ăn gì chắc lại ăn quà vặt đây mà....Từ đó sẽ nảy sinh ra các vấn đề, kỹ năng giao tiếp mà trẻ ứng phó với nhau trong quá trình chơi.
Ở góc xây dựng: Ở góc này, qua sự trao đổi giữa cô và trẻ sẽ hình thành ở trẻ kĩ năng trao đổi, và được thể hiện qua sự trao đổi giữa các kỹ sư xây dựng. Với mỗi một chủ đề, tôi xây dựng các công trình khác nhau, và cho trẻ thực hiện theo cách sáng tạo của trẻ.
Tận dụng tất cả những nguyên vật liệu có thế sử dụng làm đồ dùng đồ chơi như lịch cũ, ống lon, chai nhựa ...cô khuyến khích trẻ cùng làm với cô, vừa làm vừa trò chuyện, qua đó cung cấp vốn từ thêm cho trẻ.
Như vậy việc phát triển các kĩ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi giúp trẻ có cơ hội học mà chơi, chơi mà học. Trẻ được giao tiếp thông qua các trò chơi, vốn từ của trẻ được mở rộng hơn, từ đó việc tiếp thu các kiến thức ở trẻ trở nên dễ dàng, thoải mái và sáng tạo, tự tin hơn.
Biện pháp 2: Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
Việc lồng ghép kỹ năng giao tiếp cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi là vô cùng cần thiết. Bởi mỗi một hoạt động trẻ lại được đón nhận một bài học cho bản thân với nhiều hình thức khác nhau giúp trẻ thêm thích thú mà mục đích chính không hề bị thay đổi.
VD: Trong Giờ đón và trả trẻ tôi luôn tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường, tới lớp cô phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ. Vì trò chuyện với trẻ là hình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc. khi trò chuyện với cô trẻ tự tin vào vốn từ của mình, ngôn ngữ của trẻ nhờ đó mà được mở rộng và phát triển hơn.
Ngoài ra trong giờ đón trẻ, trả trẻ tôi luôn nhắc trẻ các kỹ năng lễ giáo như: Biết chào ông, bà, bố, mẹ, cô giáo, chào các bạn.... như vậy kích thích trẻ trả lời câu trọn vẹn bên cạnh đó giáo dục trẻ có thói quen lễ phép, biết vâng lời.
VD: Ở lớp tôi xây dựng biểu tượng chào hỏi..............Mỗi biểu tượng gắn với một hành động để giúp trẻ nhìn từ các biểu tượng để thể hiện hành động của mình với cô, trẻ....
Hay trong các giờ kể chuyện, đọc thơ, hát........ tôi sử dụng các câu hỏi mở giúp trẻ mở rộng vốn từ cho trẻ.
Biện pháp 3: Phối hợp với phụ huynh trong việc rèn các kỹ năng giao tiếp cho trẻ
Để làm tốt nội dung này tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh cố gắng dành thời gian để trò chuyện, tâm sự với trẻ và lắng nghe khi trẻ nói. Khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng, mạnh lạc, tốc độ vừa nghe để trẻ nghe cho dễ.
Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình tiếp thu và quá trình thể hiện của từng cháu. Việc này giúp phụ huynh học sinh nắm rõ được khả năng của con em mình và có hướng cùng cô giáo dục trẻ. Với những cháu còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin trong quá trình giao tiếp tôi mạnh dạn trao đổi cụ thể các vấn đề với phụ huynh về các mà trể còn hạn chế. Từ đó cùng các bậc phụ huynh gần gũi, quan tâm, chia sẻ để trẻ có cảm xúc và cách thể hiện rõ ràng hơn với từng trẻ, nhờ đó trẻ sẽ có hứng thú hơn khi cô đưa ra hoạt động.
Cha mẹ, người thân cố gắng phát âm đúng, không nên bắt trước những từ trẻ nói ngọng mà cần phải sửa sai ngay những từ trẻ nói sai cho trẻ để trẻ bắt chước được cho đúng.
Khuyến khích hoặc tuyên truyền với phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Tránh không nói tiếng địa phương, tập cho trẻ nói ở mọi lúc mọi nơi, cần tránh cho trẻ nghe những hình thái ngôn ngữ không chính xác.
4. Kết quả đạt được:
“Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi” là phương pháp dạy học có tác dụng giáo dục toàn diện, có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, giúp cho trẻ hình thành những phẩm chất của con người, đó là tiền đề quan trọng trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một sau này.
Muốn nâng cao chất lượng “giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi” trong trường mầm non thì người giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, phải tìm ra các biện pháp, giải pháp đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn phù hợp với địa phương và của lớp mình phụ trách, mạnh dạn áp dụng vào thực tiễn. Thường xuyên quan tâm đến các kỹ năng của từng đứa trẻ, động viên khuyến khích các cháu tích cực tham gia vào các hoạt động.
Chính vì vậy, sau khi áp dụng các biện pháp “giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi” trong trường mầm non đã nêu ở trên đã mang lại nhiều kết quả khả quan:
Đối với giáo viên:
100% Giáo viên trong trường có sự giao lưu, học tập lẫn nhau. Nắm chắc hơn về phương pháp tiến hành giáo dục cho trẻ kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
Có nhiều giải pháp, kinh nghiệm trong việc rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp cho trẻ đạt hiệu quả. Giáo viên tự tin hơn, gần gũi, hiểu đặc điểm tâm lý của trẻ hơn trong quá trình rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
Đối với trẻ:
98 % số trẻ đã mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp,
Vốn từ của trẻ đã phong phú hơn rất nhiều.Trẻ tự đề nghị với cô và bạn về những điều trẻ muốn. Trẻ kể lại được câu chuyện, thể hiện được bài thơ diễn cảm cho cô và các bạn nghe.
Trẻ đã biết cách sắp xếp trật tự các từ rõ ràng, mạch lạc trong câu nên khi trẻ nói trẻ không bớt từ.
Đối với phụ huynh:
+ Có sự thay đổi nhìn nhận về vấn đề tự lập của con, nhận thấy được tầm quan trọng của việc dạy trẻ kỹ năng giao tiếp từ đó có phương pháp, cách thức dạy con hợp lý và hiệu quả hơn.
+ Phụ huynh có cái nhìn đúng đắn hơn về bậc học mầm non. Nhiều phụ huynh đã tìm ra được phương pháp phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất.
5. Kết luận:
- Sau thời gian thực hiện biện pháp trên tôi thấy trẻ lớp tôi rất tiến bộ, mạnh dạn tự tin trong mọi hoạt động, biết hoà đồng cùng các bạn trong lớp, ngoan, lễ phép với mọi người, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, tự tin thích thú khi tham gia hoạt động và giao tiếp với mọi người xung quanh
- Sau khi thực hiện đề tài: “Biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5- 6 tuổi”. Tôi thấy trẻ lớp tôi tiến bộ rõ nét, mạnh dạn, tự tin, hồn nhiên khi giao tiếp, vốn từ phát triển rộng rãi phong phú hơn.Tuy nhiên còn một vài trẻ chậm phát triển nên chưa đạt: Bình Minh. Đối với cháu Bình Minh là trẻ có kỹ năng giao tiếp còn chậm hơn so với các bạn khác nhưng so với bản thân cháu vào dịp đầu năm và hiện tại đã có sự tiến bộ rõ rệt.
- Qua thời gian sử dụng biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ tại lớp. Tôi nhận thấy trẻ không chỉ tiến bộ về mặt kỹ năng giao tiếp mà còn phát triển cả kỹ năng ngôn ngữ, tình cảm xã hội cũng như tư duy, quan hệ tình cảm xã hội, khả năng nhận thức và kỹ năng sống.
6. Ý kiến đề xuất:
- Tham mưu với ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn để cải thiện môi trường ngoài hấp dẫn, có những hình ảnh đẹp, câu chuyện phong phú từ đó trẻ có kỹ năng giao lưu, giao tiếp tốt hơn.
Kính thưa ban giám khảo.
Trên đây là những việc làm cụ thể mà bản thân tôi đã thực hiện thành công, giúp trẻ từ 5-6 tuổi có kỹ năng giao tiếp cực tại trường mầm non chúng tôi rất thành công. Rất mong nhận được sự chia sẻ của các quí vị đại biểu, Ban giám khảo và đồng nghiệp để công tác chăm sóc giáo dục trẻ của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Người báo cáo
Nguyễn Thị Hoài Thu
Từ khóa » Những Kỹ Năng Giao Tiếp Với Trẻ Mầm Non
-
Kỹ Năng Giao Tiếp Cho Trẻ Mầm Non
-
Dạy Kỹ Năng Giao Tiếp Cho Trẻ Mầm Non đơn Giản, Hiệu Quả | ISSP
-
10 Kỹ Năng Giao Tiếp Với Trẻ Mầm Non Giáo Viên Cần Nắm - Blog Phượt
-
Điểm Qua Các Phương Pháp Rèn Kỹ Năng Giao Tiếp Cho Trẻ Mầm Non
-
Phát Triển Kĩ Năng Giao Tiếp Cho Giáo Viên Mầm Non
-
Bài Giảng GIAO TIẾP VỚI TRẺ MẦM NON - Tài Liệu Text - 123doc
-
Một Số Biện Pháp Rèn Kỹ Năng Giao Tiếp Cho Trẻ Mầm Non - Tài Liệu Text
-
KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA TRẺ MẦM NON
-
Kỹ Năng Sống Cho Trẻ Mầm Non: Dạy Trẻ Kỹ Năng Giao Tiếp Với ông Bà ...
-
Rèn Kỹ Năng Giao Tiếp Cho Trẻ Mầm Non
-
Dạy Trẻ Kỹ Năng Sống: 5 Nguyên Tắc Giao Tiếp Hiệu Quả Mà Ba Mẹ ...
-
Dạy Trẻ Mầm Non Kỹ Năng Giao Tiếp Hiệu Quả
-
Kỹ Năng Giao Tiếp Cho Trẻ Mầm Non.
-
Nên Rèn Kỹ Năng Sống Cho Trẻ Mầm Non Bằng Phương Pháp Nào?