- Trang Chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Upload
- Liên hệ
Trang Chủ ›
Ngữ Văn›
Ngữ Văn 7 Ngữ văn 7 - Nói quá - Nói giảm, nói tránh
4 trang haibmt 24281 2 Download Bạn đang xem tài liệu
"Ngữ văn 7 - Nói quá - Nói giảm, nói tránh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NÓI QUÁ-NÓI GIẢM,NÓI TRÁNH Nói quá: Ví dụ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối.” (Tục ngữ) =>Hoàn toàn khác với sự thật trong thực tế.Thực chất câu này chỉ có nghĩa là: Tháng năm có đặc điểm ngày dài đêm ngắn,tháng mười ngày lại ngắn đêm dài. Định nghĩa: -Nói quá còn được gọi là ngoa ngữ(lời nói ngoa,nói quá sự thật),phóng đại(phóng cho to ra),cường điệu(nói mạnh,nói hơn lên),thậm xưng(nói quá sự thật,nhằm mục đích hài hước)là biện pháp tu từ phóng đại mức độ,quy mô,tính chất của sự vật,hiên tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng,tăng sức biểu cảm. -Vd: “Bác ơi!Tim Bác mênh mông thế! Ôm cả non sông mọi kiếp người.” (Tố Hữu) “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.” (Hoàng Trung Thông) Tác dụng: -Nói quá với tính chất là một biện pháp tu từ,nêu sự vật hiện tượng theo lối thổi phồng,phóng đại lên qua mức bình thường,trên thực tế không thể xảy ra được.Tuy nhiên,đây không phải là chuyện xuyên tạc sự thật mà là một cách nói nhấn mạnh có tính chất nghệ thuật.làm cho thực tế được đề cập đến nổi bật ở những khía cạnh nhất định. -Vd: “Tháng tám chưa qua Tháng ba đã đến.” (Tục ngữ) =>Trên thực tế làm gì có chuyện chưa qua tháng tám mà đã đến tháng ba,từ tháng tám đến tháng ba phải qua đến 6 tháng nữa.Không phải các cụ tính sai, tính thiếu hay nói sai sự thật mà dụng ý ở đây là nhấn mạnh đến nỗi khổ,sự thiếu thốn,đói kém của người nông dân.Tháng tám và tháng ba là những tháng giáp hạt,nghĩa là những tháng đã gieo trồng xong,chưa được thu hoạch nên đó là những tháng đó kém của người nông dân.Ở đây nhằm nhấn mạnh đến sự lo lắng,vất vả của người nông dân. -Thực ra,trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cũng rất hay dùng đến biện pháp nói quá nên nó đã khá quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày.Ví dụ như: Vắt cổ chày ra nước(chỉ người keo kiệt,bủn xỉn) Cười vỡ bụng(nghĩa là cười rất nhiều) Giàu nứt đố đổ vách(chỉ người rất giàu có) Mông chưa đặt xuống đất mồm đã cất lên trời(được hiểu là người nhiêu chuyện,ý chê bai) Một số biện pháp nói quá: -Nói quá kết hợp so sánh tu từ: nhằm mục đích làm rõ hơn, cụ thể hơn, sinh động hơn bản chất của đối tượng. Nếu kết hợp cả hai phép tu từ sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Ví dụ: “Trên trời mây trắng như bông Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây Mấy cô má đỏ hây hây Đội bông như thể đội mây về làng.” (Ca dao) -Dùng những từ ngữ phóng đại khác: Các từ phóng đại có thể là những từ ngữ mang sẵn ý nghĩa phóng đại: cực kỳ, vô kể, vô hạn độ, tuyệt diệu, mất hồn, Các từ ngữ phóng đại có thể là: nhớ đến cháy lòng, cưỡi vỡ bụng, Từ ngữ phóng đại có thể thể hiện thông qua những thành ngữ, tục ngữ: ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, khoẻ như voi, đẹp như tiên, Nói giảm,nói tránh: Ví dụ: “Bác đã đi rồi sao,Bác ơi! Mùa thu đang đẹp,nắng xanh trời.” (Tố Hữu) =>Giảm nhẹ,tránh đi phần nào sự đau buồn . Định nghĩa: -Nói giảm,nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị,uyển chuyển,tránh gây cảm giác đau buồn,ghê sợ,nặng nề;tránh thô tục,thiếu lịch sự. -Vd: “Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.” (Nguyễn Khuyến) Tác dụng: -Về cơ bản,biện pháp tu từ nói giảm,nói tránh có phần ngược lại với biện pháp tu từ nói quá.Đây là một cách diễn đạt nhằm tránh né,không nói thẳng,nói trực tiếp ra sự thật,ra điều muốn nói nhằm bảo đảm tính lịch sự,trang nhã.Khi đề cập đến những sự vật,hiện tượng mà khi nói trực tiếp có thể gây cảm giác khó chịu,đau buồn hay ghê sợ,nặng nề hoặc dễ xúc phạm đến người nghe;khi đó,người ta dùng đến biện pháp nói giảm,nói tránh. -Ví dụ khi gia đình có người chết,người ta có rất nhiều cách nói giảm,nói tránh nhằm giảm bớt sự đau thương như: “mất,đi,qua đời, khuất núi,đi xa ,từ trần,quy tiên” Các cách nói giảm,nói tránh: Sử dụng các từ đồng nghĩa Hán Việt Vd:-“Chôn”=> “an tang,mai táng” -“Yếu kém”=> “còn nhiều tồn tại cần khắc phục” Phủ định từ trái nghĩa: Vd:-“Xấu”=> “chưa đẹp,chưa tốt” -“Lười”=> “chưa được chăm chỉ lắm” Nói trống: Vd: “Ông ấy sắp chết”=> “Ông ấy chỉnay mai thôi” Sử dụng biện pháp nói giảm,nói tránh trong giao tiếp: Trong giao tiếp hàng ngày,cần có ý thức vận dụng biện pháp nói giảm, nói tránh khi cần thiết để thể hiện thái độ lịch sự,nhã nhặn của người nói,sự tôn trọng của người nói đối với người nghe,thể hiện phong cách nói năng đúng mực có giáo dục,có văn hóa.Song việc sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh cũng cần phải sử dụng đúng lúc đúng chỗ , không phải lúc nào cũng sử dụng biện pháp này vì có những lúc cần phải nói thẳng sự thật cho người khác biết thì không nên tránh né,có thể sẽ gây bất lợi cho người đó,như trong những tình huống kiểm điểm người khác thì cần phải nói thẳng sự thật để người nghe rút kinh nghiệm. ---Hết--- Họ và tên:Phan Hoàng Duy Lớp :8I2 Trường:THCS Marie Curie
Tài liệu đính kèm:
- noi_qua_noi_giam_noi_tranh.docx
Đề thi liên quan Copyright © 2024 ThuVienDeThi.com, Thư viện đề thi mới nhất, Đề kiểm tra, Đề thi thử