Hướng Dẫn Khắc Phục Hiện Tượng TÔM NỔI ĐẦU Hiệu Quả - Biogency
Có thể bạn quan tâm
Tôm nổi đầu là một trong những mối lo lớn của bà con nuôi tôm vì đây là một trong những nguyên nhân chính khiến bà con mất trắng vụ mùa. Bài viết này sẽ hướng dẫn bà con cách chuẩn đoán lý do và đưa ra giải pháp khắc phục hiện tượng tôm nổi đầu hiệu quả nhất!
Các nội dung chính
- Chẩn đoán nguyên nhân tôm nổi đầu
- Xác định kết quả:
- Khắc phục hiện tượng tôm nổi đầu do chất lượng nước ao nuôi kém
- Khắc phục hiện tượng tôm nổi đầu do dịch bệnh
- Phòng tránh hiện tượng tôm nổi đầu bằng cách nào?
- – Thả tôm với mật độ vừa phải:
- – Đảm bảo hệ thống tạo oxy vận hành thông suốt:
- – Quản lý thức ăn và chất lượng thức ăn để tránh thức ăn dư thừa:
- – Kiểm tra lượng tảo và kết hợp thay nước ao nuôi:
- – Sử dụng các chế phẩm sinh học để kiểm soát tảo và tạo môi trường thuận lợi cho tôm sinh trưởng và phát triển:
Chẩn đoán nguyên nhân tôm nổi đầu
Để khắc phục hiện tượng tôm nổi đầu nhanh nhất và hiệu quả nhất, bà con cần xác định được đúng nguyên nhân gây nên hiện tượng tôm nổi đầu. Muốn chẩn đoán một cách chính xác các nguyên nhân gây nên hiện tượng tôm nổi đầu, bà con cần thực hiện 3 bước sau đây:
- Bước 1: Đo hàm lượng oxy hòa tan trong nước.
- Bước 2: Đo các chỉ tiêu môi trường, hàm lượng khí độc trong ao, pH, kH.
- Bước 3: Kiểm tra tôm bằng mắt thường và các biểu hiện lâm sàng xem tôm có bị bệnh không.
Xác định kết quả:
Thường sẽ có 2 nguyên nhân khiến tôm bị nổi đầu là:
- Tôm nổi đầu do chất lượng nước ao nuôi kém, thiếu oxy hòa tan: Trong trường hợp này, hàm lượng oxy hòa tan đo được thường < 2ppm, các chỉ tiêu môi trường vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn và trong ao xuất hiện khí độc NH3, NO2, đồng thời, tôm không có triệu chứng bị bệnh.
- Tôm nổi đầu do đang bị bệnh: Trường hợp này, hàm lượng oxy hòa tan > 4ppm, các yếu tố môi trường đều nằm trong khoảng tiêu chuẩn nhưng khi quan sát bằng mắt thường, tôm xuất hiện các triệu chứng cho thấy đã nhiễm bệnh.
Khắc phục hiện tượng tôm nổi đầu do chất lượng nước ao nuôi kém
Nếu để tôm nổi đầu kéo dài thì tôm sẽ chết cả đàn, ảnh hưởng tới mùa vụ. Nguyên nhân cốt yếu vẫn là do ao thiếu oxy, tôm không hô hấp được. Do đó, những việc cần ưu tiên thực hiện để khắc phục hiện tượng tôm nổi đầu trong trường hợp này là:
- Kiểm tra lại hệ thống sục khí.
- Tăng cường quạt nước và sục oxy. Trong trường hợp hợp cần thiết phải bổ sung thêm dàn quạt.
- Xem thêm: Cách nhận biết “tôm thiếu oxy” và xử lý kịp thời >>>
- Đối với ao khí độc cao cần kết hợp thay nước và sử dụng các chế phẩm sinh học để phân giải mùn bã hữu cơ, xử lý khí độc NH3, NO2 như sản phẩm AQUA C, AQUA N1, AQUA SA.
Khắc phục hiện tượng tôm nổi đầu do dịch bệnh
Trong trường hợp nếu tôm nổi đầu nghi ngờ nguyên nhân là do tôm bị bệnh, để khắc phục hiện tượng tôm nổi đầu bà con cần:
- Quan sát tình trạng, triệu chứng của tôm để xác định tôm đang bị bệnh gì.
- Kết hợp việc cấp cứu ngay cho tôm và sử dụng các chế phẩm, thuốc để trị bệnh cho tôm, cải tạo chất lượng môi trường ao nuôi.
Dân gian có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Do đó, để tôm phát triển khỏe mạnh bà con nên phòng tránh bệnh cho tôm, tạo môi trường thuận lợi giúp tôm phát triển tốt, từ đó giúp tăng năng suất và chất lượng mùa vụ.
Phòng tránh hiện tượng tôm nổi đầu bằng cách nào?
Nổi đầu là một hiện tượng nguy hiểm xảy ra ở tôm mà bà con nên phòng tránh. Muốn phòng tránh hiện tượng nổi đầu ở tôm hiệu quả, bà con nên tham khảo các cách sau:
– Thả tôm với mật độ vừa phải:
Thả tôm với mức độ vừa phải sẽ đảm bảo tôm có đủ không gian sinh trưởng và phát triển, đồng thời, cũng giảm thiểu tình trạng thiếu oxy hòa tan cho tôm hô hấp.
– Đảm bảo hệ thống tạo oxy vận hành thông suốt:
Bà con nên theo dõi thường xuyên tình trạng hoạt động của quạt nước và sục oxy trong ao tôm, đảm bảo tôm có đủ lượng oxy hòa tan cần thiết (> 4ppm).
– Quản lý thức ăn và chất lượng thức ăn để tránh thức ăn dư thừa:
Nhiều bà con cứ nghĩ rằng cho tôm ăn nhiều sẽ giúp tôm nhanh lớn, tăng năng suất nhưng không biết rằng tôm chỉ ăn một lượng nhất định tùy vào từng chu kỳ sinh trưởng. Thức ăn nhiều, tôm không tiêu thụ hết sẽ trở thành chất thải, tồn tại trong ao, làm nước ao ô nhiễm. Môi trường nước ao bẩn, sẽ ảnh hưởng đến tình trạng phát triển của tôm, khiến tôm dễ nhiễm bệnh.
– Kiểm tra lượng tảo và kết hợp thay nước ao nuôi:
Tảo trong ao tôm, đặc biệt là tảo lam, gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự sinh trưởng của tôm:
- Khi xuất hiện ở mật độ cao, tảo lam sẽ tạo thành lớp màng dày trên mặt nước, nhớt và cản trở sự hấp thụ oxy của tôm.
- Tảo lam có thể tiết ra chất độc gây nên nhiều bệnh trên tôm như: Gan, tụy, phân trắng…
- Ngoài ra, tảo lam gây ra mùi hôi cho nước ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm.
Do đó, bà con cần kiểm tra tảo thường xuyên, tránh để tảo phát triển quá mức ảnh hưởng làm ảnh hưởng đến tôm. Thay nước ao nuôi là một trong những cách bà con có thể áp dụng để giảm tảo trong ao. Khi thay nước, bà con chú ý tránh để tôm bị sốc.
Có một cách đơn giản hơn để giảm thiểu số lần thay nước cho tôm, bà con có thể sử dụng các loại chế phẩm sinh học kiểm soát tảo, làm sạch nước ao nuôi. Bà con xem chi tiết tại mục số 5 để tìm hiểu về các chế phẩm sinh học an toàn và hiệu quả.
– Sử dụng các chế phẩm sinh học để kiểm soát tảo và tạo môi trường thuận lợi cho tôm sinh trưởng và phát triển:
Ba dòng men vi sinh đến từ thương hiệu Microbe-Lift là sản phẩm được khuyên dùng cho ao nuôi tôm bà con có thể tham khảo là:
- Microbe-Lift AQUA C: Men vi sinh kiểm soát tảo và làm sạch nước ao nuôi.
- Microbe-Lift AQUA N1: Men vi sinh xử lý khí độc NO2, NH3.
- Microbe-Lift AQUA SA: Men vi sinh xử lý bùn đáy ao.
Đây là ba dòng sản phẩm chuyên dùng trong nuôi trồng thủy sản được Viện Sinh Thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories Inc.) nghiên cứu và phát triển từ năm 1976, đã giúp nông dân giải quyết được nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác.
Hướng dẫn sử dụng men vi sinh Microbe-Lift để mang lại hiệu quả tối ưu:
– Đối với sản phẩm AQUA C và AQUA SA:
- 1 chai quarter mỗi loại ngâm với 200 lít nước ao + 10 lít mật đường, sục khí liên tục trong 24 tiếng.
- Liều dùng cho ao bạt dưới 1.500m3 như sau: Lần đầu tiên sử dụng 50 lít dịch ủ cho mỗi loại AQUA C và AQUA SA. 2 ngày tiếp theo dùng liên tục, mỗi ngày 20 lít dịch ủ mỗi loại. Sau đó, cách 3 ngày bổ sung 20 lít dịch ủ mỗi lần.
– Đối với sản phẩm khử khí độc AQUA N1:
- 1 chai quarter AQUA N1 ngâm với 200 lít nước ao + 10 lít mật rỉ, sục khí liên tục sau 48 tiếng, để trong mát tránh ánh sáng trực tiếp. Đánh vào buổi tối.
- Liều dùng cho ao bạt dưới 1.500m3 như sau: Lần đầu tiên 50 lít dịch ủ. 2 ngày tiếp theo dùng liên tục, mỗi ngày 20 lít dịch ủ. Sau đó, cách 3 ngày, bổ sung 20 lít dịch ủ mỗi lần.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bà con khắc phục hiện tượng tôm nổi đầu một cách hiệu quả, tôm phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao.
Hiện các dòng sản phẩm men vi sinh thủy sản Microbe-Lift được nhập khẩu 100% từ Mỹ và phân phối chính thức tại Việt Nam bởi Biogency – Thương hiệu đi đầu trong giải pháp xử lý khí độc NO2, NH3 ao nuôi tôm. Bà con liên hệ Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất về các giải pháp nuôi tôm hiệu quả và an toàn.
>>> Xem thêm: Giải pháp xử lý nước ao nuôi tôm hiệu quả
Từ khóa » Cách Xử Lý Tôm Nổi đầu
-
- Khí độc NH3, H2S Xuất Hiện ở đáy Ao Do Thức ăn Dư Thừa, Tảo Tàn, Mùn Bã Hữu Cơ Tích Tụ đáy Ao Làm Gia Tăng Khí độc Làm Tôm Nổi đầu. ... CÁCH XỬ LÝ KHI TÔM NỔI ĐẦU, KÉO ĐÀN VÀ TẤP MÉ TRONG AO NUÔI.
-
Biện Pháp Xử Lý Khi Tôm Bị Nổi Đầu - Tin Cậy
-
Hiện Tượng Tôm Nổi Đầu Và Cách Xử Lý • TSTC 2022
-
Làm Gì Khi Tôm Bị Nổi đầu - Dũng Cá
-
Hiện Tượng Tôm Nổi đầu: Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và Cách Xử Lý ...
-
PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ TRIỆT ĐỂ HIỆN TƯỢNG TÔM “NGHẸT ...
-
Cách Xử Lý Tôm Nổi đầu Tấp Vào Bờ - AO ƯƠNG DI ĐỘNG
-
Cấp Cứu Tôm Nổi đầu & Những Vật Tư Cần Trữ Sẵn Tại Trại Nuôi Tôm
-
Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Tôm Nổi đầu An Toàn Hiệu Quả
-
Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Tôm Sú, Tôm Thẻ Bị Nổi đầu Kéo đàn
-
Tại Sao Có Hiện Tượng Tôm Kéo đàn Vào Ban đêm ? - Thủy Sản Thái Mỹ
-
Hiện Tượng Tôm Nổi đầu Do đâu? Biện Pháp Xử Lý Tôm Nổi đầu An ...
-
Xử Lý Tôm Bị Nổi Đầu Trong Các Ao Nuôi Mật Độ Cao
-
Biện Pháp Xử Lý Tôm Nổi đầu Trong Ao Nuôi Hiệu Quả - Thuốc Thuỷ Sản