Biện Pháp Xử Lý Khi Tôm Bị Nổi Đầu - Tin Cậy

Biện Pháp Xử Lý Khi Tôm Bị Nổi Đầu

Hiện tại, bão và áp thấp nhiệt đới đang bắt đầu xuất hiện ở nước ta, làm cho thời tiết không thuận lợi, trời âm u, không có nắng, oxy trong môi trường nước rất thấp; có rất nhiều nơi, ao nuôi xuất hiện hiện tượng tôm nổi đẩu, tấp mé, khiến người nuôi bất an lo lắng. Để kịp thời xử lý nhanh chóng hiện tượng tôm bị nổi đầu, tấp mé hạn chế rủi ro thiệt hại cho bà con. Tin Cậy sẽ chia sẻ những kỹ thuật, biện pháp xử lý để người nuôi dễ dàng khắc phục, xử lý kịp thời hiện tượng này.

1. Cách nhận biết khi tôm bị nổi đầu:

  • Cách nhận biết đơn giản nhất quan sát ao tôm thấy tôm nổi đầu lên mặt nước nhiều ở giữa ao.
Biện pháp xử lý khi tôm bị nổi đầu
Biện pháp xử lý khi tôm bị nổi đầu
  • Tôm lờ đờ, nổi đầu, kéo đàn tấp mé
  • Tôm tấp mé thường có biểu hiện của bệnh đóng rong do mang, cơ thể bị đóng rong (tôm bị bó) tôm không lột xác được làm tôm tấp mé, tôm bỏ ăn, chậm lớn
  • Tôm chết rải rác, thậm chí chết hàng loạt vào buổi sáng, do tôm nổi đầu lúc sáng sớm người nuôi không theo dõi sát phát hiện xử lý kịp thời. Tôm nổi đầu rất nguy hiểm, không phát hiện xử lý kịp thời tôm sẽ rớt đồng loạt gây thiệt hại cho bà con.
  • Quan sát mang tôm màu sắc mang tôm thay đổi từ màu trắng ngà sang màu hồng

2. Nguyên nhân tôm bị nổi đầu trong ao nuôi 

Thiếu oxy hòa tan 

  • Đối với tôm sú hàm lượng oxy hòa tan trong ao đảm bảo >= 4 ppm
  • Đối với tôm thẻ hàm lượng oxy hòa tan trong ao đảm bảo >= 6 ppm

Tuy nhiên trong quá trình nuôi do thời tiết thất thường, người nuôi không thường xuyên kiểm tra, theo dõi hàm lượng oxy trong ao. Trong trường hợp tôm đang cần hàm lượng oxy lớn cho quá trình lột xác nếu hàm lượng oxy thấp không đủ tôm rất dễ nổi đầu.

Bên cạnh đó, tôm nổi đầu vào sáng sớm khi mà hàm lượng oxy hòa tan ở mức quá thấp < 2ppm. Nguyên nhân là do các loại tảo ban đêm thực hiện quá trình hô hấp làm giảm lượng oxy trong ao, đến ban ngày tảo lại thực hiện quá trình quang hợp để cung cấp oxy cho nước ao nhưng không đủ dẫn đến thiếu oxy hòa tan, khiến tôm nổi đầu để lấy oxy hô hấp, tôm ăn dư thừa thức ăn, tích tụ khí độc, tôm yếu, giảm sức đề kháng trên tôm.

Khí độc trong ao tăng cao

Khi môi trường nước ao nuôi trở nên dơ, lượng thức ăn dư thừa, mùn bả hữu cơ, phân tôm tích tụ ở đáy ao quá nhiều làm hàm lượng khí độcNH3, H2S, NO2,…tăng cao ở tầng đáy, tôm không thể cư trú mà phải bơi lên mặt nước lấy oxy để hô hấp.

Tôm bị nhiễm bệnh

Các bệnh thường gặp trên tôm như bệnh EMS, bệnh đỏ thân, bệnh đốm trắng, bệnh đóng rong,…cũng là một trong những nguyên nhân khiến tôm nổi đầu, kéo đàn, bỏ ăn, thậm chí chết hàng loạt nếu không điều trị kịp thời.

Ngoài ra, hiện tượng tôm nổi đầu còn có thể do biến động các các yếu tố môi trường bên ngoài như: thời tiết, nhiệt độ, nắng mưa thất thường, tảo tàn, rong, sự thay đổi đột ngột của pH,…Người nuôi cần xác định rõ nguyên nhân tôm nổi đầu là gì để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh bị thiệt hại.

3. Người nuôi cần làm gì khi gặp trường hợp tôm bị nổi đầu:

Để xác định các nguyên nhân làm tôm nổi đầu: Quan sát kiểm tra tôm có mềm vỏ hay không.

Kiểm tra các yếu tố môi trường nước:

  • Sử dụng bộ test sera Oxy đo hàm lượng oxy trong ao nuôi (hoặc dùng máy đo oxy)
Test Oxy Sera
Test Oxy Sera
  • Sử dụng bộ test sera NH4/NH3, test sera NO2 kiểm tra hàm lượng khí độc trong ao
Test NH4/NH3 Sera
Test NH4/NH3 Sera
Test No2 Sera
Test No2 Sera
  • Kiểm tra mức độ tảo trong ao: tảo ban ngày thực hiện quang hợp tạo ra oxy cho ao nuôi, ban đêm thực hiện quá trình hô hấp sẽ lấy oxy trong ao, nếu tảo quá dày buổi tối tảo sẽ lấy tất cả lượng oxy trong môi trường nước tôm thiếu oxy gây ra hiện trượng nổi đầu,
  • Chẩn đoán được bệnh: những trường hợp tôm bị nổi đầu tôm sẽ bị bệnh gì,….

4. Biện pháp xử lý:

Trường hợp tôm bị mềm vỏ và thiếu oxy:

Thông thường khi thấy tôm nổi đầu người nuôi sẽ đánh oxy để cung cấp oxy cho ao nuôi. Tuy nhiên, có những trường hợp tôm đang lột xác thiếu oxy, khi người nuôi đánh oxy xuống ao làm tôm bị rớt đáy; nguyên nhân khi đánh oxy xuống ao sẽ giải phóng oxy nhưng do oxy là thành phần của oxy già cũng có tính chất sát trùng do tôm mới lột xác, vỏ mỏng còn yếu tôm sẽ bị rớt. Trong trường hợp này, nếu quan sát kiểm tra thấy tôm mềm vỏ cần bổ sung khoáng chất cho tôm, tôm cứng vỏ nhu cầu oxy của tôm sẽ giảm đi, sau 10 -15 phút sau bổ sung Nova Oxygen (dạng viên hoặc dạng boojt) 1,5-2 kg/ 1.000 m3 nước ao kết hợp chạy quạt liên tục (sục khí đáy nếu có) tôm sẽ xuống đáy.

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

  • Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
  • Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
  • Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
  • Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)
  • Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)
  • Chế phẩm xử lý khí độc Rhodo Power (Bio-TC4)
  • Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
  • Men tiêu hóa dạng bột dùng cho thủy sản
  • Men tiêu hoá dạng nước dùng cho thuỷ sản
Nova – Oxygen (cung cấp oxy cấp cứu tôm nổi đầu)
Nova – Oxygen (cung cấp oxy cấp cứu tôm nổi đầu)

Trường hợp tôm nổi đầu do khí độc (NH3, NO2,…) cao:

  • Trộn 1 kg vi sinh xử lý khí độc NO2 Bio-TCXH (BIO-TC8) + 40 kg Zeolite dạng hạt + 5-7 kg mật rỉ đường trộn đều sau đó phơi khô sử dụng cho ao 2000m3
Vi sinh xử lý khí độc NO2 Bio-TCXH  (BIO-TC8) và Zeolite vi sinh dạng hạt
Vi sinh xử lý khí độc NO2 Bio-TCXH  (BIO-TC8) và Zeolite vi sinh dạng hạt
  • Sau khi cho ăn 2 giờ, tiến hành bật quạt mạnh 30 phút. Sau đó, tạt hết hỗn hợp vừa trộn, kèm với Rhodo Power (BIO-TC4) 1 lít/1000m3, tạt buổi sáng là tốt nhất, 5-7 ngày tạt một lần.
Chế phẩm xử lý khí độc Rhodo Power (BIO-TC4)
Chế phẩm xử lý khí độc Rhodo Power (BIO-TC4)
  • Đồng thời bổ sung Nova Oxygen (dạng viên hoặc dạng bột) 1,5-2 kg/ 1.000 m3, chạy quạt, sục khí mạnh.
  • Nếu ao có điều kiện tiến hành thay nước làm loãng hàm lượng khí độc trong ao,  xi -phông thu gom chất thải, giảm khí độc ở đáy ao.

Trường hợp tảo dày thiếu oxy:

  • Đánh 1 chai NovaYucca Plus + 40 kg Zeolite dạng hạt sử dụng cho ao 2000m3
Chế phẩm hấp thu khí độc Nova-Yucca Plus
Chế phẩm hấp thu khí độc Nova-Yucca Plus
  • Bổ sung Nova Oxygen (dạng viên hoặc dạng bôt) 1,5-2 kg/ 1.000 m3, chạy quạt, sục khí mạnh.
  • Dùng chế phẩm vi sinh EM Aqua đánh vào buổi tối để cắt giảm tảo trong ao
Chế phẩm sinh học EM Aqua chuyên xử lý nước
Chế phẩm sinh học EM Aqua chuyên xử lý nước

Trường hợp tôm nổi đầu do tôm bị bệnh:

Quan sát, kiểm tra hàm lượng oxy hòa tan trong ao vẫn đảm bảo lượng oxy đầy đủ nhưng tôm bị nổi đầu đó là biểu hiệu tôm bệnh, người nuôi cần chuẩn đoán bệnh và có biện pháp trị bệnh kịp thời.

5. Phòng ngừa tôm bị nổi đầu:

  • Kiểm soát tốt lượng thức ăn, cho tôm ăn vừa đủ, tránh dư thừa thức ăn, phát sính khí độc gây hại cho tôm
  • Mật độ nuôi vừa phải
  • Sử dụng chế phẩm vi sinh EM Aqua để cải thiện môi trường nước, phân hủy thức ăn dư thừa, chất hữu cơ, kiểm soát tảo trong ao nuôi
  • Tăng cường quạt, sục khí đáy tăng cường hàm lượng oxy trong ao.
  • Bổ sung khoáng chất, men tiêu hóa, vitamin C tăng cường sức đề kháng cho tôm.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người nuôi ứng dụng vào mùa vụ một cách tốt nhất. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!!!

Tác giả: Nguyễn Hiền
Mọi thắc mắc về “Biện pháp xử lý khi tôm bị nổi đầu”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy

Từ khóa » Cách Xử Lý Tôm Nổi đầu