Biện Pháp Tích Cực Rèn Chữ Viết Cho Học Sinh. - Liferay Trang chủ » Giải Pháp Rèn Chữ Viết Cho Học Sinh Lớp 3 » Biện Pháp Tích Cực Rèn Chữ Viết Cho Học Sinh. - Liferay Có thể bạn quan tâm Giải Pháp Rủi Ro Nhân Sự Giải Pháp Rủi Ro Thương Hiệu Giải Pháp Rừng Xanh Biến Mất Giải Pháp Sáng Kiến Trong Công Tác đoàn Giải Pháp Sản Xuất Nông Nghiệp Bền Vững Truy cập nội dung luôn TRANG CHỦ GIỚI THIỆU Lịch sử nhà trường Cơ cấu tổ chức Danh bạ Sứ mệnh và tầm nhìn KẾ HOẠCH Kế hoạch phát triển Dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THÔNG BÁO HỎI ĐÁP LIÊN HỆ LIÊN KẾT Phòng GD & ĐT Chợ Lách Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Trường Tiểu Học Vĩnh Hòa CHUYÊN MỤC Đảng - Đoàn thể Tin tức & sự kiện Tin hoạt động trường Tin chuyên môn Tin trong nước Y tế học đường Văn bản Tài nguyên dạy và học Đề thi - Đáp án ke hoach Tất cả videos Kể chuyện Bác Hồ(18-05) Đổi Mới Phương Pháp Cho Kì Thi THPT Quốc Gia - Tuyển Sinh ĐH - CĐ(27-10)   Đang truy cập : 1   Hôm nay: 1   Tổng lượt truy cập: 65792 Your browser does not support the audio element. Biện pháp tích cực rèn chữ viết cho học sinh. 21/06/2019 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số …………………………………………. 1.Tên Sáng kiến: Biện pháp tích cực rèn chữ viết cho học sinh. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn giảng dạy môn Tiếng Việt 3. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Các giải pháp đã biết: - Tình trạng giải pháp đã biết: Chúng ta biết chữ viết là biểu hiện của nết người. Bởi vậy khi đọc một bài viết nào đó dù có hay đi chăng nữa nhưng chữ viết quá cẩu thả, nguệch ngoạc thì dù ít hay nhiều cũng mất đi một phần thuyết phục. Vì vậy để rèn cho học sinh tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với người khác giáo viên phải cần rèn cho học sinh không chỉ đơn thuần là viết đúng mà còn phải viết đẹp. Thực tế hiện nay cho thấy chữ viết của học sinh thường không đúng độ cao, không đều nét, không thẳng hàng, không thẳng nét, khoảng cách giữa các nét không đều nhau chữ viết có khi còn nghiêng cả hai chiều trước sau, có khi thiếu nét. Bên cạnh viết chữ không đúng mẫu học sinh lại còn viết rất chậm gây ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài của các em. Bản thân là giáo viên dạy lớp, vì vậy việc rèn chữ viết cho học sinh là một việc làm hết sức quan trọng, làm thế nào để khi cầm bút thì điều đầu tiên học sinh phải nhớ là: “cẩn thận – sạch – đẹp”. Năm học 2015-2016; 2016-2017 chúng tôi quyết định chọn sáng kiến việc “Rèn chữ viết cho học sinh ” vì đây cũng là yêu cầu của nhà trường nhằm giúp cho học sinh biết “Rèn chữ, giữ vở” và dần dần tạo thành thói quen tốt khi viết là phải viết đúng, viết đẹp, viết nhanh góp phần học tốt các môn còn lại. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: Mục đích của giải pháp: Nhằm giúp học sinh biết được tư thế ngồi đúng, cách cầm viết, điểm đặt bút và dừng bút độ cao của các con chữ, cách nối nét, khoảng cách của các tiếng, tập ghi dấu thanh đúng vị trí, biết cách trình bày vở sạch đẹp. Góp phần đạt được mục tiêu giáo dục, người giáo viên không những truyền thụ kiến thức để học sinh biết đọc, biết tính toán mà còn rèn cho học sinh kĩ năng viết đúng, viếtđẹp,… Giúp cho giáo viên đúc kết kinh nghiệm, phát huy tốt những ưu điểm và khắc phục dần những hạn chế trong việc rèn chữ viết cho học sinh. Từ đó hình thành những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tính kỷ luật và tính thẩm mỹ cho học sinh. - Nội dung giải pháp: Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã, đang được áp dụng: Muốn cho học sinh viết chữ đúng mẫu, đúng qui trình, đúng độ cao, đúng khoảng cách, đều nét, viết đúng - viết nhanh chúng ta cần phải dìu dắt hướng dẫn tận tình. Để tạo cho các em tính cẩn thận, miệt mài thì trong quá trình rèn luyện giáo viên luôn giữ vai trò quyết định cùng với sự phối hợp của phụ huynh góp phần nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh. Đòi hỏi giáo viên phải có tính kiên nhẫn, sửa chữa dần qua từng ngày, động viên, khuyến khích các em có tiến bộ. - Cách thực hiện, các bước thực hiện của giải pháp mới: Một số nội dung để rèn chữ viết cho học sinh. Giáo viên yêu cầu học sinh phải học thuộc và viết chính xác 13 nét cơ bản, nếu học sinh viết được chính xác các nét này thì khi viết chữ sẽ dễ dàng hơn. Ngoài việc rèn chữ viết các nét cơ bản giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh các cách sau: (Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến rèn cho học sinh viết chữ thường) Nắm vững kiến thức cơ bản về các nét, qui trình, kỹ thuật viết. - Giáo viên phải thống nhất cho học sinh sử dụng cùng loại vở Tập Viết – bảng con – vở 5 ô li. - Giáo viên chỉ cho học sinh biết đâu là đường kẻ ngang – đường kẻ dọc – dòng li – ô li - Học sinh xác định được số dòng li (5 dòng li), ô li (5 ô li) - Xác định số đường kẻ: 6 đường kẻ Đường kẻ dọc Đường kẻ ngang Dòng li ô li Cách chọn bút mực: Khi học sinh bắt đầu luyện viết bút mực, phụ huynh thường cho các em sử dụng bút lông kim nhưng bút lông kim thì không thể rèn viết nét thanh nét đậm. Do đó chúng tôi mạnh dạn mời phụ huynh họp để vận động mua bút mài Thầy Ánh cho học sinh để các em luyện viết. Trong quá trình luyện tập của học sinh chúng tôi thường lưu ý cho học sinh: * Điểm đặt bút: là điểm bắt đầu khi viết một chữ nào đó, điểm đặt bút có thể nằm trên đường kẻ ngang thứ nhất– hoặc nằm ngay đường kẻ ngang thứ nhất. * Điểm dừng bút: là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái điểm dừng bút có thể ở đường kẻ thứ hai hoặc trên đường kẻ thứ nhất một chút (giữa ô li) cần lưu ý độ cao, điểm đặt bút các chữ. Khi viết cần cho học sinh nắm chắc độ cao một số chữ như sau: + l, b, k, h: các chữ này có nét khuyết trên cao 2 dòng li rưỡi, rộng 0,75 ô li, điểm đặt bút ở trên đường kẻ thứ nhất một chút, điểm dừng bút của các nét liên dấu của các chữ trên (thắt đầu, móc hai đầu, thắt ở giữa) ở trên đường kẻ thứ nhất một chút. + o, ô, ơ: 1 dòng li, điểm đặt bút dưới đường kẻ thứ hai một chút vòng trái xuống đường kẻ thứ nhất vòng lên ngay điểm đặt bút viết cho tròn đều sau đó nhấc bút viết các dấu phụ. + d, đ: 2 dòng li, viết nét cong kín và nét móc ngược phải sau đó nhấc bút viết các dấu phụ…. + a, ă, â: 1 dòng li, nét cong kín viết tương tự o sau đó nhấc bút đặt ngay đường kẻ thứ hai để viết nét móc phải. + q: 2 dòng li, nét cong kín viết tương tự như o sau đó viết liền nét dọc hướng xuống dưới đường kẻ thứ 2, đường kế tiếp. + g: 2 dòng rưỡi, nét cong tròn viết tương tự chữ o sau khi chạm điểm đặt bút viết liền nét khuyết dưới kết thúc ngay đường kẻ thứ 2. + y: 2 dòng rưỡi, gồm 3 nét: nét hất, nét móc ngược phải độ cong rộng và nét khuyết dưới. + x: 1 dòng li, điểm đặt bút dưới đường kẻ thứ hai viết nét cong hở trái dừng bút giữa dòng li thứ nhất, nhấc bút viết nét cong hở phái đặt bút và dừng bút tương tự nét cong hở trái – lưu ý 2 nét cong phải chạm vào nhau. + n, m: 1 dòng li, hai chữ này bắt đầu từ nét móc trên, đặt bút giữa dòng kẻ thứ nhất sau đó lia bút viết nét móc 2 đầu kết thúc trên đường kẻ thứ nhất một chút, tương tự viết chữ m (có 3 nét) + u, ư: 1 dòng li, các chữ này bắt đầu là nét xiên trái đặt bút trên đường kẻ thứ nhất một chút viết chạm đường kẻ thứ hai, sau đó viết liền nét với nét móc dưới kết thúc trên đường kẻ thứ nhất một chút ( viết dấu phụ chữ ư). + s, r: cao 1, 25 dòng li , bắt đầu là nét xiên trái, đặt bút ngay đường kẻ thứ nhất lên khỏi đường kẻ thứ hai, tạo nét thắt đầu hiện thành nét cong trái dừng bút trên đường kẻ thứ nhất một chút (r) viết tương tự s nhưng khi viết tạo nét thắt đầu đưa bút hướng về bên phải ngay đường kẻ 2 viết nét móc dưới kết thúc trên đường kẻ 1 một chút. * Viết liền nét (liền mạch) là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm đặt bút đến điểm kết thúc. Ví dụ: me * Lia bút: là trong khi viết một chữ cái hay viết nối các chữ cái với nhau, nét bút được thể hiện liên tục nhưng đầu ngòi bút hoặc phấn không chạm vào mặt phẳng giấy hoặc bảng. Ví dụ: tháng * Rê bút: là viết đè lên theo hướng ngược lại với nét vừa viết. Ví dụ: d * Nhấc bút: là thao tác kết thúc khi viết xong 1 chữ nhấc bút để viết chữ tiếp theo. Ví dụ: học sinh Các điều cần lưu ý khi hướng dẫn học sinh viết Khi muốn yêu cầu học sinh viết một chữ hay tiếng, từ nào đó giáo viên cần cho học sinh đọc trước khi viết để học sinh nhớ lại trong các chữ hay tiếng, từ đó được cấu tạo bởi âm vần dấu thanh gì để các em có thể tự nhớ được sau khi hướng dẫn. Khi hướng dẫn học sinh viết, giáo viên nên viết mẫu trên bảng lớp (bảng lớp phải có kẻ dòng li đúng qui định) khi viết phải viết chậm rãi để học sinh nhìn thấy đầu viên phấn và tay giáo viên viết từng nét chữ. Vừa viết giáo viên phải kết hợp với việc nhắc lại điểm bắt đầu đặt bút, qui trình viết các nét chú ý độ cao, độ rộng của các nét và điểm dừng bút của các chữ. Viết mẫu xong có thể cho học sinh cầm phấn – bút viết trên không trước để tạo cho học sinh thói quen trong tư duy trước khi viết. Trước khi cho học sinh viết vào bảng - vở giáo viên cần lưu ý học sinh tư thế ngồi với cách cầm phấn - bút. Tư thế ngồi viết: - Lưng thẳng - Không tì ngực vào bàn. - Đầu hơi cúi. - Mắt cách vở 25- 30cm - Tay phải cầm bút. - Tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ. - Hai chân để song song, thoải mái. Cách cầm bút: - Cầm bút bằng ba ngón tay: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa. - Khi viết dùng ba ngón tay, di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút nghiêng về bên phải, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động mềm mại, thoải mái. - Không nên cầm bút bằng tay trái. - Giáo viên cần làm mẫu trong khi hướng dẫn các điều trên sau đó cho học sinh giỏi thao tác lại. Học sinh viết: Khi luyện viết giáo viên yêu cầu học sinh phải thật kiên nhẫn. Nếu có học sinh viết chưa chính xác thì giáo viên phải sửa sai kịp thời tạo thói quen cẩn thận để học sinh viết đúng, viết đẹp. Điều cần phải làm là động viên khuyến khích học sinh khi các em đang luyện viết, tạo cho các em lòng tự tin và phấn khởi khi viết. Ngoài việc rèn cho học sinh viết ở vở 5 ô li, giáo viên cũng cần động viên các em sử dụng vở luyện viết in sẵn để luyện viết. Ở giai đoạn đầu: giáo viên viết mẫu vào vở một số chữ vào vở 5 ô li sau đó cho các em viết mỗi chữ như thế 5 dòng hoặc cả trang (thực hiện như thế có thể trong 3 lần đầu) các lần tiếp theo giáo viên viết mẫu lên bảng yêu cầu học sinh nhẩm đọc, đánh dấu điểm bắt đầu của các chữ cần viết vào vở sau đó cho học sinh tự viết vào vở. Khi viết giáo viên phải nhắc học sinh để ý và tự nhớ lại các chữ đó có âm – vần – dấu thanh gì và quy trình viết, giáo viên theo dõi kiểm tra nhắc nhở sửa sai cho học sinh phải thường xuyên lưu ý về độ cao, khoảng cách giữa các chữ và qui trình viết cho học sinh. Giáo viên nên cho học sinh viết bằng bút mực. Giai đoạn này giáo viên cho học sinh nhìn bảng chép lại vào vở nhiều lần cùng một nội dung mức độ từ thấp đến cao. Lúc đầu có thể cho học sinh luyện viết một câu sau đó tăng dần 2, 3 câu đến cả đoạn lưu ý trước và sau viết phải yêu cầu học sinh đọc, nếu học sinh đọc nhuần nhuyễn và viết đúng qui trình thì mới đạt yêu cầu là đọc thông - viết thạo. Để khuyến khích học sinh có thói quen ham luyện viết và viết đúng, viết đẹp sau mỗi bài viết của các em giáo viên nên nhận xét và sửa sai ngoài lề trái ở vở học sinh. Điều đặc biệt là chữ sửa sai của giáo viên phải chính xác – đẹp – đúng mẫu, sau đó yêu cầu học sinh đọc, viết lại những tiếng đúng do giáo viên sửa, điều này nhầm hoàn thành cho các em kỹ năng đọc, viết, tính cẩn thận, thẩm mỹ khi viết. Bên cạnh việc thực hiện hướng dẫn học sinh rèn chữ viết ở lớp giáo viên cũng cần phối hợp với phụ huynh học sinh để đôn đốc nhắc nhở các em. Nhiệt tình giúp đỡ phụ huynh nếu phụ huynh còn gặp khó khăn trong việc rèn chữ viết cho con em mình khi ở nhà. Giúp các bậc phụ huynh xác định tầm quan trọng của chương trình học. Nếu đọc tốt viết tốt thì việc tiếp thu bài ở các môn học khác sẽ tốt hơn, khi lên các lớp tiếp theo sẽ học tốt hơn. Hỗ trợ phụ huynh kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh, lưu ý cho những phụ huynh có con em còn yếu về chữ viết để kịp thời cùng nhau chỉnh sửa cho các em. Nếu được sự hỗ trợ nhiệt tình của phụ huynh học sinh giúp các em xác định nhiệm vụ học tập của mình thì các em sẽ tiến bộ rất nhanh. 3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp. Nội dung của đề tài gần gũi, thiết thực dễ áp dụng trong đơn vị trong lĩnh vực trường học. Đề tài có ý nghĩa rất thiết thực trong nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho của trường chúng tôi và có khả năng áp dụng thành công cho tất cả các giáo viên dạy trong toàn huyện, tỉnh… 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp. Thống kê trước khi vận dụng: * Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Từ khi thực hiện rèn chữ viết cho học sinh, các lớp trong khối học sinh có tiến bộ - các em viết đúng độ cao, đều và thẳng nét, đặt bút đúng, kết thúc nét của các chữ đúng quy định. Đặc biệt là học sinh viết đúng quy trình, tốc độ viết được tăng dần. Sách vở được các em giữ gìn, bảo quản sạch sẽ, cẩn thận. * Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: Qua thực hiện giải pháp nêu trên, giáo viên ở khối 1, 2 trường tôi nhận thấy học sinh viết đúng quy trình, tốc độ viết được tăng dần, chữ viết đúng độ cao, đều nét. Sách vở được các em giữ gìn, bảo quản sạch sẽ cẩn thận. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: - Trước khi áp dụng sáng kiến: * Đầu năm học 2015-2016: Lớp Tổng số học sinh Thống kê Viết đúng, đẹp Viết đúng yêu cầu Viết chưa đúng yêu cầu 11 35 7 12 16 12 35 5 10 20 21 23 4 6 14 22 23 3 7 14 23 21 3 6 12 * Đầu năm học 2016-2017: Lớp Tổng số học sinh Thống kê Viết đúng, đẹp Viết đúng yêu cầu Viết chưa đúng yêu cầu 11 29 6 9 14 12 29 3 8 18 21 33 8 11 15 22 34 7 14 13 23 11 2 4 5 Chữ viết học sinh quá cẩu thả, nguệch ngoạc, thường không đúng độ cao, không đều nét, không thẳng hàng, thẳng nét, khoảng cách giữa các nét không đều nhau chữ viết có khi còn nghiêng cả hai chiều trước sau, có khi thiếu nét. - Sau khi áp dụng sáng kiến: * Cuối năm học 2015-2016: Lớp Tổng số học sinh Thống kê Viết đúng, đẹp Viết đúng yêu cầu Viết chưa đúng yêu cầu 11 35 12 18 5 12 35 11 20 4 21 23 10 10 3 22 23 9 12 2 23 21 8 10 3 * Năm học 2016-2017: đến đầu tháng 3 Lớp Tổng số học sinh Thống kê Viết đúng, đẹp Viết đúng yêu cầu Viết chưa đúng yêu cầu 11 29 9 15 5 12 29 9 16 4 21 33 11 16 6 22 34 12 16 5 23 11 4 5 2 Chữ viết học sinh các lớp trong khối có tiến bộ - các em viết đúng độ cao, đều nét. Đặc biệt là học sinh viết đúng qui trình, tốc độ viết được tăng dần, chữ viết sạch, đẹp. Sách vở được các em giữ gìn, bảo quản cẩn thận. 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: - Bản vẽ, sơ đồ … (bản): không có - Bản tính toán … (bản): không có - Các tài liệu khác: không có - Hình ảnh kèm theo: 05 bản Bến Tre, ngày 01 tháng 3 năm 2017 Tin liên quan CHUYEN MUC CHUA CO BAI VIET Xem thêm >> Không tìm thấy văn bản! Xem tất cả >> Liên kết website Báo lao động Sở giáo dục TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH HÒA Địa chỉ: xã Vĩnh Hoà, huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre Điện thoại: 0918649520. Email:bentre_thvhinhhoa_cl@bentre.edu.vn Từ khóa » Giải Pháp Rèn Chữ Viết Cho Học Sinh Lớp 3 Một Số Biên Pháp Rèn Chữ Viết Cho Học Sinh Lớp 3 SKKN Một Số Giải Pháp Rèn Chữ Viết Cho Học Sinh Lớp 3 Một Số Biện Pháp Rèn Luyện Chữ Viết Cho Học Sinh Lớp 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG VIẾT CHỮ ĐÚNG, ĐẸP CHO ... SKKN Rèn Chữ Viết đẹp Cho Học Sinh Lớp 3 - Tài Liệu Text - 123doc Skkn-một Số Biên Pháp Rèn Chữ Viết Cho Học Sinh Lớp 3 | Xemtailieu Chuyên đề Một Số Giải Pháp Rèn Luyện Chữ Viết Cho Học Sinh Tiểu ... Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Số Biện Pháp Rèn Chữ đẹp Cho Học Sinh ... [Top Bình Chọn] - Rèn Chữ Viết Cho Học Sinh Lớp 3 - Trần Gia Hưng Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Số Biện Pháp Rèn Chữ Viết Cho Học Sinh ... MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH RÈN VIẾT CHỮ ĐẸP, GIỮ VỞ ... 10 Biện Pháp Rèn Chữ Viết Cho Học Sinh Tiểu Học Hiệu Quả Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Số Cách Rèn Chữ Viết đẹp Cho Học Sinh ... Tiểu Luận: Một Số Biên Pháp Rèn Chữ Viết Cho Học Sinh Lớp 3 . DOCX