Biểu đồ Thể Hiện Quy Mô Và Cơ Cấu Là Biểu đồ Gì - Blog Của Thư

Cách nhận biết biểu đồ thế nào là chính xác, nhanh nhất là câu hỏi của rất nhiều bạn học sinh lớp 9 và lớp 12.

Nội dung chính Show
  • Cách nhận biết biểu đồ chính xác, nhanh nhất
  • 1. Dạng biểu đồ hình tròn
  • 2. Dạng biểu đồ miền
  • 3. Dạng biểu đồ hình cột
  • 4. Dạng biểu đồ đường biểu diễn
  • 5. Dạng biểu đồ kết hợp
  • 6. Nhận diện biểu đồ dựa vào từ khóa
  • Video liên quan

Bởi vì trong các đề thi vào lớp 10 và đề thi THPT Quốc gia có các câu hỏi liên quan đến phần biểu đồ. Những câu hỏi rất đơn giản về nhận diện biểu đồ nhưng không phải ai cũng biết biết. Chính vì vậy trong bài viết dưới đây Download.vn sẽ giới thiệu đến các bạn cách nhận dạng biểu đồ nhanh nhất, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Cách nhận biết biểu đồ chính xác, nhanh nhất

  • 1. Dạng biểu đồ hình tròn
  • 2. Dạng biểu đồ miền
  • 3. Dạng biểu đồ hình cột
  • 4. Dạng biểu đồ đường biểu diễn
  • 5. Dạng biểu đồ kết hợp
  • 6. Nhận diện biểu đồ dựa vào từ khóa

Phần vẽ biểu đồ hoặc phân tích bảng số liệu hầu như đề thi nào cũng có. Phần này đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng nhận dạng để có cách làm bài nhanh nhất. Học sinh có thể dựa vào một số gợi ý sau đây để có cách lựa chọn các dạng biểu đồ cho phù hợp. Sau đây là cách nhận dạng các loại biểu đồ.

1. Dạng biểu đồ hình tròn

Thường có các từ gợi mở như: cơ cấu, tỉ trọng, tỉ lệ ...và đơn vị là %. Mốc thời gian 1 hoặc 2 mốc, tối đa 3 mốc.

Trong đó, dấu hiệu phân biệt 3 loại biểu đồ tròn:

  • Biểu đồ tròn (với 1 hình tròn): thể hiện cơ cấu của đối tượng tại 1 năm nhất định.
  • Biểu đồ tròn (với 2 hoặc 3 hình tròn cùng bán kính): đề bài cho là BSL tương đối (%), và yêu cầu thể hiện cơ cấu, sự thay đổi/chuyển dịch cơ cấu.
  • Biểu đồ tròn (với 2 hoặc 3 hình tròn khác bán kính): đề bài cho là BSL tuyệt đối có cột tổng số của đối tượng (nếu không cho cột tổng số thì phải tự cộng các giá trị thành phần lại), và yêu cầu thể hiện: quy mô và cơ cấu.

Xem thêm: Biểu đồ tròn: Cách vẽ và bài tập

2. Dạng biểu đồ miền

Cần phải quan sát trên bảng số liệu: khi các đối tượng trải qua trên 3 mốc thời gian, có cụm từ : cơ cấu và đơn vị %.

Xem thêm: Biểu đồ miền: Dấu hiệu nhận biết và cách vẽ biểu đồ miền

3. Dạng biểu đồ hình cột

Thể hiện: hơn, kém; nhiều, ít; so sánh các yếu tố; tình hình phát triển. => để thể hiện quy mô, độ lớn, khối lượng, số lượng, sản lượng, giá trị, tình hình phát triển, tình hình sản xuất.

Đơn vị thường có dấu gạch chéo (/): người/km, USD/người, kg/người, lượng mưa/năm, tạ, tấn/năm.

Trong đó:

  • Biểu đồ cột đơn: thể hiện tình hình phát triển của một đối tượng trong nhiều năm hoặc nhiều đối tượng trong một năm.
  • Biểu đồ cột ghép: thể hiện rõ sự so sánh qui mô và động thái phát triển của các đối tượng địa lí (chỉ 2 3 đối tượng)

=> Vậy biểu đồ hình cột có thể là cột đơn, cột nhóm, chúng thường có các từ gợi mở như: về, thể hiện, khối lượng, sản lượng, diện tích, và kèm theo một hoặc vài mốc thời gian hoặc thời kì, giai đoạn; yêu cầu vẽ biểu đồ theo tên của bảng số liệu đã cho.

  • Biểu đồ cột chồng: Có từ gợi mở như cơ cấu, đơn vị là % , từ 1 mốc đến 3 mốc thời gian; Trong tổng thể có những thành phần chiếm tỷ trọng quá nhỏ hoặc trong tổng thể có quá nhiều cơ cấu thành phần.
  • Biểu đồ thanh ngang: Đây là một dạng biến thể của biểu đồ cột, đơn vị thường % và nội dung trong bảng số liệu thường không phải là năm.

Xem thêm: Biểu đồ cột: Dấu hiệu nhận biết và cách vẽ biểu đồ cột

4. Dạng biểu đồ đường biểu diễn

Thường có các từ gợi mở như: tăng trưởng, biến động, phát triển, tốc độ tăng trưởng (%), tốc độ phát triển (%). Và kèm theo là một chuỗi thời gian qua các năm từ... đến..., thường 4 năm.

5. Dạng biểu đồ kết hợp

Thể hiện mối tương quan giữa độ lớn và động thái phát triển: quy mô, cơ cấu và sự biến đổi; quy mô và sự phát triển; quy mô, cơ cấu và tình hình phát triển.

Ví dụ thể hiện: diện tích và sản lượng lúa/ cà phê qua các năm; lượng mưa và nhiệt độ; số dự án và số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam qua các năm; diện tích lúa mùa/ lúa đông xuân trong tổng diện tích lúa cả nước

Điều kiện: có 2 đơn vị khác nhau theo chuỗi thời gian.

Thể hiện mối tương quan giữa độ lớn và động thái phát triển: quy mô, cơ cấu và sự biến đổi; quy mô và sự phát triển; quy mô, cơ cấu và tình hình phát triển.

Ví dụ thể hiện: diện tích và sản lượng lúa/ cà phê qua các năm; lượng mưa và nhiệt độ; số dự án và số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam qua các năm; diện tích lúa mùa/ lúa đông xuân trong tổng diện tích lúa cả nước

Điều kiện: có 2 đơn vị khác nhau theo chuỗi thời gian.

Trong việc phân tích biểu đồ nhiều khi phải đổi số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối. Bước này tuy rất đơn giản nhưng lại dễ nhầm lẫn. Vì thế, nên kiểm tra lại sau khi viết kết quả vào bài thi.

Ngược lại, khi phân tích bảng số liệu phải dựa vào số liệu tuyệt đối. Chú ý các mốc đột biến như tăng vượt bậc hay giảm mạnh. Khi viết phân tích cần có cái nhìn tổng thể sau đó đi từng bộ phận. Vì thế, nên có một câu mở đầu tóm lược ý ngắn gọn nhất của đề bài trước khi nhận xét từng đối tượng cụ thể.

6. Nhận diện biểu đồ dựa vào từ khóa

Riêng đối với phần vẽ biểu đồ, các em nên đọc kĩ vì mỗi dạng biểu đồ đều có những dấu hiệu nhận biết của nó. Các em nên dựa theo số năm và gạch chân dưới những từ khóa quan trọng có trong đề. Cụ thể, dựa theo số năm có trong bài, ta chia làm hai trường hợp.

- Trường hợp 1: bài có từ 1-3 năm, ta sẽ vẽ biểu đồ tròn hoặc cột. Nếu từ khóa trong đề là cơ cấu, ta chọn dạng biểu đồ hình tròn. Ngược lại, nếu từ khóa là tỉ trọng, tỉ lệ, ta chọn biểu đồ hình cột.

- Trường hợp 2: Đối với những đề có từ 4 năm trở lên, chúng ta có các dạng biểu đồ: hình cột, miền, đường biểu diễn và biểu đồ kết hợp (dạng biểu đồ kết hợp thường được nói rõ trong đề). Chúng ta cần chú ý các từ khóa có trong đề thi. Nếu có từ cơ cấu thì chọn biểu đồ miền, nếu có từ tăng trưởng thì vẽ biểu đồ đường, và nếu từ khóa rơi vào phát triển, hoặc biến động thì vẽ biểu đồ hình cột.

Từ khóa » Cách Nhận Xét Quy Mô Và Cơ Cấu