Nhân Hóa Là Gì? Các Kiểu Nhân Hóa Và Lấy Ví Dụ - Rửa Xe Tự động

Nhân hóa là gì? Là một trong những biện pháp tu từ được các nhà văn, nhà thơ sử dụng nhiều trong các tác phẩm văn học để tạo điểm nhấn, ý nghĩa hơn. Để có thêm các thông tin về biện pháp tu từ nhân hóa quý bạn đọc hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của ruaxetudong.org

Nội dung bài viết

  • 1 Nhân hóa là gì lấy ví dụ
  • 2 Có mấy kiểu nhân hóa?
    • 2.1 Đại từ chỉ người để gọi sự vật
    • 2.2 Dùng từ để tả hành động, tính cách của người để miêu tả sự vật
    • 2.3 Sử dụng cách trò chuyện, xưng hô với nhân vật như là đối với người
  • 3 Tác dụng của biện pháp nhân hóa
  • 4 Cách nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa
  • 5 Lưu ý khi sử dụng phép tu từ nhân hóa
    • 5.1 Không sử dụng phép nhân hóa một cách tùy tiện
    • 5.2 Phân biệt được biện pháp nhân hóa với các biện pháp tu từ khác
    • 5.3 Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa linh hoạt

Nhân hóa là gì lấy ví dụ

Nhân hóa là phép tu từ, gọi hoặc miêu tả sự vật như cây cối, con vật,…bằng các từ ngữ dùng để gọi hoặc miêu tả con người cho thế giới đồ vật, cây cối,…trở nên gần gũi với con người. Mặt khác, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm con người.

Nhân hóa là gì?

Khái niệm phép nhân hóa là gì được hiểu một cách đơn giản nhất là cách gọi hoặc miêu tả cây cối, hiện tượng, thiên nhiên bằng những từ ngữ dùng để miêu tả con người để làm cho chúng trở nên sinh động, hấp dẫn, sống động và có hồn hơn.

Ví dụ:

“Ông trời

Mặc áo giáp đen

Ra trận

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Kiến

Hành quân

Đầy đường”

(Mưa – Trần Đăng Khoa)

=> Trong đoạn thơ, các sự vật được nhắc đến là trời, kiến, cây mía. Trong đó:

  • Trời: Được gọi là ông, miêu tả là mặc áo giáp và ra trận
  • Cây mía: Được miêu tả đang múa
  • Kiến: Được miêu tả là hành quân

Các từ “ông”, “mặc áo”, “ra trận”, “múa”, “hành quân” đều là những từ vốn được dùng để gọi hoặc tả người để gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật.

Câu phủ định là gì? Các loại câu phủ định và ví dụ trong văn lớp 8

Có mấy kiểu nhân hóa?

Đại từ chỉ người để gọi sự vật

Đây là hình thức nhân hóa phổ biến nhất, gọi tên sự vật, con vật và đồ vật bằng các đại từ chỉ người như cô, dì, chú, bác,…Cách gọi này khiến sự vật trở nên gần gũi và thân thuộc hơn rất nhiều.

Ví dụ: Gà trống nghêu ngao hát => Trong câu hát này, hình ảnh được nhân hóa đó chính là chú gà trống.

Các kiểu nhân hóa

Dùng từ để tả hành động, tính cách của người để miêu tả sự vật

Đây là hình thức nhân hóa đem lại hiệu quả nghệ thuật cao, tạo nên nhiều tầng, lớp nghĩa để tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lời văn, ý thơ khiến các sự vật trở nên sinh động hơn.

Ví dụ 1: “Mặt trời soi rực rỡ, gió đùa tóc em bay” => Hành động trêu đùa của con người được sử dụng cho “gió” khiến gió trở thành đối tượng tinh nghịch và có tình cảm, cảm xúc riêng.

Ví dụ 2: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” => Các từ được nhân hóa chỉ hoạt động của người được miêu tả trong đoạn văn trên đó là chống lại, xung phong, giữ.

Từ đồng âm là gì? Các loại từ đồng âm và ví dụ

Sử dụng cách trò chuyện, xưng hô với nhân vật như là đối với người

Đây là hình thức nhân hóa, thường được sử dụng khi nhân vật đang độc thoại nội tâm.

Ví dụ:

“Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai”

=> Trong câu thơ này, tác giả đang trò chuyện với “nhện” giống như một con người hay nói cách khác là độc thoại để diễn tả nỗi nhớ quê hương của mình. Hình thức nhân hóa này giúp nêu bật tâm trạng cô đơn, lẻ loi của tác giả nơi đất khách quê người.

Tác dụng của biện pháp nhân hóa

Phép nhân hóa giữ một vai trò quan trọng trong văn học và đời sống của con người với mục đích:

  • Giúp sự vật, hiện tượng trở nên sinh động, gần gũi với con người
  • giúp các sự vật, hiện tượng có thể biểu thị bằng suy nghĩ, tình cảm con người.

Danh từ là gì? Phân loại các loại danh từ trong tiếng Việt

Cách nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa

Không quá phức tạp hay quá khó để nhận biết được phép tu từ nhân hóa ở trong câu. Trong một câu hoặc một đoạn văn có sử dụng các từ ngữ chỉ hành động hoặc một trạng thái nào đó của con người. Hay là một câu, đoạn văn nói về một vật nào đó sử dụng các từ ngữ chỉ người chi tiết như anh, chị, cô, dì, chú,…Bạn có thể dễ dàng nhận biết bằng cách này.

Lưu ý khi sử dụng phép tu từ nhân hóa

Lưu ý khi sử dụng phép nhân hóa

Không sử dụng phép nhân hóa một cách tùy tiện

Trước khi sử dụng biện pháp nhân hóa, bạn cần phải cân nhắc và hiểu rõ mục đích mình muốn sử dụng là gì. Khi có ý định sử dụng biện pháp nhân hóa trong chi tiết này, cần nắm được các dụng ý nghệ thuật của mình bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

  • Hình ảnh được nhân hóa ám chỉ điều gì
  • Sử dụng nhân hóa cho hình ảnh này có ý nghĩa gì
  • Bạn muốn người đọc hiểu được những gì qua hình ảnh đó?

Khi đã trả lời được các câu hỏi này một cách tốt nhất, bạn có thể xây dựng cho mình một hình ảnh nhân hóa trọn vẹn, đẹp và đầy đủ ý nghĩa.

Phân biệt được biện pháp nhân hóa với các biện pháp tu từ khác

Trong chương trình ngữ văn cơ sở, có 4 biện pháp tu từ thường được sử dụng đó là so sánh, nhân hóa, ẩn dụ và hoán dụ. Có thể nói rằng, biện pháp tu từ nhân hóa là một trong các biện pháp dễ nhận biết và áp dụng nhất.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng khi hiểu rõ về nó, tránh việc hiểu một cách chung chung sẽ dẫn tới tình trạng áp dụng một cách máy móc, dễ bị lầm tưởng sang biện pháp tu từ khác.

Phó từ là gì? Các loại phó từ trong tiếng Việt

Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa linh hoạt

Không chỉ riêng phép nhân hóa mà tất cả các biện pháp tu từ khác đều phải sử dụng một cách linh hoạt. Không phải bất cứ hình ảnh, chi tiết nào cũng có thể sử dụng phép nhân hóa.

Với các thông tin trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về khái niệm nhân hóa là gì. Nếu vẫn còn thắc mắc hay biết thêm nhiều thông tin khác, quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn.

Gửi đánh giá

Từ khóa » Hình ảnh Nhân Hóa Nghĩa Là Gì