Biết Thân Này Giả Tạm để Không Quá Luyến Tiếc, đòi Hỏi

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin Tức
  • Thành viên
  • Liên hệ
  • Hình ảnh
  • Pháp Âm
Rss Feed Phật giáo A Lưới Phật giáo A Lưới
  • Tin tức
    • Thông Báo
    • Từ Thiện
    • Ủng hộ
    • Nhịp cầu nhân ái
  • Tu học
    • Giáo lý căn bản
    • Thiền học
    • Niệm Phật
    • Lời Phật dạy
    • Phổ thông
  • Đời sống
    • Nghệ thuật sống
    • Chuyện đời - ý đạo
    • Tâm sự
    • Ẩm thực chay
    • Tâm linh
    • Sức khỏe
  • Tuổi trẻ
    • Tăng Ni sinh
    • Gia đình Phật tử
    • Thanh niên Phật tử
    • Em học Phật
  • Diễn đàn
    • Phật sự hôm nay
    • Chấn hưng Phật giáo
    • Hộ pháp
    • Phật tử và dân tộc
    • Nhịp cầu đọc giả
  • Người thời nay
    • Nghệ sỹ
    • Trí thức
    • Tấm gương Phật tử
  • Thời đại
    • Xã hội
    • Giáo dục
    • Hoằng pháp
    • Truyền thông
  • Văn hóa
    • Chùa Việt Nam
    • Nghệ thuật
    • Giới thiệu sách
    • Du lịch
    • Nghi Lễ
  • Văn học
    • Tùy bút
    • Thơ
    • Truyện
    • Nhạc
  • Phật giáo Việt Nam
    • Lịch sử Phật giáo Việt Nam
    • Chư Tôn Thiền đức
    • Nhân vật
    • GHPGVN
    • Cửa Thiền
  • Nghiên cứu
    • Triết học
    • Thiền học
    • Phật giáo và khoa học
  • Quốc tế
    • Phật giáo Việt Nam hải ngoại
  • Thư viện
    • Video
Tin Tức Tu học Gửi bài viết qua email In ra Lưu bài viết này Biết thân này giả tạm để không quá luyến tiếc, đòi hỏi Đăng lúc: Chủ nhật - 29/09/2013 08:09 - Người đăng bài viết: Nhuận tâm bình Cuộc đời là một dòng biến chuyển từ ngoại vật cho tới con người. Nó biến chuyển mà chúng ta cố giữ thì có phải là si mê không? Cho nên Phật nói người trí biết được vô thường biến chuyển nên không khổ. Còn người ngu, đối với vô thường biến chuyển mà muốn còn nguyên vẹn nên khổ. Phật dạy xả đừng chấp thân của mình nữa. Quý vị thấy dễ hay khó? Xả mấy điểm kia thì còn khả dĩ, xả chấp thân mình thì hơi khó. Tôi hỏi quý vị trong tất cả cái sợ của mình hiện giờ, cái sợ nào là số một. Sợ chết là số một. Tại sao mình sợ chết? Vì cố giữ thân, cố chấp thân, nên nghe nói mất đi thì hoảng sợ. Do đó khi cái chết đến, mình khổ vô cùng. Chúng ta xét kỹ thân của mình, ai cũng muốn cho nó được tròn một trăm năm. Hồi xưa còn tham hơn nữa, hàng quần thần chúc vua chúa đến vạn tuế, tức là muôn năm. Chúc muôn năm, mà có ông vua nào sống được muôn năm đâu. Mấy ông còn chết sớm hơn ai hết. Như vậy để thấy lòng tham sống của con người quá lớn. Bởi tham sống cho nên chết là cái khổ nhất. Nếu người không tham sống thì chết có khổ không? Đâu có khổ vì họ đâu có sợ. Nên quý vị cố chấp thân, muốn giữ cho nó lâu dài, mà lỡ nó bại hoại thì đau khổ vô cùng. Thân mình đâu có nguyên vẹn từ thỉ chí chung, mà nó đổi thay từng tháng, từng ngày. Như vậy muốn nó còn hoài, chẳng khác nào mình nắm một cục nước đá trong tay mà muốn nó đừng tan. Thân này cũng vậy, luôn biến chuyển từng phút giây. Đó là nói bình thường, còn nói theo khoa học là nó sinh diệt từng tế bào. Lúc nào, phút nào cũng sinh sinh diệt diệt, không dừng. Sinh diệt luôn luôn mà bảo nó còn hoài làm sao được. Chấp như vậy có phải là ảo tưởng không? Ảo tưởng sai lầm mà chúng ta cứ chấp giữ, cho nên khổ vô cùng. Vậy mà trăm người như một, ai cũng muốn giữ thân lâu dài. Nhiều khi bảy, tám mươi tuổi vẫn muốn sống hoài, không muốn chết. Muốn giữ hoài mà có giữ được đâu. Giữ không được thì khổ hay vui? Người lớn tuổi nào cũng thở dài than vắn, khổ quá! Già yếu bệnh hoạn, khổ quá! Thật ra già yếu, bệnh hoạn có khổ không? Có gì đâu mà khổ, nó là như vậy. Hết thời ấu niên đến thời tráng niên, hết thời tráng niên đến thời trung niên, hết thời trung niên đến thời lão niên. Cứ thế mà đổi dời. Nên khi trẻ mình vui với tuổi trẻ, lúc già mình vui với tuổi già. Mai mốt chết thì cười với cái chết, sướng không? Chứ ngồi đó mà than, ai cứu mình được. Không ai cứu được thì than hoài làm chi cho khổ vậy? Cứ cười vui. Ờ! Già tốt. Nếu đi hai chân không vững thì thêm chân thứ ba nữa. Cứ như vậy mà chống gậy, có gì đâu phải buồn. Xả được cố chấp thì vui, còn nếu giữ thì khổ. Lẽ thực là như vậy. Con người sợ chết nhưng có giữ cho khỏi chết được không? Nếu giữ được thì cũng nên sợ. Giữ không được thì cứ cười vui cho rồi. Quý vị nghĩ nếu lát nữa chết, chúng ta sẽ có cái gì vui? Hiện tại mình biết hết các việc trên thế gian rồi, biết sự sống này rồi. Người ta nói đi du lịch vui chơi đó đây là tới những chỗ mình chưa biết, còn những chỗ nào biết rồi, đi chán lắm. Chúng ta đã ở trên thế gian mấy chục năm, chán quá rồi. Bây giờ đi tới chỗ khác chơi cho vui thì sợ gì. Khi sắp chết, mình tự nghĩ ta sẽ biết thêm một chỗ mới nữa. Vậy là vui chớ không sợ. Chúng ta sống vui với cái sống, chết cũng vui với cái chết, như vậy là an vui, tự tại. Người không sợ chết thì chết không phải là khổ. Sở dĩ khổ là vì người ta chấp chặt phải sống, sống chừng nào cũng được, sống hoài. Chấp chặt vậy cho nên lỡ ai coi tuổi hoặc bắt mạch nói bệnh sắp chết liền quên ăn, quên ngủ. Nếu hiểu được lẽ thật thì chết là vui thôi. Ờ, tôi ở đây mấy chục năm chán rồi, đi chỗ khác chơi cho vui. Đó, nghĩ vậy thì cứ cười mà đi, có tự tại không? Rõ ràng nếu buông xả cố chấp thì chúng ta an vui. Còn bám chặt giữ mãi thì chúng ta đau khổ. Cuộc đời là một dòng biến chuyển từ ngoại vật cho tới con người. Nó biến chuyển mà chúng ta cố giữ thì có phải là si mê không? Cho nên Phật nói người trí biết được vô thường biến chuyển nên không khổ. Còn người ngu, đối với vô thường biến chuyển mà muốn còn nguyên vẹn nên khổ. Bản thân mình nó phải biến hoại, phải mất; chúng ta biết rõ rồi cười với nó, không sợ, là chúng ta khéo tu. Tu là như vậy, chớ không phải vừa mới bệnh liền chạy tới cầu Phật cho con sống được năm năm, mười năm. Phật tử bệnh tới chùa nhờ quý thầy cầu an. Quý thầy cầu cho Phật tử an, còn quý thầy không an thì cầu ai? Nếu tất cả người bệnh cầu đều được an thì không ai chết hết. Nhưng thật ra đâu có chuyện đó. Kỳ này cầu an là tại họ chưa chết, kỳ sau tới lúc chết thì cầu gì cũng chết thôi, cầu an cũng không khỏi. Như vậy để thấy chúng ta tu là phải nhận ra lẽ thật của cuộc đời, thấy rõ được lẽ thật của bản thân mình. Đừng lầm lẫn mới an vui, khỏi phải nhờ ai cầu gì hết, cũng khỏi cần coi tướng coi số làm chi. Cuộc đời là như vậy, không có gì phải lo. Năm mươi tuổi chết cũng tốt, bảy mươi tuổi chết cũng tốt, tám mươi tuổi chết cũng tốt, không sao hết. Tôi thường hay nói ai rồi cũng chết một lần, chớ có ai chết hoài đâu phải không? Thì thôi lúc nào tới thì đi một lần, chớ đâu có đi hoài mà sợ. Phật dạy khi bỏ thân này, muốn có thân khác đẹp hơn thì phải tạo duyên tốt. Như giữ được năm giới trọn vẹn thì đời sau trở lại làm người đủ năm điều kiện tốt: Không sát sanh thì tuổi thọ dài. Không trộm cướp thì có nhiều của. Không tà dâm thì đẹp đẽ trang nghiêm. Không nói dối thì ngôn ngữ được lưu loát. Không uống rượu, xì ke ma túy thì trí tuệ thông minh. Nếu thiếu một trong năm giới thì đời sau bất hạnh một phần. Ai muốn đời sau được thân tốt đẹp hơn thân người thì tu Thập thiện. Như vậy chết không đáng sợ mà chỉ sợ mình không chuẩn bị được khi mất thân này. Đến lúc ngã ra chết không làm điều lành, không tạo phước đức thì chừng đó khổ hơn nữa. Cho nên biết tu thì trong cuộc sống hiện tại chúng ta được an vui tự tại, khi nhắm mắt chúng ta đã chuẩn bị cho đời sau được tốt đẹp hơn nên chúng ta càng vui, không có gì phải buồn sợ. Cũng như mình đi chiếc xe cũ, lâu quá nó hư mòn, cứ đẩy hoài rất chán. Bây giờ mình dành dụm tiền, bỏ xe cũ mua xe mới đẹp hơn. Như vậy buồn hay vui? Nhưng muốn mua xe khác đẹp hơn thì phải chuẩn bị tiền. Chuẩn bị trước rồi mới bỏ xe cũ mua xe mới được. Chứ không chuẩn bị thì xe cũ bỏ rồi, không biết làm sao mua xe mới. Cho nên người biết tu là người biết lo xa, biết chuẩn bị sẵn; bỏ thân này qua thân khác khỏe hơn. Đó là bước tiến của người tu. Như vậy chỉ một chữ xả mà chúng ta được an ổn vui tươi. Cần gì phải nhiều. Một chữ mà biết tu là cả cuộc đời sống thoải mái, an vui. Ngược lại, quý vị sẽ thấy mặt mày nhăn nhó hoài, bất mãn cái này, bất mãn cái nọ, bất mãn con cái, bất mãn vợ chồng, bất mãn xã hội. Mấy chục năm cứ nhăn nhó hoài, uổng một cuộc đời. Cho nên mình phải vui tươi xả bỏ, có mấy mươi năm ngắn ngủi, sống làm sao cho thảnh thơi, tạo phước lành để khi nhắm mắt được đến cõi lành, ở đó mà buồn giận làm chi cho khổ. Vậy, mong quý Phật tử nghe hiểu, ứng dụng tu để tất cả chúng ta sống trên thế gian này lúc nào cũng tươi cười, không còn buồn bực. Đến lúc nhắm mắt ra đi, chúng ta cũng vui luôn. Đó là kết quả tốt đẹp của người Phật tử khéo tu. HT. Thích Thanh Từ giảng Từ khóa:

khả dĩ, tất cả, nào là, số một, tại sao, cố chấp, nghe nói, hoảng sợ, trăm năm, hơn nữa, quần thần, tức là, muôn năm, như vậy, lòng tham, không đâu, lâu dài, bại hoại, đau khổ, nguyên vẹn, đổi thay

Đánh giá bài viết Tổng số điểm của bài viết là: 13 trong 3 đánh giá Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

  • Mỗi bước tiến tu đều đem lại an lạc (03/02/2024)
  • Ý nghĩa “Duy ngã độc tôn” (22/05/2015)
  • An cư - Bốn chúng cùng tu (26/05/2024)
  • Kinh lời dạy cuối cùng của Đức Phật (23/03/2024)
  • Thành kính Tưởng niệm nhân ngày vía Đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn (23/03/2024)
  • Ý nghĩa Đức Phật thành đạo và các giá trị thực tiễn (19/01/2021)
  • Hạnh Nguyện Đức Bồ Tát Quán Thế Âm (28/03/2024)
  • Cầu an theo tinh thần Kinh Phước Đức (07/08/2018)
  • Bốn pháp đưa đến hạnh phúc (15/09/2018)
  • Hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm và vấn đề bình đẳng giới (28/03/2024)

Những tin cũ hơn

  • Vài điểm tương quan của Phật giáo Nguyên thủy và Đại thừa (27/09/2013)
  • Ý nghĩa “Duy ngã độc tôn” (27/09/2013)
  • Hoa trái của người xuất gia (27/09/2013)
  • Kinh Sợ Hãi Khiếp Đảm (26/09/2013)
  • Phụng sự xã hội - Học làm người (25/09/2013)
  • Lặng lẽ trên đường (25/09/2013)
  • Luân hồi sinh tử (24/09/2013)
  • Bỏ tất cả là được tất cả (23/09/2013)
  • Người xuất gia được phép cạo tóc vào ngày nào trong tháng? (23/09/2013)
  • Tôi muốn hạnh phúc (21/09/2013)
+ Xem phản hồi - Gửi phản hồi

Ý kiến bạn đọc

Nội dung

Mã an toàn: Mã chống spamThay mới

  • Xem nhiều
  • Bình luận mới
  • Nghi Lễ Cách lập bàn thờ Phật và Ông Bà trong nhà
  • Giáo lý căn bản Tam khổ và Bát khổ
  • Diễn đàn Phóng sanh như thế nào mới có ý nghĩa và đúng chánh pháp
  • Đời sống 95 câu danh ngôn cho cuộc sống giúp bạn
  • Video Bảy Loại Vợ - Bài giảng của Thầy Thích Pháp Hòa
  • Chúng con cảm niệm công ơn Quý Thầy đã không quản ngại xa xôi, bộn bề công việc Thầy về giúp chúng...
  • Bài viết tuyệt vời. Cám ơn tác giả bài viết này.
  • Cảm ơn sư phụ có bài đăng hay và cảm động.
  • Em là một trong những người may mắn được tham gia khoá tu, trải nghiệm được những điều mới mẻ, về...
  • Chúng tôi là những người đã cao tuổi rất chú tâm theo dõi những khóa tu dành cho giới trẻ như thế...

Bài viết mới

  • Khóa tu Bát Quan trai tại Niệm Phật đường Sơn Thủy, huyện A Lưới Khóa tu Bát Quan trai tại Niệm Phật đường Sơn Thủy, huyện A Lưới
  • Khai mạc Liên trại Huấn Luyện Huynh trưởng Sơ cấp Lộc Uyển 69 - Cấp 1 A Dục 40 tại H. A Lưới Khai mạc Liên trại Huấn Luyện Huynh trưởng Sơ cấp Lộc Uyển 69 - Cấp 1 A Dục 40 tại H. A Lưới
  • Trại sinh làm thủ tục tại Liên trại Huấn Luyện Huynh trưởng Lộc Uyển 69 - A Dục 40 Trại sinh làm thủ tục tại Liên trại Huấn Luyện Huynh trưởng Lộc Uyển 69 - A Dục 40
  • Công tác chuẩn bị Liên trại Huấn Luyện Huynh trưởng Sơ cấp Lộc Uyển 69 - Cấp 1 A Dục 40 Công tác chuẩn bị Liên trại Huấn Luyện Huynh trưởng Sơ cấp Lộc Uyển 69 - Cấp 1 A Dục 40
  • Ban Trị sự GHPGVN huyện A Lưới đồng hành cùng các sĩ tử vùng cao mùa thi 2024 Ban Trị sự GHPGVN huyện A Lưới đồng hành cùng các sĩ tử vùng cao mùa thi 2024
  • Giữ gìn truyền thống gia đình Việt Nam Giữ gìn truyền thống gia đình Việt Nam
  • Lễ ra quân chương trình "tiếp sức mùa thi" năm 2024 tại huyện A Lưới Lễ ra quân chương trình "tiếp sức mùa thi" năm 2024 tại huyện A Lưới
  • Thế Tôn, Ngài vẫn luôn có mặt cho chúng con Thế Tôn, Ngài vẫn luôn có mặt cho chúng con

Tin xem nhiều

  • Công tác chuẩn bị Liên trại Huấn Luyện Huynh trưởng Sơ cấp Lộc Uyển 69 - Cấp 1 A Dục 40 Công tác chuẩn bị Liên trại Huấn Luyện Huynh trưởng Sơ cấp Lộc Uyển 69 - Cấp 1 A Dục 40
  • Khai mạc Liên trại Huấn Luyện Huynh trưởng Sơ cấp Lộc Uyển 69 - Cấp 1 A Dục 40 tại H. A Lưới Khai mạc Liên trại Huấn Luyện Huynh trưởng Sơ cấp Lộc Uyển 69 - Cấp 1 A Dục 40 tại H. A Lưới
  • Trại sinh làm thủ tục tại Liên trại Huấn Luyện Huynh trưởng Lộc Uyển 69 - A Dục 40 Trại sinh làm thủ tục tại Liên trại Huấn Luyện Huynh trưởng Lộc Uyển 69 - A Dục 40
  • Khóa tu Bát Quan trai tại Niệm Phật đường Sơn Thủy, huyện A Lưới Khóa tu Bát Quan trai tại Niệm Phật đường Sơn Thủy, huyện A Lưới

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Kết quả

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thành viên

Quên mật khẩu GoogleGoogleYahooYahooMyopenidMyopenid

Thống kê

  • Đang truy cập: 176
  • Khách viếng thăm: 163
  • Máy chủ tìm kiếm: 13
  • Hôm nay: 16825
  • Tháng hiện tại: 805097
  • Tổng lượt truy cập: 102499279
Xem bản: Desktop | Mobile Trang chủ Đăng ký thành viên Liên hệ Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
    Tổng biên tập: Thích Tâm Phương Email: phatgiaoaluoi@gmail.com
  • Mọi ý kiến đóng góp, gởi bài vui lòng gởi về:
      Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Gửi ý kiến Điện thoại: 091.431.2992

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012

Từ khóa » Cuộc đời Giả Tạm