Biện Pháp Tu Từ Nói Quá, Nói Giảm Nói Tránh - Hỏi Đáp
Có thể bạn quan tâm
Để giảm bớt sự đau thương hoặc an ủi người nghe, người đọc về những tình huống đau thương thì trong ngữ pháp tiếng Việt sử dụng biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh. Vậy nói giảm, nói tránh là gì? Tác dụng, ví dụ và cách sử dụng biện pháp tu từ này trong giao tiếp. Hãy cùng thư viện hỏi đáp tìm hiểu trong bài viết này.
Nội dung chính Show- Khái niệm nói giảm, nói tránh là gì?
- Cách sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh
- Bài tập ví dụ nói giảm, nói tránh
- Video liên quan
Khái niệm nói giảm, nói tránh là gì?
a Khái niệm
Nói giảm, nói tránh là biện pháp tu từ nghệ thuật dùng cách diễn đạt để giảm nhẹ mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, sự việc hoặc dùng các từ ngữ diễn đạt tế nhị, uyển chuyển giúp người nghe, người đọc dễ tiếp nhận hơn.
b Tác dụng của nói giảm, nói tránh
Để tránh gây cảm giác đau thương, ghê sợ, nặng nề hoặc tránh cách nói thô tục, bất lịch sự. Việc sử dụng các từ ngữ nói giảm nói tránh phù hợp với từng tình huống giao tiếp thể hiện bạn là người có văn hóa, biết cách ứng xử và giao tiếp tốt.
c Dấu hiệu nhận biết biện pháp nói giảm, nói tránh
Nếu trong câu có sử dụng các từ ngữ tế nhị, từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa nhưng có mức độ nhẹ nhàng hơn.
Một số từ như mất, đi, qua đời, không qua khỏi ( thay cho từ chết), không được chăm chỉ ( thay cho từ làm biếng), kết quả không tốt ( thay cho từ thi rớt hoặc điểm xấu), không được đẹp ( thay cho từ xấu).
d Ví dụ nói giảm, nói tránh
Ví dụ 1: Con ở miền Nam ra thăm Bác Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Ví dụ 2: Bạn Dung tuy không được đẹp nhưng rất vui tính.
Ví dụ 3: Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
Ví dụ 4: Cha bạn Phương mới qua đời vì tai nạn giao thông.
Tham khảo thêm: Nói quá là gì
Cách sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh
Có rất nhiều từ giúp chúng ta sử dụng trong biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh này vì ngôn ngữ tiếng Việt rất đa dạng. Tuy nhiên, tùy trường hợp mà các bạn nên sử dụng sao cho phù hợp nhất với nội dung câu chuyện đó.
- Dùng các từ đồng nghĩa, đặc biệt là từ Hán Việt.
- Dùng cách nói phủ định từ ngữ trái nghĩa.
- Dùng cách nói vòng, thay vì đi thẳng vào vấn đề chính.
- Dùng cách nói trống, nói tỉnh lược.
Bài tập ví dụ nói giảm, nói tránh
Đề bài tập 1
Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh sau đây vào chỗ trống: đi nghỉ, khiếm thị, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa.
Đáp án bài tập 1:
- Câu a: Khuya rồi, mời bà đi nghỉ.
- Câu b: Cha mẹ em chia tay nhau từ ngày em còn rất bé, em về ở với bà ngoại.
- Câu c: Đây là lớp học cho trẻ em khiếm thị.
- Câu d: Mẹ đã có tuổi rồi, nên chú ý giữ gìn sức khỏe.
- Câu e: Cha nó mất, mẹ nó đi bước nữa, nên chú nó rất thương nó.
Đề bài tập 2
Đặt 5 câu nói giảm nói tránh trong những trường hợp khác biệt nhau.
Đáp án bài tập 2
- Câu 1: Cô ấy đã chết lúc chiều = > Cô ấy đã qua đời lúc chiều.
- Câu 2: Sáng mai người ta sẽ đem chôn = > Sáng mai người ta sẽ làm mai táng cho cô ấy.
- Câu 3: Anh còn kém lắm = > Anh cần phải cố gắng hơn nữa.
- Câu 4: Bà ấy chắc không còn sống được bao lâu nữa đâu chị à! = > Bà ấy chắc không còn được lâu nữa đâu chị à!
- Câu 5: Em tiếp thu chậm thế = > Em tiếp thu chưa được nhanh.
Kết luận: Đây là câu trả lời cho câu hỏi biện pháp tu từ nói giảm nói tránh là gì? Ví dụ minh họa chi tiết nhất.
Từ khóa » Ví Dụ Nói Quá Nói Giảm Nói Tránh
-
Tác Dụng Của Nói Giảm Nói Tránh? - Luật Hoàng Phi
-
Nói Giảm Nói Tránh Là Gì? Cho Ví Dụ - Daful Bright Teachers
-
Nói Giảm Nói Tránh Là Gì? Tác Dụng, Cách Sử Dụng Và Ví Dụ
-
Nói Giảm Nói Tránh Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Nói Giảm, Nói Tránh Là Gì? Có Tác Dụng Gì? Sử Dụng Như Thế Nào?
-
Nói Giảm, Nói Tránh Là Gì? - Thư Viện Hỏi Đáp
-
Nói Giảm Nói Tránh Là Gì? Tìm Hiểu Tác Dụng Và Cho Ví Dụ
-
Nói Giảm, Nói Tránh Là Gì? - Thư Viện Khoa Học
-
Nói Giảm Nói Tránh Là Gì ? Cho Ví Dụ - Wiki Secret
-
Ngữ Văn 7 - Nói Quá - Nói Giảm, Nói Tránh - Thư Viện Đề Thi
-
Nói Giảm, Nói Tránh Là Gì ? Cách Sử Dụng Và Tác Dụng Của Biện Pháp ...
-
Tìm Ba Ví Dụ Về Biện Pháp Nói Quá Và Biện Pháp Nói Tránh Nói Giảm
-
Nói Giảm Nói Tránh Là Gì? Có Tác Dụng Gì? Sử Dụng Thế Nào?