Biểu đồ Phân Tán (Scatter Diagram) - Anh Kiệt's Blog

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram)

1. Khái niệm Biểu đồ phân tán (biểu đồ tán xạ) là một kỹ thuật đồ thị để nghiên cứu mối quan hệ giữa hai bộ số liệu liên hệ xảy ra theo cặp. Biểu đồ phân tán trình bày các cặp như một đám mây điểm. Mối liên hệ giữa các bộ số liệu liên hệ được suy ra từ hình dạng các đám mây đó. 2. Tác dụng Dùng để phát hiện và trình bày các mối quan hệ giữa hai bộ số liệu có liên hệ hoặc để xác nhận/bác bỏ mối quan hệ đoán trước giữa hai bộ phận có liên hệ. 3. Các bước cơ bản để thiết lập biểu đồ phân tán. Bước 1: Chọn mẫu, mẫu nên có khoảng 30 quan sát trở lên. Bước 2: Vẽ đồ thị. Bước 3: Kiểm tra hình dạng của đám mây để phát hiện ra loại và mức độ của các mối quan hệ đó. 4. Cách đọc biểu đồ. Dưới đây là năm dạng hay xảy ra nhất. bằng việc kiểm tra hình dạng của đám mây người ta có thể xác định mối quan hệ giữa các bộ số liệu này. X tăng thì Y tăng một cách tỉ lệ thuận. Nếu kiểm soát được X tất nhiên kiểm soát được Y. Tăng X thì sẽ làm giảm Y một cách tỉ lệ. Vì vậy, nếu kiểm soát được X thì cũng kiểm soát được Y. X tăng thì Y tăng nhưng hình như Y còn phụ thuộc các nguyên nhân khác. Tăng X sẽ làm giảm Y nhưng hình như Y còn phụ thuộc các nguyên nhân khác. Không có mối quan hệ giữa X và Y. Lưu ý: Trong một số trường hợp, do nhiều nguyên nhân thoạt nhìn ta tưởng hai biến số có dường như có quan hệ nhưng thực ra chúng không quan hệ gì với nhau và ngược lại. Chính vì thế, cần quan tâm đến nguồn gốc cách thu thập số liệu để tiện cho việc phân vùng cũng như phân tích số liệu sau này. 5. ví dụ. Giả sử văn phòng của chúng ta tổ chức làm việc theo thời gian linh động. Quý vị có thể đến sở bất kỳ giờ nào giữa 7h30 và 9h30 sáng và ra về sau đó 8 tiếng rưỡi. Sau một tháng, quý vị rời nhà ở những thời gian khác nhau nằm giữa 7h đến 9h sáng và ghi nhận sẽ mất bao lâu để đến văn phòng. Trên biểu đồ phân tán, hai biến số cho thấy một mối quan hệ rõ rệt. Nhìn biểu đồ ta thấy, rời nhà trước 7h30 hoặc sau 8h30 sẽ đỡ mất thời gian lái xe. Qua đó căn cứ sở thích, ví dụ cần tắm rửa, uống cà phê, chúng ta sẽ đăng ký được giờ làm việc từ 9h30 sáng đến 6h chiều. Nguồn: sưu tầm.

2 nhận xét:

  1. lilylúc 10:53 30 tháng 8, 2017

    Chào bạn Anh KiệtTôi là 1 giáo viên, hiện đang dạy môn Đảm bảo chất lượng cho sinh viên Dược hê Cao đẳng. Tôi chọn dạy 7 công cụ thống kê cơ bản. Xin bạn cho phép tôi lấy các bài về 7 công cụ của bạn để làm tài liệu tham khảo soạn thành giáo trình giảng dạy cho sinh viên của tôi và tôi sẽ in thành giáo trình. Nếu được phép của bạn tôi sẽ để tên của tôi cùng với tên của bạnPhần ví dụ tôi sẽ chọn theo ngành của tôi - ngành Dược- Rất mong ý kiến của bạn. Chân thành cảm ơn bạn Anh Kiệt

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
  2. Dương Dươnglúc 01:36 9 tháng 9, 2017

    Cảm ơn bài viết của anh nhiều ạ

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
Thêm nhận xétTải thêm... Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Danh mục bài viết

  • ▼  2013 (14)
    • ▼  tháng 9 (2)
      • Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram)
      • Biểu đồ phân bố tần số (Histograms)
  • 7 công cụ thống kê cơ bản (7)
  • Ap dung ISO (1)
  • ap dung iso nhu the nao ... (1)
  • Bảy biểu đồ hữu dụng (7)
  • bo tieu chuan iso bao gom (1)
  • ISO (2)
  • ISO 9000 la gi ... (1)
  • iso la gi (1)
  • ISO la gi ? (1)
  • loi ich viec ap dung ISO (1)
  • Những người làm thay đổi diện mạo QTCL (8)

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi Hậu Đồng Đang làm việc tại Bình Dương Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Từ khóa » Cách đọc Biểu đồ Scatter Plot