Biện Pháp Nào đang được áp Dụng để điều Trị Rung Nhĩ? | Medlatec

1. Những điều cần nhớ về bệnh rung nhĩ

1.1. Triệu chứng có thể gặp phải

Rung nhĩ khiến người bệnh dễ cảm thấy hồi hộp, đánh trống ngực liên tục

Rung nhĩ khiến người bệnh dễ cảm thấy hồi hộp, đánh trống ngực liên tục

Hầu hết bệnh nhân rung nhĩ không xuất hiện triệu chứng. Một số ít trường hợp gặp hiện tượng hồi hộp, đánh trống ngực, hụt hơi, khó thở, vã mồ hôi, choáng váng, đau ngực,...

Nếu bệnh rung nhĩ không được điều trị sớm và tim thường xuyên trải qua tình trạng đập nhanh hơn mức bình thường thì tim sẽ giãn ra và không có khả năng tống máu hiệu quả. Điều này chính là lý do làm xuất hiện suy tim sung huyết khiến người bệnh mệt mỏi, khó thở, phù và suy giảm khả năng hoạt động thể lực.

1.2. Biến chứng nguy hiểm cần cảnh giác

Khi mắc bệnh rung nhĩ tức là tâm nhĩ không còn khả năng co bóp nữa nên máu luẩn quẩn trong tâm nhĩ từ đó dễ xuất hiện cục máu đông - nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh đột quỵ. Người bị rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao hơn người bình thường gấp 5 lần. Đặc biệt, tình trạng này dễ xảy ra ở bệnh nhân mắc bệnh van tim hoặc người cao tuổi.

Không những thế, rung nhĩ còn làm giảm cung lượng tim. Khi tâm nhĩ không co bóp, cung lượng tim giảm đi khoảng 10% so với tần số tim bình thường. Nếu tần số thất quá nhanh (trên 140 lần/phút) hoặc người bệnh đã có sẵn cung lượng tim ở mức ranh giới hoặc thấp thì tình trạng suy tim dễ trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Phương pháp được áp dụng để điều trị rung nhĩ là gì?

2.1. Mục đích và nguyên tắc của việc điều trị

Việc điều trị rung nhĩ chủ yếu nhằm làm giảm tần số thất, nguy cơ tắc mạch và đưa về hay duy trì nhịp xoang để giúp triệu chứng của bệnh được cải thiện, phòng ngừa đột quỵ và giảm số lần cũng như thời gian điều trị cho người bệnh.

2.2. Các biện pháp điều trị rung nhĩ đang được áp dụng hiện nay

2.2.1. Kiểm soát nhịp thất

Thường thì việc điều trị rung nhĩ để kiểm soát nhịp thất sẽ được tiến hành bằng việc sử dụng thuốc làm chậm đường dẫn truyền đi qua nút nhĩ thất. Các loại thuốc được dùng thường là:

Duy trì nhịp xoang là một trong những mục tiêu cần đạt được trong điều trị rung nhĩ

Duy trì nhịp xoang là một trong những mục tiêu cần đạt được trong điều trị rung nhĩ

- Isoniazid hoặc Cedilanid 0.4 mg tiêm tĩnh mạch. Nếu không khẩn cấp có thể dùng thuốc đường uống Digoxin 0.25 mg với liều lượng 1 - 2 viên/ngày.

- Thuốc chẹn beta giao cảm dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch cho những bệnh nhân rung nhĩ nhanh tiên phát hoặc có căn nguyên xuất phát từ bệnh mạch vành.

- Thuốc chẹn kênh canxi như Diltiazem hoặc Verapamil dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Thuốc có tác dụng làm giảm đáp ứng thất tương đối hiệu quả.

2.2.2. Ngăn ngừa tắc mạch

Điều trị rung nhĩ trong trường hợp này ưu tiên sử dụng thuốc kháng vitamin K sao cho đảm bảo tỷ lệ INR duy trì mức 2.0 - 3.0. Trường hợp chỉ định chuyển nhịp cần sử dụng các loại thuốc đã nêu ở trên trước tối thiểu 3 tuần và dùng sau đó tối thiểu 4 tuần.

Bệnh nhân nếu cần chuyển nhịp cấp cứu thì dùng Heparin đồng thời phải tiến hành nội soi thực quản để đảm bảo nhĩ trái không có máu đông. Sau chuyển nhịp, người bệnh cần tiếp tục sử dụng thuốc kháng vitamin K 4 tuần nữa. Nếu bệnh nhân dưới 65 tuổi hoặc chống chỉ định đối với kháng vitamin K thì bác sĩ có thể cân nhắc dùng Aspirin thay thế.

2.2.3. Chuyển nhịp và duy trì nhịp xoang

- Dùng thuốc để chuyển nhịp

+ Thuốc tiêm tĩnh mạch có thể được sử dụng như: Amiodarone, Ibutilide,...

+ Thuốc đường uống như: Amiodarone, Procainamide có tác dụng duy trì nhịp xoang sau khi nhịp đã chuyển được. Ngoài ra, có một số loại thuốc khác cũng được cân nhắc sử dụng như: Quinidine, Sotalol, Flecainide, Propafenon, Disopyramide,...

- Sốc điện để chuyển nhịp

Đây là phương pháp điều trị rung nhĩ đem lại hiệu quả cao đối với trường hợp chuyển nhịp từ rung nhĩ trở về nhịp xoang. Bệnh nhân chỉ nên áp dụng phương pháp này khi đã được dùng thuốc chống đông đầy đủ. Nếu cấp cứu thì cần sử dụng Heparin kết hợp nội soi thực quản để phòng ngừa có máu đông ở bên trong nhĩ.

Bệnh nhân rung nhĩ cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để tìm ra biện pháp điều trị phù hợp giúp ngăn ngừa biến chứng

Bệnh nhân rung nhĩ cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để tìm ra biện pháp điều trị phù hợp giúp ngăn ngừa biến chứng

Để thực hiện điều trị rung nhĩ bằng sốc điện yêu cầu cơ sở y tế phải có khả năng cấp cứu và theo dõi tim mạch tốt, khâu gây mê cũng cần an toàn. Năng lượng được dùng trong phương pháp này thường bắt đầu bằng liều nhỏ là 100J rồi sau đó mới tăng dần lên 200J, 300J và yêu cầu cần phải sốc điện đồng bộ.

2.2.4. Một số biện pháp điều trị khác

Bên cạnh những phương pháp điều trị phổ biến trên đây thì bệnh nhân rung nhĩ cũng có thể sẽ được điều trị bằng cách:

- Đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn: áp dụng với những trường hợp bệnh nhân bị chậm nhịp thất hoặc không đáp ứng với các biện pháp điều trị đã nói đến ở trên.

- Loại bỏ rung nhĩ bằng ống thông.

- Phẫu thuật: thường được tiến hành khi người bệnh đang trong cuộc phẫu thuật khác.

Nói tóm lại, dù điều trị rung nhĩ bằng phương pháp nào thì cũng cần đạt được hai mục tiêu chính là giảm bớt triệu chứng do bệnh gây ra và phòng ngừa hiệu quả biến chứng. Ngoài việc thực hiện theo chỉ định do bác sĩ đề ra, người bệnh cũng cần thay đổi lối sống để giúp ngăn chặn sự xuất hiện của cơn nhịp nhanh nhĩ đồng thời kiểm soát các rủi ro của bệnh.

Khoa Tim mạch của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong số ít địa chỉ y tế ngoài công lập quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn sâu, thường xuyên cập nhật các phương pháp điều trị hiện đại. Không những thế, nơi đây còn có hệ thống thiết bị y khoa nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài để phục vụ cho việc khám chữa bệnh đạt hiệu quả tốt nhất.

Khách hàng cần tìm hiểu về biện pháp điều trị rung nhĩ có thể đến trực tiếp bệnh viện để gặp và nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, thông qua Tổng đài 1900 56 56 56, mọi thắc mắc về bệnh lý này của khách hàng cũng sẽ được đội ngũ chuyên viên y tế của bệnh viện giải đáp một cách cặn kẽ và nhanh chóng.

Từ khóa » Sốc điện Chuyển Nhịp Trong Rung Nhĩ