Những điều Bạn Cần Biết Về Hiện Tượng Cơ Cằm Bị Giật - Hello Doctor
Có thể bạn quan tâm
Co giật cơ cằm là gì? Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng này? Cách phòng và điều trị chứng bệnh này ra sao? Hãy cùng Hello Doctor tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.
- 1. Bị giật cơ cằm là gì?
- 2. Dấu hiệu giật cơ cằm
- 3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
- 4. Biến chứng của hiện tượng giật cơ cằm
- 5. Phòng ngừa chứng giật cơ cằm
- 6. Các biện pháp điều trị
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
✍ Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
✍ Bác sĩ Lê Thành Nhân
===
1. Bị giật cơ cằm là gì?
Chứng co giật cơ cằm là tình trạng các cơ ở phần cằm bị co giật. Thông thường đây là những cơn co giật tự phát, người bệnh không hay biết hay không tự kiểm soát được. Và giật cơ cằm có thể diễn ra ngay trong khi ngủ.
Chứng bệnh này thường không gây đau đớn và không bị coi là nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các cơ cằm có thể co giật tới mức gây khó khăn trong việc trò chuyện hay ăn uống.
Hơn nữa, do không thể kiểm soát được, các cơn co giật cơ cằm này có thể làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, giao tiếp xã hội, giảm chất lượng sống, ảnh hưởng tới thẩm mỹ khuôn mặt của người bệnh.
>>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm về chứng co giật trong bài viết: Co giật là bệnh gì?
Đối tượng mắc bệnh
Cả hai giới đều có thể bị co giật cơ cằm, tuy nhiên chứng bệnh này gặp nhiều hơn ở phụ nữ, nhất là phụ nữ trung niên và cao tuổi, với tỷ lệ gấp đôi nam giới.
Bệnh này cũng phổ biến hơn ở người châu Á, so với ngưởi châu Âu.
2. Dấu hiệu giật cơ cằm
Dấu hiệu đầu tiên của co giật cơ cằm thường là co giật nhẹ ở vùng cằm. Những cơn co giật này có thể thấy rõ và gây ảnh hưởng đến khẩu hình miệng của người bệnh, nhất là khi bệnh nhân đang ngậm miệng hay im lặng.
Tuy ít khi gây đau đớn nhưng một trong các triệu chứng của co giật cơ cằm là cảm giác như “giựt thịt” hay cảm giác như bị ai nhéo cằm. Bệnh nhân có thể giật mình, nhận biết được hay hoàn toàn không hề hay biết.
3. Nguyên nhân và các yếu tố gây co giật cơ cằm
Theo Bác sĩ Trần Đình Vũ - Bệnh viện ĐH Y Dược HCM: Phần lớn các trường hợp co giật cơ cằm là do kích thích dây thần kinh số VII.
Nguyên nhân thường gặp nhất là do tĩnh mạch đè ép lên dây thần kinh số VII ngoại biên. Các nguyên nhân khác như do liệt dây thần kinh số VII hay có tổn thương đối với dây thần kinh số VII. nguyên nhân ít gặp hơn là do tổn thương trực tiếp hệ thần kinh hoặc hệ tuần hoàn của não.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, chứng giật cơ cằm là triệu chứng của bệnh đa xơ cứng (Multiple Sclerosis).
Mặc dù hiếm khi xảy ra, nhưng nếu bệnh nhân là người dưới 40 tuổi, cần kiểm tra bệnh đa xơ cứng như là một nguyên nhân có thể xảy ra.
Yếu tố nguy cơ
Các nguồn kích thích thường gặp nhất là mạch máu đè ép vào dây thần kinh số VII gần thân não. Các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn khác bao gồm: Có khối u hoặc tổn thương trên dây thần kinh; các dị dạng mạch máu ở thân não...
Bên cạnh đó, cũng cần chú ý đến và tầm soát cho người bệnh về bệnh Parkinson. Bệnh nhân mắc bệnh Parkinson thường bị run khi nghỉ. Run có thể ở tay, cả tay lẫn chân hoặc run ở cằm và môi. Do đó, giật cơ ở cằm có thể là một triệu chứng sớm của bệnh Parkinson.
Tuy nhiên, nếu là do Parkinson, bệnh nhân thường xuất hiện kèm thêm nhiều triệu chứng của bệnh Parkinson như cử động chậm chạp, khó khởi động một động tác, nét mặt đờ đẫn ít biểu cảm; bước đi kéo lết chân, dáng đi lưng còng xuống, nói tiếng nhỏ khó nghe...
4. Biến chứng của hiện tượng giật cơ cằm
Nếu không được điều trị, các triệu chứng co giật cục bộ ở cằm có thể trở nên trầm trọng hơn và lan đến các cơ khác trên cùng một bên khuôn mặt.
Sự co giật có thể ảnh hưởng đến các cơ của miệng và kéo lệch miệng. Thậm chí, nếu thường xuyên co giật có thể khiến tất cả các cơ một bên mặt bị kéo lệch, co dúm mãi mãi. Một số người có thể bị co giật ở cả hai bên mặt nhưng rất hiếm.
5. Phòng ngừa chứng giật cơ cằm
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu chưa phát hiện bất kỳ cách nào để phòng ngừa các cơn co giật cơ cằm. Vì vậy, cách duy nhất để ngăn cản sự khởi phát của cơ co giật khi tình trạng phát triển là biết rõ nguyên nhân gây ra bệnh, để thông qua đó tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.
Sự căng thẳng, mệt mỏi và lo lắng đã được chứng minh là làm cho tình trạng co giật cơ trở nên trầm trọng hơn, vì vậy, để giảm thiểu triệu chứng giật cơ cằm người bệnh nên tránh những yếu tố kích thích này nếu có thể.
6. Các biện pháp điều trị
Điều trị dùng thuốc sẽ là lựa chọn đầu tay. Bác sĩ sẽ thường kê toa để giúp giảm co giật các cơ nhỏ vùng cằm. Tuy nhiên, nếu điều trị không quả, bác sĩ sẽ cân nhắc một số phương pháp xâm lấn khác như: tiêm thuốc, phẫu thuật…
Thuốc để tiêm thường là độc tố botulinum (botox), được sử dụng để làm tê liệt các cơ cằm và ngừng co giật. Phương pháp điều trị này tỉ lệ cho hiệu quả từ 85 - 95%. Các tác dụng này sẽ mất đi sau 3 - 6 tháng và người sử dụng cần được theo dõi thường xuyên bởi phương pháp này cũng có một số tác dụng phụ không mong muốn như sụp mí, đau mắt, liệt nhẹ cơ mặt... Nhưng các tác dụng phụ này sẽ biến mất sau một thời gian ngắn.
Mặc dù phẫu thuật là phương pháp xâm lấn hơn so với tiêm thuốc, phương pháp phẫu thuật đem lại kết quả điều trị ngay và vĩnh viễn. Trong một thủ thuật được gọi là giải ép vi mạch, bác sĩ phẫu thuật di chuyển động mạch đang đè ép ra khỏi dây thần kinh số VII và đặt một tấm đệm lên dây thần kinh để bảo vệ nó khỏi bị tái chèn ép trong tương lai. Phẫu thuật này rất có hiệu quả, phù hợp với người trẻ tuổi và những người ở giai đoạn đầu của tình trạng này.
Thủ thuật này cũng có một số rủi ro như nguy cơ suy giảm thính giác từ 1,5 - 8%, tổn thương tiểu não.
Điều quan trọng là người bệnh phải đi khám và điều trị tích cực, càng sớm càng tốt. Tình trạng của người bệnh có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu không được điều trị.
Từ khóa » Căng Cơ Cằm
-
Mỏi Cơ Hàm Mặt, Phải Làm Thế Nào? | Vinmec
-
Đau Hoặc Mỏi Cơ Hàm Là Dấu Hiệu Của Loạn Khớp Hàm đúng Không?
-
Nguyên Nhân Gây đau Nhức Quai Hàm Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Đau Xương Hàm Gần Tai: Triệu Chứng Cảnh Báo Nhiều Bệnh
-
Cứng Hàm: Nguyên Nhân, Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả - YouMed
-
Hiện Tượng Cứng Hàm Và Những điều Bạn Chưa Biết! | Medlatec
-
Căng Da Vùng Cằm Cổ ở Tuổi 50? - Suckhoe123
-
Đau Quai Hàm Bên Trái: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục
-
Đau ở Cằm - Nguyên Nhân, Chẩn đoán, Tư Vấn Và điều Trị.
-
“Ngáp Sái Quai Hàm…” - BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH
-
Đau Quai Hàm: Triệu Chứng Và Cách điều Trị Tại Nhà Hiệu Quả Tức Thì
-
Biện Pháp Khắc Phục đau Khớp Thái Dương Hàm Tại Nhà Hiệu Quả
-
5 Bài Tập Giúp định Hình Xương Hàm Không Cần Phẫu Thuật