Biến Phế Thải Cao Su Thành... “vàng đen” - PetroTimes
Có thể bạn quan tâm
Từ ý nghĩ đến hành động
Những năm gần đây giá dầu trên thế giới có nhiều biến động, nhưng nhu cầu sử dụng năng lượng phục vụ sản xuất cao, đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng, tìm ra lối thoát riêng cho mình để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy, Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai - INDEVCO do ông Đỗ Thành Trung làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị đã táo bạo đầu tư hẳn một nhà máy với hàng chục dây chuyền nhiệt phân phế thải có nguồn gốc từ cao su thành dầu FO-R phục vụ sản xuất. Và cũng từ đó, Công ty TNHH MTV Công nghiệp Hạ Long biến phế liệu cao su thành những nguyên liệu có giá trị. Nhà máy đặt tại núi Thung Súa (thôn Liên Minh, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, Ninh Bình). Đây là nhà máy xử lý phế thải có nguồn gốc từ cao su với công suất 800 tấn/ngày.
Lốp cao su phế thải - nguyên liệu chế xuất dầu FO-R |
Ông Đinh Thanh Lam - Giám đốc Công ty TNHH MTV Công nghiệp Hạ Long cho biết, đây là một quy trình xử lý khép kín, không gây ô nhiễm môi trường, sản phẩm đầu ra được sử dụng triệt để. Dầu FO-R dùng để nung kính, thép phế liệu thu được xuất bán cho các nhà máy sản xuất thép ở Thái Nguyên, than các-bon đen xuất khẩu sang Trung Quốc thay thế than cám, còn khí gas sinh ra trong quá trình nhiệt phân có thể đưa vào hệ thống tích áp dùng lại cho lò nhiệt phân.
Chứng kiến dây chuyền nhiệt phân phế thải có nguồn gốc từ cao su, mới thấy sự an toàn và đem lại lợi
Công nghệ của dự án đã được Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá tốt và đạt các tiêu chuẩn hiện hành. Đầu tháng 3-2016, công ty đã chủ động làm văn bản đề nghị UBND huyện Nho Quan kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất và công tác bảo vệ môi trường của nhà máy. |
ích kinh tế, môi trường như thế nào. Công nghệ nhiệt phân không phát tán bụi ra môi trường xung quanh như lò đốt than đá, ít khói so với đốt dầu diesel và mùi khét của cao su gần như được khống chế do quá trình nhiệt phân cao su phế thải đều trong môi trường chân không. Đây là công nghệ có bước tiến vượt trội trong lĩnh vực năng lượng. Nó giải quyết bài toán khiến cơ quan chức năng đau đầu về nguồn nhiên liệu dầu mỏ, than đá đang ngày một cạn kiệt. Ít có ai ngờ được rằng, những chiếc lốp ôtô phế thải kia lại có thể trở thành nguồn năng lượng có giá trị.
Bên cạnh đó, nguyên liệu than đá, điện, dầu diesel gần đây tăng rất cao, đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu rẻ hơn, an toàn hơn để phục vụ quá trình sản xuất và sẽ có lợi thế về giá cả, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác, việc thu mua cao su phế liệu để tái chế thành nhiên liệu đã góp phần bảo vệ môi trường. Trên thực tế săm lốp ôtô, cao su phế thải hiện nay Việt Nam đưa vào tái chế còn rất ít, nếu như công nghệ này được nhân rộng thì hiệu quả về bảo vệ môi trường là rất to lớn.
Dây chuyền nhiệt phân cao su thành dầu |
Được biết, dây chuyền nhiệt phân cao su phế thải của Công ty TNHH MTV Công nghiệp Hạ Long đã đạt chuẩn của thế giới. Tỷ lệ chiết xuất dầu FO-R đạt 40%, than các-bon đen 20-25%, còn lại là khí gas và sắt phế liệu. Mỗi ngày, Công ty TNHH MTV Công nghiệp Hạ Long phải nhập tới 800 tấn cao su và lốp phế thải thì mới đáp ứng được công suất hoạt động.
Ông Đỗ Thành Trung cho hay, quá trình vận hành dây chuyền, công nhân phải tuân thủ tuyệt đối kỹ thuật, bởi trong quá trình nhiệt phân chỉ cần oxy lọt vào thì rất dễ gây cháy nổ. Quy trình cấp nhiệt cho lò cũng phải tuân thủ theo hướng dẫn. Trung bình, tổng thời gian của quá trình nhiệt phân mất khoảng 11 tiếng đồng hồ và kết quả thu được là 2.500 lít dầu FO-R/1 dây chuyền, than các-bon đen khoảng 1 tấn, sắt phế liệu hơn 1 tấn và khí gas.
Công nhân Phạm Văn Hưng tiếp củi tạo nhiệt cho lò nhiệt phân |
Theo tính toán của Công ty TNHH MTV Công nghiệp Hạ Long, mỗi dây chuyền hoạt động ổn định, 1 năm công ty tiết kiệm được hàng chục tỉ đồng nhờ nguyên liệu dầu FO-R không ăn mòn thiết bị và tiết kiệm cho đất nước hàng chục nghìn tấn than đá và dầu diesel. Hằng năm, doanh thu của Công ty TNHH MTV Công nghiệp Hạ Long đạt hơn trăm tỉ đồng, nộp ngân sách Nhà nước hơn 20 tỉ đồng, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho hơn 300 công nhân địa phương.
Gặp khó vì… đi đầu
Dù mới đi vào hoạt động được hơn 1 năm nay, nhưng dây chuyền nhiệt phân của Công ty TNHH MTV Công nghiệp Hạ Long đã được nhiều sở, ban, ngành của tỉnh Ninh Bình đánh giá cao. Thành công đi đôi với đố kỵ, ghen ăn tức ở của những kẻ xấu. Từ tháng 10-2013, trước khi thực hiện đầu tư nhà máy tại địa bàn xã Xích Thổ, đã có một số đối tượng xấu gửi thư nặc danh đến lãnh đạo huyện, xã và các thôn nhằm bôi xấu uy tín công ty, nay lại xảy ra sự việc này, ảnh hưởng rất lớn đến công ty. Và gần đây, trên vài tờ báo xuất hiện câu chuyện người dân một xã miền núi của Ninh Bình “ăn - ngủ - nghỉ... phải đeo khẩu trang”, vì Công ty TNHH MTV Công nghiệp Hạ Long gây ô nhiễm môi trường không khí.
Câu chuyện khiến “nam phụ lão ấu” đều phải rùng mình sợ hãi. Người ta đặt câu hỏi, tại sao cơ quan chức năng lại để người dân phải gánh chịu những cơ cực đến như vậy? Bàn tay nào có thể che hết bầu trời, mà giữa thời bình phải cam chịu cuộc sống địa ngục? Thế nhưng, “tâm bão dư luận” lại khá yên bình bên dòng sông Bôi hiền hòa. Không khí nơi đây hoàn toàn trái ngược với những thông tin mà một số cơ quan báo chí đã đăng tải rằng: “Ngủ đeo khẩu trang, xem tivi đeo khẩu trang... thậm chí đi ăn cỗ đeo khẩu trang”.
Lân la hỏi chuyện người dân Xích Thổ mới hay, nhà máy này đóng trên địa bàn hoàn toàn không có tác động lớn về môi trường, thế nhưng thời gian gần đây lại xuất hiện thông tin khiến dư luận hoang mang, nào là khói mù mịt, khét lẹt, cây cối bị héo úa, dân phải bỏ nghề nông, rồi đi xa hàng cây số vẫn ngửi thấy mùi khét.
Nhà máy biến phế thải cao su thành dầu nằm sâu trong thung lũng đá vôi Thung Súa |
Ông Trần Quốc Thịnh - Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Quyết Thắng, xã Xích Thổ nói: “Tôi và người dân ở đây cũng nắm bắt được thông tin một số cơ quan báo chí phản ánh về nhà máy chế biến phế thải cao su gây ô nhiễm môi trường. Tôi khẳng định những thông tin báo chí phản ánh hoàn toàn sai sự thật. Không có chuyện người dân ngủ đeo khẩu trang, xem tivi đeo khẩu trang... thậm chí đi ăn cỗ cũng phải đeo khẩu trang là bịa đặt. Thôn chúng tôi sát với nhà máy, hằng ngày ít nhất cũng phải đi qua đó một lần, nhưng có thấy ai đeo khẩu trang đâu”.
Có một thực tế là, trước đây nhãn của bà con trồng gần khu nhà máy không có quả. Nhưng không hiểu sao, từ khi nhà máy hoạt động, nhãn lại ra quả rất sai. Như thế có phải là do ô nhiễm không? Những cây trồng khác như lúa và ngô, năng suất cũng đâu bị ảnh hưởng... (!?).
Để rõ hơn về câu chuyện ô nhiễm, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến nhà máy xử lý phế thải cao su. Tận mắt chứng kiến công nhân đang làm việc mới hay, con đường dẫn từ cánh đồng đến nhà máy được bê tông hóa rất khang trang, chiếc đò cũ đưa dân đi làm đồng qua con sông Bôi giờ đã được nhà máy thay thế bằng phà máy và phục vụ dân miễn phí. Nhà máy bạt núi làm con đường khang trang dẫn lên Thung Súa - một thung lũng nằm giữa bốn bề là núi, cách xa hẳn khu dân cư.
Điều đầu tiên tôi quan sát thấy và ghi lại trong khuôn viên nhà máy chính là cây cối xung quanh tốt tươi, xanh rì và không hề nhìn thấy khói bụi bám vào lá cây. Lia ống kính một vòng quanh các ngọn núi sát khu trung tâm sản xuất, tôi đều ghi nhận được những hình ảnh cây cối xanh tươi, không hề có dấu hiệu bị bức tử do khói nhà máy đốt cao su.
Đang tiếp củi vào lò đốt, anh Phạm Văn Hưng công nhân ở đây cho biết, công nghệ nhiệt phân rất thân thiện với môi trường. Hằng ngày luôn phải tiếp xúc với lò nhiệt phân nhưng chúng tôi không cần phải đeo khẩu trang, chỉ những lúc mở lò mới có mùi nhưng không đáng kể. Điều đó làm tôi tin rằng, việc ô nhiễm môi trường khó có thể xảy ra ở đây được. Và đến khi tôi tiếp cận được với hồ sơ mang tính pháp lý thì cảm nhận của tôi đã được khẳng định hoàn toàn đúng. Trước khi triển khai, mọi thủ tục của nhà máy đã được các cấp thẩm tra và phê duyệt. Người dân trong vùng đã được dự họp và thống nhất cao độ. Công nghệ của dự án đã được Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá tốt và đạt các tiêu chuẩn hiện hành. Đầu tháng 3-2016, bản thân công ty đã chủ động làm văn bản đề nghị UBND huyện Nho Quan kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất và công tác bảo vệ môi trường của nhà máy.
UBND huyện Nho Quan cũng chủ động mời Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49 Bộ Công an) vào cuộc nắm tình hình, lấy mẫu phân tích và cho kết quả rất cụ thể về mẫu khí thải công nghiệp; mẫu không khí xung quanh, tất cả đều đảm bảo theo quy định.
Ông Bùi Đắc Dương, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Xích Thổ bày tỏ nỗi bức xúc: “Tôi xin báo cáo thật, từ hôm có mấy bài báo phản ánh tình hình ô nhiễm tại nhà máy xử lý phế thải cao su, đảng viên và nhân dân trong xã rất bức xúc, nhất là con em ở xa quê đã nhắn tin, gọi điện về chất vấn và bày tỏ sự lo ngại. Qua kiểm tra, tôi xin nói thẳng luôn, các bài báo đã phản ánh 3 vấn đề lớn, mấu chốt không đúng sự thật”.
Theo ông Dương, 3 vấn đề đó là: Danh tính một số người dân được nhắc đến trong bài báo là không đúng; hình ảnh người dân phải đeo khẩu trang khi đi làm, đi học, đi ăn cỗ là không đúng và càng không có chuyện người dân bỏ sản xuất vì ô nhiễm.
Bà Hoàng Thị Diên, Bí thư chi bộ thôn Liên Minh, nói: “Báo đăng phản ánh bà con phải đeo khẩu trang khi xem tivi, hay lúc ăn là sai. Hình ảnh cây ngô mà nhà báo chụp đăng tải là không đúng. Đây là khu vực phân lũ, chỉ sản xuất được một vụ chiêm, còn vụ mùa không thể sản xuất”.
Liên quan đến những luồng dư luận trái chiều về nhà máy xử lý phế thải có nguồn gốc từ cao su thành dầu, ông Đinh Văn Tiên, Phó bí thư, Chủ tịch UBND huyện Nho Quan khẳng định: “Tôi vừa tiếp xúc cử tri, không hề nhận được ý kiến nào phản ánh về nhà máy này. Chúng tôi cũng đã lập đoàn kiểm tra, rồi tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của bà con nhưng không thấy bất cứ ý kiến nào phản đối”.
Ông Chủ tịch UBND huyện Nho Quan cho rằng, có bàn tay của ai đó gây cản trở sự phát triển của địa phương, vì có một số đơn nặc danh ngay từ khi dự án bắt đầu triển khai, nhưng nội dung lại sai hoàn toàn.
Chính quyền địa phương sẽ có văn bản báo cáo, đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Thông tin Truyền thông Ninh Bình báo cáo lên cấp trên để xử lý nghiêm, trả lại sự công bằng cho địa phương.
Có thể khẳng định, nhà máy nhiệt phân cao su thành dầu FO-R là một giải pháp tối ưu trong “cuộc cách mạng” xử lý rác thải công nghiệp độc hại. Lốp ôtô hay phế liệu có nguồn gốc cao su từ trước đến nay bị vứt bừa bãi và rải rác khắp mọi nơi, nhưng với công nghệ nhiệt phân những thứ tưởng chừng bỏ đi lại là nguồn nhiên liệu vô giá.
Hoàng Thắng - Thiên Minh
Dầu diesel chế từ nhựa polyethylene Mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra một cách để biến rác thải nhựa thành nhiên liệu diesel có thể dùng để chạy nhiều phương tiện và động cơ. Polyethylene là loại nhựa phổ biến nhất trên thế giới, tạo ra gần như tất cả mọi thứ từ bao bì thực phẩm, chai nhựa, màng chất dẻo cho đến túi nilon. Trung bình mỗi năm có khoảng 100 triệu tấn nhựa polyethylene được sản xuất. Hầu hết rác thải nhựa do con người tạo ra được tập trung ở các bãi rác, bị chôn dưới đất hoặc tích tụ trong các đại dương tạo thành những đảo rác khổng lồ trôi nổi. Theo dự kiến của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tháng 1-2016, trong đại dương cứ 3 tấn cá sẽ có 1 tấn rác thải nhựa tính đến năm 2025 và nhựa nhiều hơn cá vào năm 2050. Để giải quyết vấn đề này, con người cần biến rác thải nhựa thành hàng hóa có thể sử dụng như nhiên liệu hydrocarbon lỏng. Polyethylene được làm từ các loại nhiên liệu hóa thạch, nhưng việc chuyển đổi polyethylene trở lại thành phần như ban đầu đặt ra thách thức lớn, vì nhựa là hợp chất hóa học bền vững. Để khai thác tối đa hiệu quả xử lý rác thải nhựa cũng như kiểm soát sản phẩm tạo ra, nhóm nghiên cứu tại Viện Hóa học Hữu cơ Thượng Hải (Trung Quốc), phát minh một kỹ thuật tái chế nhựa tiêu tốn ít nhiệt hơn. Các nhà khoa học trộn nhựa với chất xúc tác là hợp chất hữu cơ kim loại. Hợp chất xúc tác này được tạo ra bằng cách trộn các phân tử sẵn có với iridium kim loại. Phản ứng khiến liên kết của nhựa suy yếu và dễ tách rời. Sau đó, nhóm nghiên cứu phá vỡ, thêm, sắp xếp lại cấu trúc của polyethylene để tạo ra một loại nhiên liệu diesel có thể dùng cho phương tiện chạy bằng điện và các loại động cơ khác. Tỷ lệ nhựa, chất xúc tác hiện nay khoảng 30/1, gần phù hợp cho mục đích thương mại. Mục tiêu của các nhà khoa học là đưa tỉ lệ này tới 10.000/1 trong thời gian tới. Quá trình biến nhựa thành nhiên liệu lỏng đòi hỏi nhiệt độ khoảng 1750C, thấp hơn nhiều so với mức nhiệt 4000C trong các kỹ thuật phân hủy nhựa tương tự. Nhược điểm của kỹ thuật là phản ứng hóa học diễn ra chậm và đòi hỏi chất xúc tác đắt tiền. Minh Nguyễn |
Từ khóa » Tái Chế Lốp Cao Su Thành Dầu
-
CÔNG NGHỆ NHIỆT PHÂN CAO SU THÀNH DẦU
-
Dầu Tái Chế Từ Lốp Xe FO-R - DV KHÁNH ANH
-
Quy Trình Công Nghệ Tái Chế Dầu Cao Su Và Cacbon đen Từ Phế Liệu ...
-
Cơ Sở Tái Chế Dầu Từ đốt Lốp Cao Su Gây ô Nhiễm? - Báo Tuổi Trẻ
-
Dây Chuyền Tái Chế Lốp Xe Thành Dầu - TTM Industry Co.,Ltd
-
Dây Chuyền Tái Chế Dầu DO - FO Từ Lốp Cao Su, Nhựa XDS 10
-
Tái Chế Lốp Cao Su Phế Thải Thành Vật Liệu Xốp Siêu Nhẹ Aerogel
-
CAO SU TÁI SINH TÁI CHẾ TỪ LỐP Ô TÔ - LONG LONG RUBBER
-
Nghiên Cứu Tái Chế Lốp Cao Su Phế Liệu Thành Vật Liệu Xốp Siêu Nhẹ ...
-
Mô Hình Sản Xuất Dầu Nhiệt Phân FO-R Của Tỉnh Lạng Sơn
-
Dây Chuyền Tái Chế Lốp Xe, Nhựa, Cao Su Thành Dầu
-
QUY TRÌNH TÁI CHẾ CAO SU TỪ LỐP XE PHẾ THẢI - Hóa Chất Mega
-
TÁI CHẾ LỐP XE CAO SU-NHÓM 3 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Nhà Máy Tái Chế Lốp ô Tô Phế Thải đầu Tiên Tại Việt Nam đi Vào Hoạt ...