Biện Pháp Làm Giảm ô Nhiễm Và Bảo Vệ Môi Trường Không Khí

Ngoài đất và nước thì không khí cũng là yếu tố tự nhiên rất quan trọng với con người. Chúng ta có thể nhịn ăn, nhịn uống vài ngày nhưng không thể nhịn thở vài phút. Hít thở, hô hấp giúp con người có thể duy trì hoạt động sống. Ngoài ra, không khí cũng rất quan trọng đối với sự sống của các loài động, thực vật khác trên hành tinh. Tuy nhiên, môi trường không khí hiện nay đang ngày càng trở nên ô nhiễm nghiêm trọng và dẫn đến những hậu quả khó lường. Trước thực trạng đó, chúng ta cần có các biện pháp làm giảm ô nhiễm và bảo vệ môi trường không khí được đề xuất, thực hiện một cách có hiệu quả.

Các biện pháp giúp làm giảm và bảo vệ môi trường không khí

Mục lục

  • 1. Hạn chế sử dụng ô tô, xe máy
  • 2. Tiết kiệm điện
  • 3. Hạn chế sử dụng nhiên liệu đốt
  • 4. Trồng cây xanh, bảo vệ rừng
  • 5. Hoàn thiện hệ thống Pháp luật bảo vệ môi trường

1. Hạn chế sử dụng ô tô, xe máy

Khói bụi sinh ra từ xe máy, xe ô tô là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho tình trạng ô nhiễm không khí trở nên nặng nề hơn. Giảm thiểu sử dụng các loại phương tiện này không chỉ là giải pháp góp phần bảo vệ không khí mà còn hạn chế ùn tắc giao thông. Thay vì dùng xe máy hay ô tô, chúng ta nên ưu tiên sử dụng xe đạp, xe điện hoặc đi bộ khi có thể.

Biện pháp bảo vệ môi trường không khí

2. Tiết kiệm điện

Ở Việt Nam, sản xuất điện từ nguyên liệu hóa thạch vẫn là phương pháp phổ biến nhất. Quá trình đốt nhiên liệu gây sản sinh ra các loại khí, khói bụi và kim loại vô cùng độc hại, chẳng những gây ô nhiễm không khí mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Vì thế, chúng ta nên tiết kiệm điện năng bằng cách: tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, dùng những sản phẩm tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng sạch,….Bên cạnh đó, tiết kiệm điện còn giúp giảm chi phí sinh hoạt cho gia đình.

Biện pháp bảo vệ không khí trong lành

3. Hạn chế sử dụng nhiên liệu đốt

Than, dầu hỏa và nhiên liệu đốt nói chung đều là những tài nguyên thiên nhiên có hạn. Quá trình đốt than, dầu hỏa làm sản sinh ra CO2 - Một loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, hoạt động đốt cháy cũng làm sản sinh các loại bụi mịn trong không khí, gây ra các loại bệnh về hô hấp. Theo kết quả điều tra của Tổ chức Y tế thế giới WHO, lượng bụi mịn trong không khí ở Hà Nội và TPHCM hiện tại đều vượt quá ngưỡng an toàn.

Cách giảm ô nhiễm không khí

4. Trồng cây xanh, bảo vệ rừng

Rừng được ví như lá phổi của Trái Đất. Vì cây xanh có khả năng hấp thụ khí CO2 và giải phóng O2. Tại các khu đô thị, trồng cây xanh không chỉ giúp cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí mà còn tạo bóng mát, tăng mỹ quan. Đối với không gian nhà ở, trồng cây xanh giúp thanh lọc không khí và làm cho tinh thần được thoải mái, thư giãn hơn. Có thể nói, trồng cây, bảo vệ rừng là biện pháp bảo vệ môi trường không khí đơn giản và thiết thực nhất.

Biện pháp giảm ô nhiễm không khí

5. Hoàn thiện hệ thống Pháp luật bảo vệ môi trường

Giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường không khí hiện nay đã trở thành một vấn đề cấp bách. Vì thế, việc làm cần thiết nhất của Nhà nước lúc này đã không còn là tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân mà là hoàn thiện hệ thống Pháp luật về môi trường, cụ thể: Hoàn thiện văn bản Pháp luật phù hợp với thời cuộc; Đưa ra các quy định và hướng dẫn thực hiện chi tiết đối với cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp; Có các biện pháp xử lý mạnh tay, đủ sức răn đe và thay đổi ý thức của người dân. Ngoài ra, các khu công nghiệp, khu chế xuất còn phải đảm bảo được quy hoạch cách xa khu dân cư.

Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí

Trên đây là các biện pháp bảo vệ môi trường không khí và giúp làm giảm thiểu ô nhiễm mà đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết mình cần phải làm gì để giữ gìn không gian sống được trong lành, góp phần bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ sức khỏe của chính chúng ta.

Tham khảo thêm: Các nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí

Từ khóa » Các Cách Bảo Vệ ô Nhiễm Không Khí