Biến Rơm Rạ Thành Tiền: Chế Biến Thức ăn Gia Súc, Than Sinh Học

Biến rơm rạ thành tiền: Chế biến thức ăn gia súc, than sinh học

Từ những phế phụ phẩm bị coi như “rác”, “chất thải” còn sót lại trên đồng ruộng, nhưng qua những cách xử lý khác nhau đã và đang đem lại lợi ích bằng tiền cho người nông dân.

Sản phẩm than sinh học

Vì vậy việc coi rơm rạ như một nguồn nguyên liệu tái sinh để SX ra nhiều loại sản phẩm khác nhau là điều hoàn toàn thực tế. Thức ăn cho gia súc Để chủ động phòng chống đói rét cho trâu bò và tận dụng được nguồn rơm rạ sau khi thu hoạch, người dân có thể sử dụng rơm rạ làm thức ăn cho gia súc. Rơm, rạ có hàm lượng dinh dưỡng thấp, sau khi được chế biến bằng phương pháp ủ với urê trở thành loại thức ăn tốt giàu dinh dưỡng cho trâu và bò. Rơm ủ có hàm lượng chất đạm cao hơn 2 lần so với rơm không chế biến. Trâu bò ăn rơm ủ urê kết hợp với chăn thả sẽ không bị gầy yếu, đến mùa xuân cày kéo khoẻ, sinh sản tốt. Chi phí chế biến rơm không nhiều, 1 trâu bò trong suốt 3 tháng chỉ cần 10 kg ure, thành tiền là 30.000 đồng. Than sinh học Để SX than sinh học từ rơm rạ ta dùng thùng phuy 200 lít có thành thẳng đứng làm lò đốt. Mỗi thùng lớn có tạo một cái nắp có gắn ống khói cao khoảng 1 m, phía dưới chân tạo 2 cửa nhỏ để nhóm lửa. Thùng lớn có thể chứa được 6 thùng nhỏ hơn có đường kính 20 cm và chiều cao là 30 cm. Các thùng nhỏ này được sử dụng để nhồi rơm vào trong và được bịt kín bằng nắp thùng có khoan lỗ để thoát khí. Tiến hành sắp xếp các thùng nhỏ vào trong thùng lớn và xen các vật liệu rơm và trấu xung quanh sau đó nhóm lửa và chờ đến khi quá trình cháy kết thúc, để nguội sau đó lấy sản phẩm than sinh học ra ngoài. Than sinh học được mệnh danh là “vàng đen” vì những ứng dụng của nó trong nông nghiệp và môi trường. Hàm lượng carbon cao cùng với độ xốp tự nhiên của than sinh học giúp đất giữ được nước và các chất dinh dưỡng, đồng thời bảo vệ các loại vi khuẩn sống trong đất, chống lại tác động xấu của thời tiết, xói mòn đất đồng thời làm tăng năng suất cây trồng. Than sinh học sử dụng khá hiệu quả, với 7.000 đ/1 kg có thể nấu nướng thời gian kéo dài đến 2 giờ mà lại không nguy hiểm như ga hoặc phải chịu mùi khó chịu như than thông thường. Đóng bánh thành nhiên liệu Tại đồng bằng sông Cửu Long, lúa thường được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. Rơm sẽ được xếp thành dãy sau khi thu hoạch. Điều này thuận lợi cho việc sử dụng máy thu gom rơm. Máy bao gồm một guồng rơm dùng để di chuyển rơm vào buồng máy, tại đây rơm được cắt nhỏ và được cuộn tròn nhờ các con lăn và dây đai. Sản phẩm cuối cùng là những cuộn rơm hình trụ. Đóng bánh rơm không những đã làm tăng giá trị dinh dưỡng của rơm, tăng thời gian bảo quản, thuận tiện khi bảo quản do chiếm ít diện tích mà còn làm tăng khả năng tăng trọng của bò thịt, giảm chi phí thức ăn trong chăn nuôi. Giá thành SX 1 kg rơm đóng bánh dao động trong khoảng 450 - 750 đồng, trong khi đó giá bán bình quân là 1.800 - 2.000 đ/kg.

Theo LÊ THOA/ nongnghiep.vn

Từ khóa » Các Loại Rơm Rạ