Biện Pháp Tu Từ Nhân Hóa Là Gì? Các Hình Thức Và Ví Dụ Của Nhân Hóa

Khái niệm nhân hóa là gì

Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.

Ví dụ cụ thể như sau:

“Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

Chim đỗ quyên là loài chim thường xuyên hót vào mùa hè, hình ảnh nhân hóa quyên gọi hè, khiến cho tứ thơ trở nên sinh động và bay bổng hơn. Với cách dùng thủ pháp nghệ thuật này. người đọc có thể cảm nhận như có thể nghe được bước đi của thời gian chuyển từ mùa xuân sang mùa hè.

Các hình thức nhân hóa

Gọi sự vật bằng những từ chỉ người

Đây là một trong những hình thức khá phổ biến của biện pháp nhân hóa. Trong nhiều bài văn, các con vật thường được gọi bằng những đại từ chỉ người như:chú, chị ,ông,.. Cách gọi này khiến cho sự vật trở nên gần gũi, thân thuộc hơn rất nhiều. Các dạng bài xoay quanh biện pháp tu từ nhân hóa gọi tên sự vật bằng đại từ chỉ người thường xuất hiện rất nhiều trong các đề thi tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học.

Dùng các từ ngữ thường gọi con người để gọi tên con vật:

Ví dụ: “Có cô chim sẻ nhỏ bay tới gần”

=> Dùng từ ngữ gọi con người “cô” để gọi tên con chim

Dùng từ tả hành động, tính chất của người để miêu tả sự vật

Hình thức nhân hóa này mang lại hiệu quả nghệ thuật khá cao. Các sự vật trở nên sống động hơn rất nhiều, khiến cho lời văn, ý thơ tạo được ấn tượng trong lòng người đọc. Hình thức dùng hành động, tính chất của người để miêu tả sự vật thường tạo cho câu nhiều tầng nghĩa, gợi hình, gợi ảnh và khiến cho tác phẩm trở nên sinh động hơn.

Ví dụ:

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Hành động “vươn mình”, “đu”,”hát ru” là những hình ảnh chỉ con người. Phép biện hóa nhân hóa được sử dụng tạo nên một hình ảnh tre sinh động có tình cảm, cảm xúc, đồng thời tạo ra nhiều tầng nghĩa khác nhau. Không đơn giản, chỉ là việc tả cây tre, biện pháp nhân hóa còn giúp câu thơ mang thêm những hàm nghĩa sâu xa khác, thể hiện được tinh thần lạc quan, bất khuất, yêu cuộc sống của những người nông dân lao động.

Xưng hô với vật như với con người

Cách xưng hô với vật như với con người là một trong những hình thức biện pháp nhân hóa thường được áp dụng khi nhân vật đang độc thoại nội tâm.

Ví dụ:

“Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai”

Người viết trò chuyện với “nhện” như một con người, thực chất là đang độc thoại với chính bản thân mình về nỗi nhớ quê hương. Hình ảnh như có sức gợi hơn, nêu bật lên được tâm trạng cô đơn, lẻ chiếc của tác giả nơi nơi đất khách.

Tác dụng của nhân hóa

Nhân hóa rất quan trọng trong văn học, không chỉ vậy biện pháp nhân hóa còn hữu ích trong đời sống của con người. Tác dụng của biện pháp nhân hóa gồm:

– Giúp loài vật/cây cối/ trở nên sinh động, gần gũi với con người.

– Các loài vật/cây cối/ con vật có thể biểu thị được suy nghĩ hoặc tình cảm của con người.

Nhận biết nhân hóa trong câu

Biện pháp nhân hóa rất dễ nhận biết nhưng đối học sinh có thể gặp khó khăn. Hãy nghe một số lưu ý giúp nhận biết nhân hóa trong câu.

Trong câu/đoạn văn có các từ chỉ hoạt động, trạng thái của con người.

Trong câu/đoạn văn nói về vật nhưng có các từ xưng hô của con người: anh, chị, cô, dì, chú, bác…

Ví dụ về nhân hóa

Sau khi các em tìm hiểu về khái niệm cùng với một số kiểu nhân hóa thường dùng hãy đến với phần đưa ra ví dụ, tham khảo các ví dụ bên dưới rồi hãy tiến hành làm phần luyện tập trong sách giáo khoa dễ dàng hơn các em nhé.

Ví dụ: Quê em có dòng sông uốn lượn qua cánh đồng lúa chín.

=> Nhân hóa tả hình dáng của con sông như biết uốn lượn.

Ví dụ: Trên cung trăng chị Hằng đang vui đùa cùng với chú Cuội.

=> Dùng từ ngữ gọi con người “chị” để gọi vật “mặt trăng”.

Ví dụ: Bến cảng lúc nào cũng nhộn nhịp, tàu mẹ, tàu con nối đuôi nhau vào bến cảnh.

=> “nhộn nhịp”, “tàu mẹ”, “tàu con”, dùng nhân hóa nên bến cảnh trở nên sinh động, gần gũi giống như con người đang lao động.

Từ khóa » Hình ảnh Nhân Hóa Nghĩa Là Gì