Biện Pháp Khắc Phục đau Khớp Thái Dương Hàm Tại Nhà Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Rối loạn KTDH có thể dẫn đến đau ở KTDH và các cơ kiểm soát chuyển động của hàm. Ngoài ra, chứng nghiến răng khi ngủ cũng là một nguyên nhân. Hãy thử áp dụng các cách sau đây khi bị đau KTDH.
Chườm nóng và lạnh
Nếu cảm thấy đau nhói ở KTDH, hãy sử dụng túi chườm lạnh trong khoảng 10 phút cho cả hai bên hàm. Có thể chườm lặp lại sau mỗi 2 giờ nếu thấy cần thiết. Lạnh sẽ khiến các dây thần kinh bị tê đi và sẽ không còn nhạy cảm trong việc gửi các thông điệp đau đớn tới não bộ.
Ngược lại, trong trường hợp cảm thấy đau nhức âm ỉ, kéo dài thay vì đau nhói từng cơn, nên chườm túi chườm nóng. Nhiệt độ cao sẽ làm tăng lưu thông máu và thư giãn các cơ hàm. Có thể ngâm một ít khăn trong nước nóng và luân phiên sử dụng chúng áp lên khu vực đau trong khoảng 20 phút.
Massage
Xoa bóp khu vực xung quanh khớp hàm để làm giảm sự căng cứng của cơ và tăng lưu thông máu đến khu vực này cũng là cách điều trị hiệu quả. Há miệng và chà xát các cơ quanh KTDH cho đến khi chúng hết co cứng. Ngậm miệng lại và lặp lại massage. Lặp lại các động tác massage nhiều lần trong ngày.
Cũng có thể xoa bóp các cơ đau bằng ngón trỏ phía trong khoang miệng. Xoa bóp các cơ liên quan ở hai bên cổ cũng có thể làm giảm căng thẳng gây đau hàm.
Khắc phục đau khớp thái dương hàm tại nhà.
Duy trì tư thế đúng
Nhiều khi tư thế trong sinh hoạt, làm việc sẽ gây đau KTDH. Trong khi ngồi trên ghế, cố gắng ngồi thẳng thay vì cúi về phía trước. Đảm bảo cằm không bị lệch về phía trước ra khỏi trục dọc của cơ thể vì điều này gây căng thẳng cho lưng và cổ dẫn đến đau khớp hàm. Nhiều người có thói quen nghe điện thoại bằng cách kẹp điện thoại giữa má và vai để được rảnh tay nhưng cách này sẽ làm căng cơ hàm và cổ.
Đeo dụng cụ bảo vệ
Nghiến răng lâu ngày sẽ dẫn tới đau KTDH, rối loạn KTDH, tổn thương răng, hàm, thậm chí biến dạng mặt. Có thể sử dụng máng chống nghiến răng khi ngủ để bảo vệ hàm răng của mình. Dụng cụ này được làm bằng vật liệu mềm hoặc acrylic cứng và được thiết kế để giữ hàm răng tách nhau ra và tránh những tổn thương cho hàm răng.
Thay đổi thói quen ăn uống
Đừng ăn những thực phẩm dai và giòn như sụn, thịt bò, trái cây giòn, các loại hạt cứng... Thay vào đó hãy ăn thức ăn mềm như mỳ sợi, súp và các thực phẩm dễ ăn khác. Tránh việc há miệng thật lớn để cắn hoặc ngậm thức ăn. Không dùng đồ uống, đồ ăn chứa caffeine và trà vì các chất này có thể làm tăng căng cơ.
Bổ sung canxi và magiê
Ăn các thức ăn giàu canxi và magiê. Những khoáng chất này thúc đẩy thư giãn cơ bắp và giảm căng thẳng trong cơ hàm, giúp điều trị đau KTDH tại nhà hiệu quả. Một cách khác bổ sung bằng dạng bột: trộn 500mg canxi và 250mg magiê vào nước cam và uống vào buổi sáng.
Bảo vệ khớp thái dương hàm của bạn
Cố gắng đừng ngáp vì động tác này sẽ gây ra nhiều đau đớn hơn. Nếu không thể tránh ngáp, hãy cố gắng mở miệng càng ít càng tốt.
Không nhai kẹo cao su vì nó làm căng các cơ hàm.
Không nên cắn móng tay hoặc nhai một cây bút chì, một động tác một số người thường mắc khi lo lắng. Tìm một cách khác không liên quan đến hàm để thoát khỏi sự lo lắng.
Nằm nghiêng hoặc nằm ngửa khi ngủ. Nằm sấp khi ngủ thường với tư thế nghiêng đầu sang một bên có thể gây căng cổ, có thể sái hàm...
Nếu phải ngồi bên bàn làm việc quá lâu, hãy nghỉ ngơi vài phút và thiền. Tập trung vào cổ và cơ mặt, cho phép chúng cử động chậm chạp và thư giãn.
Duy trì 20-30 phút tập thể dục ít nhất 3-4 lần trong một tuần. Tập thể dục không chỉ làm giảm căng thẳng mà còn giúp cơ thể sản xuất endorphin hoạt động như thuốc giảm đau tự nhiên.
Nếu thường xuyên đeo một chiếc cặp hoặc túi nặng trên một vai, hãy cố gắng giảm tải, cũng như đổi vai liên tục vì trọng lượng sẽ làm rối loạn sự liên kết của cổ và cột sống của bạn. Nó có thể góp phần gián tiếp vào các cơn đau hàm. Tốt nhất đeo ba lô khi đang đi bộ.
Bài tập thư giãn
Bài tập 1: Ngồi thẳng lưng và mở hé miệng thư giãn. Bây giờ, ngả lưng ra sau để trán hướng lên trời. Hít sâu và thở ra từ từ. Quay trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại.
Bài tập 2: Ngồi thẳng và cúi đầu về phía trước sao cho cằm chạm vào ngực. Bây giờ, khóa các ngón tay của cả hai tay và đặt chúng phía sau đầu. Đẩy bằng đầu theo hướng ra sau đồng thời chống lại xu hướng này bằng tay. Lặp lại 3-5 lần mỗi ngày để thư giãn tủy sống của bạn.
Bài tập 3: Nằm ngửa. Đặt tay trái lên bụng và tay phải lên ngực. Thư giãn. Giữ nhịp thở bình thường trong thời gian bao lâu tùy thích. Khi bạn cảm thấy rằng bạn đã sẵn sàng, hãy hít thở sâu cảm nhận không khí đi qua khí quản đến bụng. Thở ra từ từ. Lặp lại 10-20 lần.
Khi nào nên đến bác sĩ?
Nếu vẫn có triệu chứng đau và khó chịu sau 2 tuần điều trị tại nhà. Nếu bị đau quá nhiều khi mở miệng hoặc đánh răng. Đó là lúc nên đi khám bác sĩ.
Từ khóa » Căng Cơ Cằm
-
Mỏi Cơ Hàm Mặt, Phải Làm Thế Nào? | Vinmec
-
Đau Hoặc Mỏi Cơ Hàm Là Dấu Hiệu Của Loạn Khớp Hàm đúng Không?
-
Nguyên Nhân Gây đau Nhức Quai Hàm Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Đau Xương Hàm Gần Tai: Triệu Chứng Cảnh Báo Nhiều Bệnh
-
Cứng Hàm: Nguyên Nhân, Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả - YouMed
-
Hiện Tượng Cứng Hàm Và Những điều Bạn Chưa Biết! | Medlatec
-
Căng Da Vùng Cằm Cổ ở Tuổi 50? - Suckhoe123
-
Đau Quai Hàm Bên Trái: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục
-
Đau ở Cằm - Nguyên Nhân, Chẩn đoán, Tư Vấn Và điều Trị.
-
Những điều Bạn Cần Biết Về Hiện Tượng Cơ Cằm Bị Giật - Hello Doctor
-
“Ngáp Sái Quai Hàm…” - BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH
-
Đau Quai Hàm: Triệu Chứng Và Cách điều Trị Tại Nhà Hiệu Quả Tức Thì
-
5 Bài Tập Giúp định Hình Xương Hàm Không Cần Phẫu Thuật