Biển Xe Quân đội Màu Gì? Ý Nghĩa Ký Hiệu Biển Số Xe Quân Sự?
Có thể bạn quan tâm
Việt Nam là một trong các quốc gia sử dụng xe cơ giới chiếm tỉ lệ lớn để di chuyển. Chính vì thế để có thể kiểm soát được số lượng xe cơ giới lớn trên cả nước thì những nhà làm luật đã nghiên cứu để đưa ra các quy định về việc kiểm soát xe cơ giới một cách tốt nhất. Chính vì thế mà đối với mỗi loại biển thuộc sở hữu của các chủ thể khác nhau thì sẽ có màu khác nhau, ký hiệu khác nhau. Vậy đối với biển xe quân đội màu gì? Ý nghĩa ký hiệu biển số xe quân sự? Để biết thêm về nội dung này, mời quý bạn đọc tìm hiểu thông tin nội dung bài viết dưới đây:
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Mục lục bài viết
- 1 1. Biển xe quân đội màu gì?
- 2 2. Biển xe quân đội có tên trong tiếng Anh?
- 3 3. Ý nghĩa ký hiệu biển số xe quân sự?
1. Biển xe quân đội màu gì?
Trên cơ sở quy định tại Phụ lục II Thông tư 169/2021/TT-BQP, các mẫu biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc Bộ Quốc Phòng sẽ có những đặc điểm sau đây:
– Biển số xe quân đội có nền biển số màu đỏ, chữ và số màu trắng dập chìm theo thiết kế của Cục Xe – Máy.
– Trên nền biển có dập nổi hình quân hiệu, đường kính 20mm:
+ Biển số dài: Quân hiệu dập phía trên gạch ngang thứ nhất;
+ Biển số ngắn: Quân hiệu dập ở vị trí bên trái, khoảng cách giữa chiều cao chữ ký hiệu đơn vị.
Các biển dài và ngắn được bố trí như sau:
Loại xe | Vị trí lắp biển dài |
Xe ô tô, xe xích | – Phía trước lắp biển số dài. – Phía sau lắp biển số ngắn hoặc biển số dài tại vị trí hốc lắp biển số. |
Máy kéo, xe máy chuyên dùng | – Có thể lắp 1 hoặc 2 biển số. – Trường hợp lắp 2 biển số: + Phía trước lắp biển số dài. + Phía sau lắp biển số ngắn hoặc biển số dài tại vị trí hốc lắp biển số. |
Rơ moóc hoặc sơmi rơ moóc; xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy, xe máy điện và các loại xe tương tự | Lắp 1 biển số tại vị trí lắp biển theo thiết kế. |
Như vậy có thể thấy rằng, pháp luật Việt nam quy định biển xe quân đội có màu đỏ, khi xe quân sự làm nhiệm vụ khẩn cấp được hưởng các quyền như không bị hạn chế về tốc độ, được đi vào đường ngược chiều, được tiếp tục hành trình kể cả khi có đèn đỏ, chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. Tuy nhiên, các xe biển quân đội vẫn phải chấp hành nghiêm túc các quy định về giao thông đường bộ nếu không thuộc trường hợp làm nhiệm vụ khẩn cấp như tác giả vừa nêu.
2. Biển xe quân đội có tên trong tiếng Anh?
Biển xe quân đội có tên trong tiếng Anh là: “Military vehicle plate”.
3. Ý nghĩa ký hiệu biển số xe quân sự?
Trên cơ sở quy định tại Phụ lục III Thông tư số 169/2021/TT-BQP, biển số xe của các đơn vị trong quân đội được phân biệt bởi các ký kiệu khác nhau. Cụ thể như sau:
TT | TÊN ĐƠN VỊ | KÝ HIỆU BIỂN SỐ |
1 | Bộ Tổng Tham mưu – Cơ quan Bộ Quốc Phòng | TM |
2 | Tổng cục Chính trị | TC |
3 | Tổng cục Hậu cần | TH |
4 | Tổng cục Kỹ thuật | TT |
5 | Tổng cục Công nghiệp quốc phòng | TK |
6 | Tổng cục II | TN |
7 | Quân Khu 1 | KA |
8 | Quân Khu 2 | KB |
9 | Quân Khu 3 | KC |
10 | Quân Khu 4 | KD |
11 | Quân Khu 5 | KV |
12 | Quân Khu 7 | KP |
13 | Quân Khu 9 | KK |
14 | Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội | KT |
15 | Quân đoàn 1 | AA |
16 | Quân đoàn 2 | AB |
17 | Quân đoàn 3 | AC |
18 | Quân đoàn 4 | AD |
19 | Binh đoàn 11 | AV |
20 | Binh đoàn 12 | AT |
21 | Binh đoàn 15 | AN |
22 | Binh đoàn 16 | AX |
23 | Binh đoàn 18 | AM |
24 | Quân chủng Phòng không – Không quân | QA |
25 | Quân chủng Hải quân | QH |
26 | Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên Phòng | QB |
27 | Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển | QC |
28 | Bộ Tư lệnh 86 | QM |
29 | Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh | BL |
30 | Binh chủng Tăng, Thiết giáp | BB |
31 | Binh chủng Công binh | BC |
32 | Binh chủng Đặc công | BK |
33 | Binh chủng Pháo binh | BP |
34 | Binh chủng Hóa học | BH |
35 | Binh chủng Thông tin liên lạc | BT |
36 | Học viện Quốc phòng | HA |
37 | Học viện Lục quân | HB |
38 | Học viện Chính trị | HC |
39 | Học viện Hậu cần | HE |
40 | Học viện Kỹ thuật quân sự | HD |
41 | Học viện Quân y | HH |
42 | Trường Sĩ quan Lục quân 1 | HT |
43 | Trường Sĩ quan Lục quân 2 | HQ |
44 | Trường Sĩ quan Chính trị | HN |
45 | Cục Đối ngoại | PA |
46 | Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam | PG |
47 | Ban Cơ yếu Chính phủ | PK |
48 | Viện Khoa học và Công nghệ quân sự | PQ |
49 | Viện Thiết kế Bộ Quốc phòng | PM |
50 | Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga | PX |
51 | Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 | PP- 10 |
52 | Bệnh viện quân y 175 | PP-40 |
53 | Viện Y học cổ truyền Quân đội | PP-60 |
54 | Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội | VT |
55 | Tổng công ty 36 – CTCP | CA |
56 | Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội | CB |
57 | Tổng Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân | CD |
58 | Tổng công ty Đông Bắc | CH |
59 | Tổng công ty Thái Sơn | CM |
60 | Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng | CN |
61 | Tổng công ty 319 | CP |
62 | Công ty Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất | CT |
63 | Tổng công ty xây dựng Lũng Lô | CV |
Trên thực tế, pháp luật quản lý xe cơ giooiws quy định thì biển số xe quân đội gồm 2 chữ cái đứng đầu và sau đó là một dãy chữ số.
Chữ cái đầu tiên là một trong số các chữ sau:
– Bắt đầu bằng chữ A-là quân đoàn. Ví dụ: AA-là quân đoàn 1
– Bắt đầu bằng chữ B-là binh chủng. Ví dụ: BT-là binh chủng thông tin liên lạc
– Bắt đầu bằng chữ H-là học viện. Ví dụ: HA-là học viện QP
– Bắt đầu bằng chữ P-là cơ quan đặc biệt. Ví dụ: PA-là cục Đối ngoại.
– Bắt đầu bằng chữ Q-là quân chủng. Ví dụ: QH-là quân chủng Hải quân;
– Bắt đầu bằng chữ K-là quân khu. Ví dụ: KA-là quân khu 1, KB-là quân khu 2;
– Bắt đầu bằng chữ T-là Tổng cục. Ví dụ: TM- là Bộ Tổng tham mưu, TH-là tổng cục Hậu cần
Chi tiết nhóm 2 chữ cái đầu của xe mang biển số quân đội như sau:
Nhóm biển số xe quân đội bắt đầu bằng chữ A:
AA: Quân đoàn 1 – Binh đoàn Quyết Thắng
AB: Quân đoàn 2 – Binh đoàn Hương Giang
AC: Quân đoàn 3 – Binh đoàn Tây Nguyên
AD: Quân Đoàn 4 – Binh đoàn Cửu Long
AN: Binh đoàn 15
AP: Lữ đoàn M44
AT: Binh đoàn 12 – Tổng công ty Trường Sơn
AV: Binh đoàn 11 – Tổng Công Ty Xây Dựng Thành An
AX: Binh đoàn 16
Nhóm bắt đầu bằng chữ B:
BB: Binh chủng Tăng thiết giáp
BC: Binh chủng Công Binh
BH: Binh chủng Hoá học
BK: Binh chủng Đặc công
BL: Bộ tư lệnh bảo vệ Lăng
BP: Binh chủng Pháo binh
BT: Binh chủng Thông tin liên lạc
BS: Cảnh sát biển Việt Nam (tách ra từ hải quân)
BV: Tổng công ty dịch vụ bay
Nhóm bắt đầu bằng chữ H:
HA: Học viện Quốc phòng
HB: Học viện lục quân
HC: Học viện chính trị
HD: Học viện Kỹ thuật quân sự
HE: Học viện Hậu cần
HH: Học viện quân y
HL: Học viện Khoa học Quân sự
HN: Trường Sĩ quan Chính trị (Bắc Ninh)
HQ: Trường Sỹ quan lục quân II
HT: Trường Sỹ quan lục quân I
Nhóm chữ K:
KA: Quân khu 1
KB: Quân khu 2
KC: Quân khu 3
KD: Quân khu 4
KV: Quân khu 5
KP: Quân khu 7
KK: Quân khu 9
KT: Bộ tư lệnh thủ đô (Quân khu Thủ đô trước đây)
KN: đặc khu Quảng Ninh trước đây (biển cũ còn lại)
Nhóm chữ P:
PA: Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng
PC: Viện 71 – TC2
PK: Ban Cơ yếu – Bộ Quốc phòng
PL: Viện Lịch sử QS
PM: Viện khảo sát thiết kế – Bộ Quốc phòng
PP: Bộ Quốc phòng (Bệnh viện 108 sử dụng biển PP-10; Bệnh viện 175: PP-40
50; Viện Y học Cổ truyền Quân đội: PP-60)
PQ: Viện Kỹ thuật Quân sự (Trung tâm Khoa học và Kỹ thuật Quân sự)
PT: Cục tài chính – Bộ Quốc Phòng
PX: Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga
PY: Cục Quân Y – Bộ Quốc Phòng
PC, HL: Trước là Tổng cục II – Hiện nay là TN: Tổng cục tình báo (Tuy nhiên vì công việc đặc thù có thể mang nhiều biển số từ màu trắng cho đến màu Vàng, Xanh, đỏ, đặc biệt…)
Nhóm chữ Q:
QA: Quân chủng Phòng không không quân (biển cũ là QP và QK)
QB: Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng
QH: Quân chủng hải quân
Nhóm chữ T:
TC: Tổng cục Chính trị
TH: Tổng cục Hậu cần (TH 90/91: Tổng công ty Thành An (Bộ QP) – Binh đoàn 11)
TK: Tổng cục Công nghiệp quốc phòng
TT: Tổng cục Kỹ thuật
TM: Bộ Tổng tham mưu
TN: Tổng cục tình báo quân đội (Tổng cục 2)
Nhóm chữ V:
VB – Công ty Bay dịch vụ
Nhóm khác – biển số xe quân sự:
DB: Tổng công ty Đông Bắc – BQP
ND: Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng
CH: Bộ phận chính trị của Khối văn phòng – BQP
VB: Tổng công ty Dịch vụ Bay (Binh đoàn Hải Âu)
VK: Ủy ban tìm kiếm cứu nạn – BQP
CV: Tổng công ty xây dựng Lũng Lô – BQP
CA: Tổng công ty 36 – BQP
CP: Tổng Công Ty 319 – Bộ Quốc Phòng
CM: Tổng công ty Thái Sơn – BQP
CC: Tổng công ty xăng dầu quân đội – BQP
VT: Tập đoàn Viettel
CB: Ngân hàng TMCP Quân Đội
Trên đây là những thông tin về ý nghĩa các ký hiện trên biển xe quân đội, đây là một dãy những ký hiệu khác nhau và rất khó để có thể nhớ được. Cho nên việc phân biệt xe quốc phòng thuộc đơn vị nào là điều rất khó đối với những chủ thể không lam việc trong ngành này. mà ngay cả những người trong ngày cũng khó có thể nhận biết được nếu như không có sự tìm hiểu về vấn đề này. Do đó, ngoài việc phải ghi nhớ nội dung các ký hiệu trên biển số xe quân đội thì các bạn đọc có thể thực hiện việc tham khảo bài viết của chúng tôi để biết thêm về nội dung của vấn đề này.
Từ khóa » Các Biển Quân đội
-
Đọc Biển Số Xe Quân đội – Biết Xe Của đơn Vị Nào?
-
Ký Hiệu Biển Số Xe Quân Sự Theo Quy định Hiện Nay
-
Phân Biệt Ký Hiệu Biển Số Xe Trong Quân đội - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Biển Số Xe Quân đội Màu Gì? Cách đọc Ký Hiệu - LuatVietnam
-
Biển Số Xe Quân đội Quy định Như Thế Nào? - Luật Hoàng Phi
-
Biển Số Xe Quân đội -cơ Quan Thuộc Bộ Quốc Phòng
-
Biển Số Quân Đội Là Gì? Ký Hiệu Biển Số Xe Quân Đội Như Thế ...
-
Ký Hiệu Các Biển Số Xe QUÂN ĐỘI Việt Nam & ý Nghĩa
-
Phân Biệt Ký Hiệu Biển Số Xe Quân Đội Chuẩn Nhất
-
Phân Biệt Quy định Biển Số Quân đội Với Các Biển Số Khác
-
Tìm Hiểu Biển Số Xe Các Cơ Quan Quân đội Nhân Dân Việt Nam
-
KÝ HIỆU Biển Số Xe Quân đội Việt Nam Có Ý NGHĨA Như Thế Nào
-
Hải Quân - Cổng TTĐT Bộ Quốc Phòng Việt Nam