Biện Pháp Giúp Học Sinh Giải Bài Tập Về Phương Trình Cân Bằng Nhiệt ...

Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Báo cáo khoa học
Biện pháp giúp học sinh giải bài tập về phương trình cân bằng nhiệt ở môn vật lý khối 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.37 KB, 16 trang )

SK : Biện pháp giúp học sinh giải bài tập về phương trình cân bằng nhiệt ở môn Vật lý khối 8.Trường THCS Châu LăngPHỤ LỤC 1 :CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúcPHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN1. Họ và tên người đăng ký:2. Chức vụ: Giáo viên3. Đơn vị công tác: Trường THCS Châu lăng4. Nhiệm vụ được giao trong đơn vị: Giảng dạy Vật lý khối 6 và khối 85. Tên đề tài sáng kiến: Biện pháp giúp học sinh giải bài tập về phương trình cânbằng nhiệt ở môn Vật lý khối 86. Lĩnh vực đề tài sáng kiến: giải pháp tác nghiệp7. Tóm tắt nội dung sáng kiến:- Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến- Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến- Nội dung sáng kiến* Các phương pháp :+ Tóm tắt bài toán :Chúng ta ai cũng biết ai cũng biết để giải được một bài tập Vật lý nói chungvà bài tập về phương trình cân bằng nhiệt nói riêng, thì vấn đề quan trọng nhất quyếtđịnh việc giải được hay không và kết quả có chính xác hay không, đó chính là bướctóm tắt bài toán. Đây là bước cực kỳ quan trọng quyết định toàn bộ quy trình giải mộtbài toán Vật lý. Mà qua tìm hiểu thì đây chính là khâu yếu nhất của hầu hết các emhọc sinh, không chỉ ở trường THCS An Hòa mà gần như đây là điểm yếu chung củahọc sinh trong toàn huyện.Đối với bài toán phương trình cân bằng nhiệt do có từ 2 vật tham giatrao đổi nhiệt với nhau. Do đó, trước hết ta phải hướng dẫn để học sinh biết được vậtnào tỏa nhiệt và vật nào thu nhiệt, bằng cách dựa vào nhiệt độ ban đầu và nhiệt độ khicân bằng nhiệt. Nếu nhiệt độ của vật lúc cân bằng nhỏ hơn nhiệt độ ban đầu của nó thìvật đó là vật tỏa nhiệt, ngược lại thì vật đó là vật thu nhiệt. Khi đã xác định được vậttỏa nhiệt và thu nhiệt yêu cầu học sinh tóm tắt các đại lượng theo đề bài đã cho, nhưngchú ý ta yêu cầu học sinh tóm tắt tất cả các đại lượng có liên quan đến vật tỏa nhiệttrước (m1, c1, t1) rồi đến vật thu nhiệt (m2, c2, t2) và sau cùng là nhiệt độ lúc cân bằng là t.Nhắc học sinh chú ý đơn vị của khối lượng phải là kg, nếu bài toán cho đơn vị khác thìphải yêu cầu học sinh đổi ra kg.+ Giải bài toán :Thông thường bài toán về phương trình cân bằng nhiệt sẽ có 3 bước giải cơbản đó là:Bước 1: Tìm nhiệt lượng vật tỏa ra, đó chính là Q1= m1c1  t1 = m1c1(t1 - t)Bước 2: Tìm nhiệt lượng vật thu vào, đó chính là Q2= m2c2  t2 = m2c2(t – t2)Người viết :Trang 1SK : Biện pháp giúp học sinh giải bài tập về phương trình cân bằng nhiệt ở môn Vật lý khối 8.Trường THCS Châu LăngBước 3: Lập phương trình cân bằng nhiệt: Q1 = Q2Nhắc học sinh thứ tự các bước giải nên cố định cho các bài khác nhau,tránh trường hợp bài này thì tìm nhiệt lượng tỏa ra trước, bài khác thì lại tìm nhiệtlượng thu vào trước. Để học sinh tạo thành thói quen và không bị lẫn lộn giữa cáccông thức, nhất là các công thức của  t1 và  t2, đây là 2 đại lượng mà học sinh dễ sainhất khi triển khai.Đối với từng bước thì yêu cầu học sinh thay số vào công thức và tính toán rakết quả cụ thể của Q1 và Q2. Nếu đề bài chưa cho đầy đủ các đại lượng trong công thứcthì cũng yêu cầu học sinh thế số vào công thức, đại lượng nào chưa cho thì giữ nguyênđại lượng đó và rút gọn công thức lại. Sau khi đã tìm được Q 1 và Q2 xong ta áp dụngphương trình cân bằng nhiệt Q1 = Q2 sẽ tìm ra đại lượng mà bài toán yêu cầu.8. Thời gian, địa điểm, công việc áp dụng sáng kiến:Từ năm học 2017 - 2018 đến nay, tại Trường THCS Châu Lăng9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sang kiến :- Từ sự quyết tâm đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới cách thức kiểmtra đánh giá, ngành giáo dục đã thu lại những kết quả đáng khích lệ. Điều này được thểhiện qua các huy chương mà các em học sinh của nước ta thu được trên các đấutrường quốc tế. Bên cạnh đó thì có một thực trạng đau lòng là đa số các em học sinhkhông làm được những bài tập đơn giản trong sách giáo khoa. Đặc biệt là các bài tậpvề phương trình cân bằng nhiệt ở môn Vật lý lớp 8.- Bài tập về phương trình cân bằng nhiệt ở lớp 8, nó không chỉ là nội dung quantrọng của chương trình học ở môn Vật lý trong học kỳ 2, mà nó là sự tiếp nối để cácem các bài tập về chương Điện học ở lớp 9 và đây cũng là một nội dung rất quan trọngtrong các bài thi học sinh giỏi môn Vật lý cấp trung học cơ sở.- Mỗi giáo viên giảng dạy môn Vật lí rất trăn trở về cách giải bài tập sau mỗitiết lí thuyết, trong khi bài tập thì nhiều và khó mà thời gian để thực hiện thì lại khôngcó nhiều. Từ đó việc giải bài tập đối với học sinh là một vấn đề cực kì khó khăn, trongkhi một số em lí thuyết nắm khá vững nhưng khi áp dụng lí thuyết đó vào giải bài tậpthì các em lại không thực hiện được. Cái khó ở dạng bài tập này là trong một đề bài cónhiều vật tham gia trao đồi nhiệt với nhau. Từ đó dẫn đến có nhiều khối lượng, cónhiều nhiệt độ, nhiều nhiệt dung riêng của các chất… làm cho học sinh không biết tómtắt bài toán và hiển nhiên là các em không làm được các bài tập dạng này. Trong khichương trình Vật lý 8 ở học kỳ 2 phần bài tập quan trọng lại là bài tập về phương trìnhcân bằng nhiệt. Bên cạnh đó, ở học kỳ 2 môn Vật lý lại không có cột điểm thực hành.Từ những lý do đó mà thông thường kết quả ở học kì 2 của các em đạt rất thấp.- Qua gần nhiều năm giảng dạy ở môn Vật lý 8, cứ đến phần bài tập về phươngtrình cân bằng nhiệt, thì dù tôi có cố gắng giảng như thế nào thì học sinh cũng khônglàm được bài tập. Bản thân tôi đã trăn trở rất nhiều, tôi luôn tìm biện pháp để khắcphục vấn đề này bằng cách tự học tập, nghiên cứu, thảo luận với các đồng nghiệp củatổ trong trường (trong các cuộc họp tổ chuyên môn), trong các cuộc họp của hội đồngbộ môn. Tôi cũng tham khảo qua sách báo và may mắn là tôi đọc được một cuốn sáchnói về cách thực hiện cải cách “Đổi mới phương pháp dạy học Vật lý trung học cơ sở”Người viết :Trang 2SK : Biện pháp giúp học sinh giải bài tập về phương trình cân bằng nhiệt ở môn Vật lý khối 8.Trường THCS Châu Lăngcủa nhóm tác giả: Nguyễn Phương Hồng, Trịnh Thị Hải Yến và Lê Thu Vinh – Nhàxuất bản giáo dục 2003. Đó là một nền tảng để tôi nghiên cứu, áp dụng cho phươngpháp dạy học của mình. Nhưng yếu tố quan trọng để tôi suy nghĩ là phải tìm ra mộtphương pháp giúp học sinh giải được bài tập về phương trình cân bằng nhiệt, nhằmgiúp học sinh nắm được kiến thức một cách sâu sắc hơn và cũng để tạo một nền tảngvững chắc để các em học ở các lớp cao hơn. Đó mới là mục tiêu lớn nhất của tôi và tôiđã thành công với phương pháp của mình. Hôm nay tôi muốn chia sẽ sự thành côngcủa mình với các đồng nghiệp qua bài viết với chủ đề “Biện pháp giúp học sinh giảibài tập về phương trình cân bằng nhiệt ở môn Vật lý khối 8”.10. Đơn vị áp dụng sáng kiến:- Trường THCS Châu lăngToàn huyện11. Kết quả đạt được :+ Năm học : 2017-2018 :TTMÔN,LỚPTSHSGKTBYKém1LíKhối 814532(22,1%)76(52,4%)36(24,8%)01(0,7%)Y/+ Năm học : 2018-2019 :TTMÔN,LỚPTSHSGKTB1LíKhối 812918(15%)81(62,8%)30(22,2%)Kém//+ Năm học : 2019 - 2020 :TTMÔN,LỚPTSHSGKTB1LíKhối 814330(21%)78(54,5%)35(24,5%)YKém//Châu lăng, ngày 24 tháng 10 năm 2019Tác giả(họ, tên, chữ ký)Lê Quốc TịnhNgười viết :Trang 3SK : Biện pháp giúp học sinh giải bài tập về phương trình cân bằng nhiệt ở môn Vật lý khối 8.Trường THCS Châu LăngPHỤ LỤC 2 :PHÒNG GD-ĐT TRI TÔNTRƯỜNG THCS CHÂU LĂNGCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúcChâu Lăng, ngày 17 tháng 01 năm 2019BÁO CÁOKết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp,ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụngI- Sơ lược lý lịch tác giả:- Họ và tên: LÊ QUỐC TỊNH.Nam, nữ: Nam- Ngày tháng năm sinh: …/ /1984- Nơi thường trú: Sơn Đông – Nhà Bàng – Tịnh Biên – An Giang- Đơn vị công tác:THCS Châu Lăng.- Chức vụ hiện nay: Giáo viên- Lĩnh vực công tác: Giảng dạy Lý khối 6 và khối 8.II. Tên sáng kiến: Biện pháp giúp học sinh giải bài tập về phương trình cân bằngnhiệt ở môn Vật lý khối 8III. Lĩnh vực: giải pháp tác nghiệpIV- Mục đích yêu cầu của sáng kiến:A. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:- Những năm đầu khi mới ra trường, khi được phân công giảng dạy môn Vật lýở khối 8, bản thân tôi rất ngần ngại. Vì tỉ lệ yếu kém của học sinh ở học kỳ 2 thườngrất cao, mà nguyên nhân chính là do các em không làm được bài tập. Không chỉ tỉ lệyếu kém nhiều mà từ vấn đề không làm được bài tập, làm cho các em rất sợ học mônVật lý. Mặc dù tôi đã giảng dạy nhiệt tình tìm mọi cách để các em có thể giải được bàitập. Tôi cũng đã hỏi thăm các đồng nghiệp khác thì tình trạng của họ cũng không khácgì tôi.- Không chấp nhận với tình trạng đó, tôi quyết tâm tìm hiểu kĩ nguyênnhân tại sao các em không làm được bài tập. Khi tìm hiểu qua nhiều năm thì tôi đượcbiết các em không làm được bài tập dạng phương trình cân bằng nhiệt là do: các emkhông tóm tắt được đề bài, trong công thức có quá nhiều đại lượng tham gia, khôngchuyển đổi được công thức… Thật ra đây cũng là vấn đề mà bản thân giáo viên chúngtôi cũng đã biết nhưng chưa tìm ra cách để giải quyết. Tìm hiểu được nguyên nhân tôibắt tay vào giải quyết từng vấn đề mà học sinh vướn phải và cuối cùng tôi cũng đãNgười viết :Trang 4SK : Biện pháp giúp học sinh giải bài tập về phương trình cân bằng nhiệt ở môn Vật lý khối 8.Trường THCS Châu Lăngđược đền đáp. Học sinh đã thực hiện được các bài tập về phương trình cân bằng nhiệtmột cách khá thành thạo, các em từ thái độ e ngại giải bài tập, sợ học môn Vật lý màđã chuyển sang thích thú giải bài tập dạng này và ngày càng ham thích học bộ mônVật lý hơn, cũng nhờ đó mà tỉ lệ yếu kém của môn Vật lý ở học kỳ 2 ngày càng giảm(tỉ lệ yếu kém từ năm học trước đây rất cao, từ năm học 2017-2018 giảm đáng kể chỉcòn 0,7%, đến năm học 2018-2019 thì không còn học sinh yếu kém nữa).B. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến- Từ sự quyết tâm đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới cách thức kiểmtra đánh giá, ngành giáo dục đã thu lại những kết quả đáng khích lệ. Điều này được thểhiện qua các huy chương mà các em học sinh của nước ta thu được trên các đấutrường quốc tế. Bên cạnh đó thì có một thực trạng đau lòng là đa số các em học sinhkhông làm được những bài tập đơn giản trong sách giáo khoa. Đặc biệt là các bài tậpvề phương trình cân bằng nhiệt ở môn Vật lý lớp 8.- Bài tập về phương trình cân bằng nhiệt ở lớp 8, nó không chỉ là nội dung quantrọng của chương trình học ở môn Vật lý trong học kỳ 2, mà nó là sự tiếp nối để cácem các bài tập về chương Điện học ở lớp 9 và đây cũng là một nội dung rất quan trọngtrong các bài thi học sinh giỏi môn Vật lý cấp trung học cơ sở.- Mỗi giáo viên giảng dạy môn Vật lý rất trăn trở về cách giải bài tập sau mỗitiết lý thuyết, trong khi bài tập thì nhiều và khó mà thời gian để thực hiện thì lại khôngcó nhiều. Từ đó việc giải bài tập đối với học sinh là một vấn đề cực kì khó khăn, trongkhi một số em lý thuyết nắm khá vững nhưng khi áp dụng lý thuyết đó vào giải bài tậpthì các em lại không thực hiện được. Cái khó ở dạng bài tập này là trong một đề bài cónhiều vật tham gia trao đồi nhiệt với nhau. Từ đó dẫn đến có nhiều khối lượng, cónhiều nhiệt độ, nhiều nhiệt dung riêng của các chất… làm cho học sinh không biết tómtắt bài toán và hiển nhiên là các em không làm được các bài tập dạng này. Trong khichương trình Vật lý 8 ở học kỳ 2 phần bài tập quan trọng lại là bài tập về phương trìnhcân bằng nhiệt. Bên cạnh đó, ở học kỳ 2 môn Vật lý lại không có cột điểm thực hành.Từ những lý do đó mà thông thường kết quả ở học kỳ 2 của các em đạt rất thấp.- Qua nhiều năm giảng dạy ở môn Vật lý 8, cứ đến phần bài tập về phươngtrình cân bằng nhiệt, thì dù tôi có cố gắng giảng như thế nào thì học sinh cũng khônglàm được bài tập. Bản thân tôi đã trăn trở rất nhiều, tôi luôn tìm biện pháp để khắcphục vấn đề này bằng cách tự học tập, nghiên cứu, thảo luận với các đồng nghiệp củatổ trong trường (trong các cuộc họp tổ chuyên môn), trong các cuộc họp của hội đồngbộ môn. Tôi cũng tham khảo qua sách báo và may mắn là tôi đọc được một cuốn sáchnói về cách thực hiện cải cách “Đổi mới phương pháp dạy học Vật lý trung học cơ sở”của nhóm tác giả: Nguyễn Phương Hồng, Trịnh Thị Hải Yến và Lê Thu Vinh – Nhàxuất bản giáo dục 2003. Đó là một nền tảng để tôi nghiên cứu, áp dụng cho phươngpháp dạy học của mình. Nhưng yếu tố quan trọng để tôi suy nghĩ là phải tìm ra mộtphương pháp giúp học sinh giải được bài tập về phương trình cân bằng nhiệt, nhằmgiúp học sinh nắm được kiến thức một cách sâu sắc hơn và cũng để tạo một nền tảngvững chắc để các em học ở các lớp cao hơn. Đó mới là mục tiêu lớn nhất của tôi và tôiNgười viết :Trang 5SK : Biện pháp giúp học sinh giải bài tập về phương trình cân bằng nhiệt ở môn Vật lý khối 8.Trường THCS Châu Lăngđã thành công với phương pháp của mình. Hôm nay tôi muốn chia sẽ sự thành côngcủa mình với các đồng nghiệp qua bài viết với chủ đề “Biện pháp giúp học sinh giảibài tập về phương trình cân bằng nhiệt ở môn Vật lý khối 8”.C. Nội dung sáng kiến:1. Cơ sở lý luận:Từ xưa người ta đã có câu thành ngữ“Học đi đôi với hành”, đây là vấn đề đáng để chúng ta suy ngẫm trong ngành giáo dụchiện nay. Nếu trong cuộc sống thực tế hay trong lĩnh vực khoa học đặc biệt là trongmôi trường giáo dục, nếu chỉ nói suông bằng lý thuyết thì không thể khắc sâu đượckiến thức, mà phải vận dụng lý thuyết đó vào bài tập để kiểm nghiệm lại lý thuyết đãnêu ra. Đặc biệt là môn Vật lý, là một môn học thực nghiệm, nó giải thích các vấn đềxung quanh cuộc sống hằng ngày, nó lôi cuốn người học, nó tạo cho người học sự đammê nếu các hiện tượng được giải thích một cách cụ thể, tường tận. Trong chương trìnhhọc của học sinh thì các vấn đề đó lại được đề cập trong các bài tập, nên bài tập có vaitrò rất quan trọng trong việc tạo nên sự hứng thú học tập của học sinh.2. Thực trạng vấn đề:Những năm đầu khi mới ra trường, khi được phân công giảng dạy mônVật lý ở khối 8, bản thân tôi rất ngần ngại. Vì tỉ lệ yếu kém của học sinh ở học kỳ 2thường rất cao, mà nguyên nhân chính là do các em không làm được bài tập. Khôngchỉ tỉ lệ yếu kém nhiều mà từ vấn đề không làm được bài tập, làm cho các em rất sợhọc môn Vật lý. Mặc dù tôi đã giảng dạy nhiệt tình tìm mọi cách để các em có thể giảiđược bài tập. Tôi cũng đã hỏi thăm các đồng nghiệp khác thì tình trạng của họ cũngkhông khác gì tôi.Không chấp nhận với tình trạng đó, tôi quyết tâm tìm hiểu kĩ nguyênnhân tại sao các em không làm được bài tập. Khi tìm hiểu qua nhiều năm thì tôi đượcbiết các em không làm được bài tập dạng phương trình cân bằng nhiệt là do: các emkhông tóm tắt được đề bài, trong công thức có quá nhiều đại lượng tham gia, khôngchuyển đổi được công thức… Thật ra đây cũng là vấn đề mà bản thân giáo viên chúngtôi cũng đã biết nhưng chưa tìm ra cách để giải quyết. Tìm hiểu được nguyên nhân tôibắt tay vào giải quyết từng vấn đề mà học sinh vướn phải và cuối cùng tôi cũng đãđược đền đáp. Học sinh đã thực hiện được các bài tập về phương trình cân bằng nhiệtmột cách khá thành thạo, các em từ thái độ e ngại giải bài tập, sợ học môn Vật lý. Màđã chuyển sang thích thú giải bài tập dạng này và ngày càng ham thích học bộ mônVật lý hơn, cũng nhờ đó mà tỉ lệ yếu kém của môn Vật lý ở học kỳ 2 ngày càng giảm .3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề :3. 1/. Tóm tắt bài toán :- Chúng ta ai cũng biết ai cũng biết để giải được một bài tập Vật lý nói chung vàbài tập về phương trình cân bằng nhiệt nói riêng, thì vấn đề quan trọng nhất quyết địnhviệc giải được hay không và kết quả có chính xác hay không, đó chính là bước tóm tắtNgười viết :Trang 6SK : Biện pháp giúp học sinh giải bài tập về phương trình cân bằng nhiệt ở môn Vật lý khối 8.Trường THCS Châu Lăngbài toán. Đây là bước cực kỳ quan trọng quyết định toàn bộ quy trình giải một bài toánVật lý. Mà qua tìm hiểu thì đây chính là khâu yếu nhất của hầu hết các em học sinh,không chỉ ở trường THCS Châu Lăng mà gần như đây là điểm yếu chung của học sinhtrong toàn huyện.- Đối với bài toán phương trình cân bằng nhiệt do có từ 2 vật tham giatrao đổi nhiệt với nhau. Do đó, trước hết ta phải hướng dẫn để học sinh biết được vậtnào tỏa nhiệt và vật nào thu nhiệt, bằng cách dựa vào nhiệt độ ban đầu và nhiệt độ khicân bằng nhiệt. Nếu nhiệt độ của vật lúc cân bằng nhỏ hơn nhiệt độ ban đầu của nó thìvật đó là vật tỏa nhiệt, ngược lại thì vật đó là vật thu nhiệt. Khi đã xác định được vậttỏa nhiệt và thu nhiệt yêu cầu học sinh tóm tắt các đại lượng theo đề bài đã cho, nhưngchú ý ta yêu cầu học sinh tóm tắt tất cả các đại lượng có liên quan đến vật tỏa nhiệttrước (m1, c1, t1) rồi đến vật thu nhiệt (m2, c2, t2) và sau cùng là nhiệt độ lúc cân bằng là t.Nhắc học sinh chú ý đơn vị của khối lượng phải là kg, nếu bài toán cho đơn vị khác thìphải yêu cầu học sinh đổi ra kg.* Ví dụ 1: Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 150g được đun nóng tới0100 C vào một cốc nước ở 200C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nướcđều bằng 250C. Tính khối lượng của nước. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là880J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.Để tóm tắt bài toán này trước hết ta cần gợi ý để học sinh tìm xem nhômlà vật tỏa nhiệt hay thu nhiệt, bằng cách yêu cầu học sinh cho biết nhiệt độ ban đầucủa nhôm là bao nhiêu, nhiệt độ lúc cân bằng là bao nhiêu, nhiệt độ lúc cân bằng lớnhơn hay nhỏ hơn nhiệt độ ban đầu, vậy nhôm là vật tỏa nhiệt hay thu nhiệt. Thực hiệntương tự như vậy đối với nước, đề tìm ra vật tỏa nhiệt và vật thu nhiệt. Khi đã xác địnhđược nhôm là vật tỏa nhiệt và nước là vật thu nhiệt ta bắt đầu tóm tắt bài toán nhữngđại lượng nào liên quan đến nhôm ta sẽ gắn nó với số 1 và những đại lượng nào liênquan với nước ta sẽ gắn nó với số 2. Phải nhắc học sinh chú ý đơn vị của khối lượngcó đúng là kg hay chưa nếu chưa thì phải đổi ra kg.Tóm tắt:m1 = 150g = 0,15kgc1 = 880J/kg.Kt1 = 1000Ct = 250Cc2 = 4200J/kg.Kt2 = 200Cm2 = ? kgCần đặc biệt lưu ý thêm với học sinh về từ ngữ của đề bài khi tóm tắt như:nước sôi (thì phải biết nhiệt độ lúc đó là 100 0C), lít nước (mỗi lít nước là 1kg và phảitóm tắt theo đơn vị kg không tóm tắt khối lượng theo đơn vị lít. Ví dụ: bài toán cho 2lít nước thì phải tóm tắt là m=2kg không tóm tắt m=2 lít).* Ví dụ 2: Muốn có 100 lít nước ở nhiệt độ 35 0C thì phải đổ bao nhiêu lít nướcđang sôi vào bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ 15 0C. Lấy nhiệt dung riêng của nước là4200J/kg.K.Người viết :Trang 7SK : Biện pháp giúp học sinh giải bài tập về phương trình cân bằng nhiệt ở môn Vật lý khối 8.Trường THCS Châu LăngĐối với bài toán này tuy vật tỏa nhiệt và thu nhiệt đều là nước, nhưng ta vẫn yêucầu học sinh xác định xem nước ở nhiệt độ nào là tỏa nhiệt nước ở nhiệt độ nào là thunhiệt. Vẫn yêu cầu học sinh dựa vào nhiệt độ ban đầu và nhiệt độ lúc sau của nước.Tóm tắt:m = 100kgc1 = 4200J/kg.Kt1 = 1000Ct = 350Cc2 = 4200J/kg.Kt2 = 150Cm1 = ? kgm2 = ? kgỞ bài toán dạng này ta cần hướng dẫn để học sinh biết m chính là tổng của m 1và m2 . Cũng nên thông tin thêm với các em đối với bài toán cho hai vật tham gia traođổi nhiệt mà giống nhau mà không cho giá trị của nhiệt dung riêng, thì nhiệt dungriêng ta đặt chung là c và khi giải ta vẫn đưa vào công thức. Khi ta lập phương trìnhcân bằng nhiệt ta sẽ đơn giản c ở hai vế đi.3. 2/. Giải bài toán :Thông thường bài toán về phương trình cân bằng nhiệt sẽ có 3 bước giảicơ bản đó là:- Bước 1: Tìm nhiệt lượng vật tỏa ra, đó chính là Q1= m1c1  t1 = m1c1(t1 - t)- Bước 2: Tìm nhiệt lượng vật thu vào, đó chính là Q2= m2c2  t2 = m2c2(t – t2)- Bước 3: Lập phương trình cân bằng nhiệt: Q1 = Q2Nhắc học sinh thứ tự các bước giải nên cố định cho các bài khác nhau,tránh trường hợp bài này thì tìm nhiệt lượng tỏa ra trước, bài khác thì lại tìm nhiệtlượng thu vào trước. Để học sinh tạo thành thói quen và không bị lẫn lộn giữa cáccông thức, nhất là các công thức của  t1 và  t2, đây là 2 đại lượng mà học sinh dễ sainhất khi triển khai.Đối với từng bước thì yêu cầu học sinh thay số vào công thức và tính toánra kết quả cụ thể của Q 1 và Q2. Nếu đề bài chưa cho đầy đủ các đại lượng trong côngthức thì cũng yêu cầu học sinh thế số vào công thức, đại lượng nào chưa cho thì giữnguyên đại lượng đó và rút gọn công thức lại. Sau khi đã tìm được Q1 và Q2 xong ta ápdụng phương trình cân bằng nhiệt Q1 = Q2 sẽ tìm ra đại lượng mà bài toán yêu cầu.* Ví dụ 3: Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 150g được đun nóng tới 100 0Cvào một cốc nước ở 200C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đềubằng 250C. Tính khối lượng của nước. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K,nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.Tóm tắt:m1 = 150g = 0,15kgc1 = 880J/kg.KNgười viết :Trang 8SK : Biện pháp giúp học sinh giải bài tập về phương trình cân bằng nhiệt ở môn Vật lý khối 8.Trường THCS Châu Lăngt1 = 1000Ct = 250Cc2 = 4200J/kg.Kt2 = 200Cm2 = ? kgGiảiNhiệt lượng do quả cầu nhôm tỏa ra:Q1= m1c1  t1 = m1c1(t1 - t)Q1 = 0,15.880.(100 - 25) = 9.900 (J)Nhiệt lượng nước thu vào:Q2= m2c2  t2 = m2c2(t – t2)Q2 = m2 .4200. (25 - 20) = 21000.m2 (J)Phương trình cân bằng nhiệt:Q1 = Q29.900 = 21000.m2=> m2 = 9.900 : 21.000 = 0,47kgTrên đây là một bài toán đơn giản thường hay gặp đối với học sinh lớp 8.Tuy nhiên, trong một số sách bài tập, sách nâng cao thì các bài toán đồi hỏi ở các emmức độ cao hơn nhiều. Các em ngoài việc phải biết thực hiện các bước giải trên đểđưa ra một phuong trình mà trong đó có chứa 2 hoặc 3 ẩn số. Bên cạnh đó các em cònphải biết khai thác hết các dữ kiện mà bài toán đã cho, để tìm thêm các mối quan hệgiữa các ẩn số đó để tạo ra các phương trình khác và sau đó ta kết hợp các phươngtrình đó lại để tìm ra các ẩn số của bài toán.* Ví dụ 4: Muốn có 100 lít nước ở nhiệt độ 350C thì phải đổ bao nhiêu lít nướcđang sôi vào bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ 15 0C. Lấy nhiệt dung riêng của nước là4200J/kg.K.Tóm tắt:m = 100kgc1 = 4200J/kg.Kt1 = 1000Ct = 350Cc2 = 4200J/kg.Kt2 = 150Cm1 = ? kgm2 = ? kgGiảiNhiệt lượng do nước sôi tỏa ra:Q1= m1c1  t1 = m1c1(t1 - t)Q1 = m1.4200. (100 - 35) = 273000.m1 (J)Nhiệt lượng do nước ở 150 thu vào:Q2= m2c2  t2 = m2c2(t – t2)Q2 = m2 . 42000.(35 - 15) = 84000.m2 (J)Người viết :Trang 9SK : Biện pháp giúp học sinh giải bài tập về phương trình cân bằng nhiệt ở môn Vật lý khối 8.Trường THCS Châu LăngPhương trình cân bằng nhiệt:Q1 = Q2273000.m1 = 84000.m23,25m2 = m1 (1)Khối lượng nước cần pha là:m = m1 + m2100 = m1 + m2=> m1 = 100 – m2 (2)Từ (1) và (2) ta có:3,25.m2 = 100 – m2=> m2 = 23,5kg và m1 = 76,5kgNhư đã nói ở trên, đối với bài toán này do cùng một loại chất tham gia trao đổinhiệt nên nhiệt dung riêng của chúng là như nhau, nên ta có thể không cần thế số củanó vào công thức, mà ta giữ nguyên kí hiệu chữ của nó và khi thay vào phương trìnhcân bằng nhiệt ta sẽ đơn giản nó đi.Ngoài các dạng bài tập nói trên, bản thân đang ôn luyện cho học sinh thi học sinhgiỏi văn hóa môn Vật lý, chính vì điều đó bản thân đưa thêm nhiều bài tập về phầnNhiệt học để học sinh giải, vì phần nhiệt chắc chắn sẽ có trong nội dung đề thi họcsinh giỏi văn hóa.* Một số bài tập làm thêm :Câu 1: Thả một miếng đồng có khối lượng 600 g vào0một bình chứa ở nhiệt độ 20 C. Nhiệt độ của nước sau khi cân bằng nhiệt là 800C. Xácđịnh nhiệt độ của miếng đồng trước khi thả vào nước. Biết nhiệt lượng mất mát dobình hấp thụ và tỏa ra không khí bằng 20% nhiệt lượng ban đầu của miếng đồng. Khốilượng nước là 500 g, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kgK, nhiệt dung riêng củađồng là 380 J/kgK.Câu 2 : Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m (kg) ở nhiệt độ t1 =023 C, cho vào nhiệt lượng kế lượng nước khối lượng 2m (kg) ở nhiệt độ t2. Sau khicân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước giảm 4,50C. Tiếp tục đổ thêm vào nhiệt lượng kế 3m(kg) một chất lỏng khác (không tác dụng hóa học với nước) ở nhiệt độ t3 = 500C, khicó cân bằng nhiệt lần thứ hai, nhiệt độ của hệ giảm 50C so với nhiệt độ cân bằng lầnthứ nhất. Tính nhiệt dung riêng của chất lỏng đã đổ thêm vào nhiệt lượng kế. Biếtnhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là c1 = 900 J/kgK và c2 = 4200 J/kgK. Bỏqua mọi mất mát nhiệt khác.Câu 3 : Có ba phích nước: Phích 1 chứa 300 g nước ở nhiệt độ 400C, phích 2chứa nước ở nhiệt độ 800C, phích 3 chứa nước ở nhiệt độ 200C. Người ta rót nước từphích 2 và phích 3 vào phích 1 sao cho lượng nước trong phích 1 tăng gấp đôi và khicân bằng nhiệt thì nhiệt độ trong phích 1 là t = 500C. Tính lượng nước đã rót từ mỗiphích.Người viết :Trang 10SK : Biện pháp giúp học sinh giải bài tập về phương trình cân bằng nhiệt ở môn Vật lý khối 8.Trường THCS Châu LăngCâu 4 : - Để có 15 lít ở 400C, ta lấy 5 lít nước ở 850C pha với nước ở 250C.Lượng nước ở 850C có đủ dùng hay không ? Nếu không đủ thì thừa hoặc thiếubao nhiêu lít?Nếu dùng 5 lít nước ở 1000C pha với nước ở 250C thì thu được bao nhiêu lít nước ở400C?Câu 5 : Nước máy có nhiệt độ 220C. Muốn có 30 lít nước ở nhiệt độ 35 0C để sửdụng, người ta đã dùng 4 lít nước có nhiệt độ 990C. Hỏi:a. Lượng nước nóng đó có đủ không? Thừa hay thiếu bao nhiêu?b. Nếu dùng hết cả 4 lít nước ở nhiệt độ 990C, thì được bao nhiêunước ấm ?Câu 6 : Trong một cốc hình trụ chứa nước tới độ cao h = 12 cm ở nhiệt độ t0 =023 C. Người ta thả vào cốc một miếng nhôm được vớt ra từ một ấm nước đang sôi.Khi đó mực nước trong cốc hình trụ dâng thêm một khoảng d = 2 cm. Tìm nhiệt độnước trong cốc khi có sự cân bằng nhiệt. Biết khối lượng riêng của nước và nhôm lầnlượt là D1 = 1000 kg/m3 và D2 = 2700 kg/m3, nhiệt dung riêng của nước và nhôm lầnlượt là c1 = 4200 J/kgK và c2 = 920 J/kgK. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với cốc và môitrường. (Hướng dẫn: thể tích V của cốc hình trụ bằng diện tích đáy S nhân với chiềucao h của cốc)Câu 7 : Trộn lẫn rượu và nước người ta thu được hỗn hợp nặng 688 g ở nhiệt độ030 C. Tính khối lượng của nước và khối lượng của rượu. Biết rằng ban đầu rượu cónhiệt độ 100C và nước có nhiệt độ 100 0C. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của rượu là 2500 J/kgK.Câu 8 : a) Xác định nhiệt độ của hỗn hợp nước "3 sôi, 2 lạnh" sau khi có sự cânbằng nhiệt? Biết nhiệt độ ban đầu của nước sôi là 100 0 C và của nước lạnh là 10 0C. Bỏqua sự trao đổi nhiệt với bình và môi trường.b) Tiếp tục đổ tiếp “3 sôi” vào hỗn hợp nước vừa thu được. Xác địnhnhiệt độ của hỗn hợp nước lúc sau khi có sự cân bằng nhiệt.Câu 9 : Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng 100 g chứa 500 g nước ởnhiệt độ 300C. Người ta thả vào nhiệt lượng kế một thỏi hợp kim nhôm và thiếc cókhối lượng 400 g được nung nóng tới nhiệt độ 160 0C. Nhiệt độ cân bằng của hệ thốnglà 400C. Tính khối lượng nhôm và thiếc có trong hợp kim. Cho nhiệt dung riêng củanhôm 880 J/kgK, của nước 4200 J/kgK, của thiếc 230 J/kgK.Câu 10 : Người ta đổ m1 gam nước nóng và m2 gam nước lạnh, khi cân bằngnhiệt, nhiệt độ của nước lạnh tăng 50C. Biết độ chênh lệch nhiệt độ ban đầu của nướcnóng và nước lạnh là 600C.m1a) Tìm tỉ số m .2b) Nếu đổ thêm m1 gam nước nóng vào hỗn hợp mà ta vừa thu được, khicân bằng nhiệt, nhiệt độ của hỗn hợp nước lúc sau tăng thêm bao nhiêu độ?(Cho rằng chỉ có nước trao đổi nhiệt với nhau)Câu 11 : Để có 30 lít nước ở 400C, người ta pha nước ở 850C với nước ở 250C.Tính thể tích V(lít) của nước ở 850C cần dùng. Cho nhiệt dung riêng của nước là C =Người viết :Trang 11SK : Biện pháp giúp học sinh giải bài tập về phương trình cân bằng nhiệt ở môn Vật lý khối 8.Trường THCS Châu Lăng4200 J/kg.K, khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt củanước với bình chứa.Câu 12 : Một bình nhôm khối lượng m 0 = 7/22 kg, nhiệt độ ban đầu là t 0 = 150,được bọc kín bằng lớp xốp cách nhiệt. Cần bao nhiêu nước nhiệt độ t 1 = 500C và baonhiêu nhiêu nước ở nhiệt độ t2 = 100C để khi cân bằng nhiệt có được 1,65 kg nước ởnhiệt độ t3 = 300C. Cho nhiệt dung riêng của nhôm là c 0 = 880 J/kg.K, của nước là c =4 200 J/kgK.Câu 13 : Một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 100 g chứa 280 g nướccân bằng nhiệt ở nhiệt độ 15 0C. Thả vào nhiệt lượng kế một miếng đồng có khối lượng200 g ở nhiệt độ 1000C. Nhiệt độ cân bằng nhiệt sau khi thả miếng đồng là 20 0C. Biếtnhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/kgK. Hãy tính nhiệt dung riêng của đồng.V- Hiệu quả đạt được:Sau khi vận dụng các kinh nghiệm vào trong giảng dạy, hiệu quả đầu tiên màtôi thấy được đó chính là kết quả học tập của các em đã được nâng lên một cách đángkể. Tỉ lệ học sinh yếu đã giảm theo hàng năm (tỉ lệ yếu kém từ năm học trước đây rấtcao, từ năm học 2017-2018 giảm đáng kể chỉ còn 0,7%, đến năm học 2018-2019 thìkhông còn học sinh yếu kém nữa). Bên cạnh đó điều đáng mừng là thái độ học tập củacác em đã thay đổi, các em không còn thái độ ngán ngại học môn Vật lý, sợ giải cácbài tập về phương trình cân bằng nhiệt. Giờ đây các em đã thực hiện các bài tập nàymột cách thuần thục và có thể thực hiện được tốt các bài tập nâng cao về phương trìnhcân bằng nhiệt. Từ những kết quả trên cho thấy phương pháp tôi đang chọn là phù hợpvới đối tượng học sinh hiện tại. Đây là một điều đáng khích lệ để tôi tiếp tục thực hiệntheo phương pháp mình đã chọn và ngày càng hoàn thiện hơn phương pháp này.VI. Mức độ ảnh hưởng:- Đối với sáng kiến này tôi tin rằng nó phù hợp với mọi đối tượng giáo viên vàhọc sinh của chúng ta. Vì đây là vấn đề hết sức cốt lõi mà mỗi em học sinh khi nghiêncứu về các bài tập phương trình cân bằng nhiệt phải thông thạo. Khi áp dụng phươngpháp này ta cần chú ý nên chọn các bài tập thật đơn giản để các em thực hiện trước,nhằm tạo cho các em có sự thích thú với việc giải bài tập, rồi hãy dần đưa đến nhữngbài tập có tính phức tạp. Ta phải làm sao để cho học sinh không còn thái độ sợ giải bàitập mà thay vào đó là thích giải bài tập. Giáo viên thường xuyên tổ chức cho các emlàm bài tập và giáo viên có chấm điểm nhằm khích lệ các em hứng thú làm bài tập vàgiao bài tập về nhà để các em thực hiện, giáo viên có nhận xét và cho điểm các bài tậpđó.- Khả năng áp dụng giải pháp: hiện tại đang áp dụng cho học sinh tại trườngtrung học cơ sở Châu lăng. Ngoài ra có thể áp dụng cho toàn Huyện, toàn TỉnhVII- Kết luận :1./ Bài học kinh nghiệm :Người viết :Trang 12SK : Biện pháp giúp học sinh giải bài tập về phương trình cân bằng nhiệt ở môn Vật lý khối 8.Trường THCS Châu LăngTừ khi áp dụng kinh nghiệm vào trong giảng dạy và đạtđược những kết quả ngoài mong đợi như trên. Bản thân nhận ra một điều tại sao cùnggiảng dạy một đối tượng học sinh, mà các em lại thích học môn này và chán học mônkhác, thích học giáo viên này không thích học giáo viên khác, tại sao cùng một kiếnthức như nhau mà giáo viên này hướng dẫn thì học sinh làm được nhưng có giáo viênhướng dẫn học sinh lại không thực hiện được … Khi gặp vấn đề này thì chúng ta đừngvội trách ở học sinh, mà hãy đặt ta vào vị trí của các em. Hãy tưởng tượng ta học mộtvấn đề gì đó mà chúng ta không hiểu, không làm được gì hết thì chắc chắn rằng tacũng sẽ không chú ý, tập trung được nữa. Chúng ta đã lớn, đã có ý thức trong học tậpmà còn có thái độ đó thì huống gì các em còn nhỏ ý thức học tập còn kém khi gặpnhững vấn đề đó thì việc chán học, lơ là và sợ học môn nào đó là điều khó tránh khỏi.Vì vậy, trong giảng dạy nếu ta gặp trường hợp này chúng ta cần phải tìm hiểu xemphương pháp của ta có phù hợp với các em chưa, các em gặp khó khăn vướn mắc chỗnào… Ta phải tìm ra cho được nguyên nhân của vấn đề thì lúc đó ta mới có biện phápđể khắc phục các nguyên nhân đó. Làm được như thế tôi tin chắc rằng chúng ta sẽthành công trong công tác giảng dạy của mình.2./ Kết luận chung :Qua kinh nghiệm cho thấy mỗi khâu của quá trình dạy học đều có tầm quantrọng của nó. Ta không thể xem trọng lý thuyết mà bỏ quên đi bài tập hoặc ngược lại tacũng không nên chú trọng quá bài tập trong khi lý thuyết các em chưa nắm vững. Nóiđiều này để chúng ta thấy thực tế giảng dạy đối với môn Vật lý cấp trung học cơ sởhiện nay, do thời lượng bố trí cho các bài dạy lý thuyết quá nhiều trong khi thời lượngđể giúp các em giải các bài bập liên quan đến các kiến thức đó thì lại quá ít. Nếuchúng ta không có một phương pháp hướng dẫn giải bài tập phù hợp thì chắc chắn cácem sẽ gặp khó khăn trong việc giải các bài tập, thậm chí là các bài tập đơn giản. Dođó, lựa chọn một phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh là một điềukiện tiên quyết giúp ta hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục đã đề ra.3./ Những kiến nghị, đề xuất :Từ nguyên nhân mà học sinh không làm được bài tập, sợ làm bài tập chínhlà do thời lượng dành cho việc giải bài tập quá ít, các bài tập đưa ra vượt quá trình độnhận thức của các em. Vì thế tôi có kiến nghị khi chung ta thực hiện thay sách giáokhoa nên xem xét lại vấn đề này.Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiếnNgười viết sáng kiếnNgười viết :Trang 13SK : Biện pháp giúp học sinh giải bài tập về phương trình cân bằng nhiệt ở môn Vật lý khối 8.Trường THCS Châu LăngPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRI TÔNTRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CHÂU LĂNGBÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾNBiện pháp giúp học sinh giải bài tậpvề phương trình cân bằng nhiệt ởmôn Vật lý khối 8”“Tên Tác giả :Chức vụ : Giáo viênĐơn vị công tác : Trường THCS Châu LăngNgười viết :Trang 14Châu Lăng, tháng 01 năm 2019SK : Biện pháp giúp học sinh giải bài tập về phương trình cân bằng nhiệt ở môn Vật lý khối 8.Trường THCS Châu LăngĐề nghị nâng lên thành đề tài cấp cao hơn:…………Người viết :Trang 15SK : Biện pháp giúp học sinh giải bài tập về phương trình cân bằng nhiệt ở môn Vật lý khối 8.Người viết :Trường THCS Châu LăngTrang 16

Tài liệu liên quan

  • Thiết kế một số  bài giảng giúp  học sinh giải bài tập hình học phẳng Thiết kế một số bài giảng giúp học sinh giải bài tập hình học phẳng
    • 115
    • 1
    • 1
  • THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG  GIÚP HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP HÌNH HỌC PHẲNG  Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM VI THẾ GIỚI THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG GIÚP HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP HÌNH HỌC PHẲNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM VI THẾ GIỚI
    • 115
    • 1
    • 0
  • Thiết kế một số bài giảng giúp học sinh giải bài tập hình học phẳng ở trường THPT với sự hỗ trợ của phần mềm vi thế giới Thiết kế một số bài giảng giúp học sinh giải bài tập hình học phẳng ở trường THPT với sự hỗ trợ của phần mềm vi thế giới
    • 115
    • 1
    • 0
  • SKKN: Một số phương pháp giúp học sinh giải bài tập về kiểu xâu SKKN: Một số phương pháp giúp học sinh giải bài tập về kiểu xâu
    • 20
    • 6
    • 2
  • sáng kiến kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập theo phương pháp bảo toàn trường THPT số 1 bắc hà sáng kiến kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập theo phương pháp bảo toàn trường THPT số 1 bắc hà
    • 21
    • 1
    • 2
  • SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP DẠNG NHẬN BIẾT CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP DẠNG NHẬN BIẾT CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN
    • 21
    • 5
    • 20
  • skkn một số phương pháp giúp học sinh giải bài tập về kiểu xâu thpt chuyên lương thế vinh skkn một số phương pháp giúp học sinh giải bài tập về kiểu xâu thpt chuyên lương thế vinh
    • 19
    • 892
    • 0
  • Một số biện pháp giúp học sinh giải toán có lời văn ở lớp 3 Một số biện pháp giúp học sinh giải toán có lời văn ở lớp 3
    • 4
    • 1
    • 18
  • Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 hiểu về biện pháp so sánh tu từ trong bài tập đọc Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 hiểu về biện pháp so sánh tu từ trong bài tập đọc
    • 4
    • 1
    • 17
  • SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC SINH GIẢI BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC SINH GIẢI BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ
    • 7
    • 1
    • 8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(2.93 MB - 16 trang) - Biện pháp giúp học sinh giải bài tập về phương trình cân bằng nhiệt ở môn vật lý khối 8 Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Bài Tập Năng Cao Về Phương Trình Cân Bằng Nhiệt