Biểu Hiện Co Giật ở Trẻ Sơ Sinh: Cha Mẹ Chớ Nên Chủ Quan! - động Kinh
Có thể bạn quan tâm
Co giật ở trẻ sơ sinh thường khó chẩn đoán vì đa phần diễn ra trong thời gian ngắn, kèm theo nhiều triệu chứng không điển hình. Vậy biểu hiện giật ở trẻ sơ sinh sẽ như thế nào? Cách xử trí tốt nhất khi trẻ bị co giật là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Cách nhận biết biểu hiện giật ở trẻ sơ sinh
Tùy vào nguyên nhân mà biểu hiện giật ở trẻ sơ sinh sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
– Sốt cao co giật: Trẻ có biểu hiện đảo mắt, chân tay co cứng hoặc giật mạnh. Khoảng 4% trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi có cơn co giật do sốt cao trên 38.5 độ C. Cơn co giật nếu chỉ xảy ra một vài lần thì không gây nguy hiểm gì cho trẻ, nhưng nếu tình trạng sốt cao co giật tái diễn thường xuyên, trẻ có thể gặp di chứng động kinh sau này rất khó kiểm soát.
Sốt cao là nguyên nhân gây biểu hiện giật ở trẻ sơ sinh
– Co giật sơ sinh lành tính: Cơn co giật kéo dài khoảng 2 phút, xảy ra trong 2 – 6 ngày sau khi sinh, thường biến mất khi trẻ lớn hơn và không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
– Rối loạn chuyển hóa: Hạ canxi huyết, tăng hoặc giảm lượng đường huyết quá mức… có thể là nguyên nhân gây co giật, thường gặp trẻ sơ sinh sau 72 giờ. Nếu sớm phát hiện, xử lý kịp thời, cơn co giật sẽ không ảnh hưởng đến não bộ và sự phát triển của trẻ.
– Cơn co thắt sơ sinh: Trẻ có thể uốn cong người về phía trước hoặc cong lưng trong khi chân, tay cứng lại. Cơn co thắt này thường có xu hướng xảy ra khi trẻ mới thức dậy, chuẩn bị đi ngủ hoặc sau khi ăn. Trẻ sơ sinh có thể có hàng trăm cơn co thắt mỗi ngày.
– Co giật, động kinh khu trú: Trẻ đổ mồ hôi, nôn mửa, da xanh sao và có thể trải qua các cơn co thắt hoặc co cứng ở một số nhóm cơ chẳng hạn như: ngón tay, cánh tay, chân, kèm theo các biểu hiện mím môi, la hét, khóc hoặc mất ý thức.
– Co giật, động kinh toàn thể: Toàn bộ cơ thể trẻ co giật, kèm theo biểu hiện mắt trợn ngược, sùi bọt mép, không kiểm soát đại tiểu tiện.
– Cơn co giật Tonic: Các bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể trẻ sơ sinh đột ngột cứng lại trong một thời gián ngắn.
– Cơn co giật Myoclinic: Một nhóm cơ thường ở vai, cổ, cánh tay trên… bắt đầu co giật thành từng đợt, vài lần mỗi ngày và xảy ra trong vài ngày liên tiếp.
Một số trường hợp dễ gây nhầm lẫn với biểu hiện giật ở trẻ sơ sinh
Đôi khi trẻ sẽ có một số biểu hiện khiến nhiều cha mẹ lầm tưởng với cơn co giật, trong đó điển hình gồm 2 trường hợp:
– Phản xạ Moro: Là chuỗi tổng hợp các chuyển động nhanh gây ra bởi những kích thích đột ngột. Trẻ thường có biểu hiện nhấc cả hai cánh tay, cẳng chân lên trên xa khỏi người, sau đó mở tay, co mình tức thì rồi dần trở lại tư thế ban đầu. Tuy nhiên đây không phải là biểu hiện co giật ở trẻ sơ sinh.
– Hiện tượng giật mình, run nhẹ chân tay: Thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, nguyên nhân là do cha mẹ đặt trẻ nằm một mình mà không có gối, chăn giữ cơ thể. Đây là một phản ứng rất bình thường, do đó cha mẹ có thể yên tâm. Tuy nhiên nếu đã dùng các biện pháp giúp trẻ cảm thấy an toàn khi ngủ mà vẫn có triệu chứng run tay chân thì nhiều khả năng là biểu hiện co giật ở trẻ sơ sinh.
Liệu biểu hiện giật ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Cơn co giật nếu chỉ mới xảy ra một vài lần và đã được chẩn đoán là do sốt cao hoặc co giật sơ sinh lành tính,… sẽ không gây bất cứ nguy hiểm gì cho trẻ. Tuy nhiên, trong trường hợp biểu hiện giật ở trẻ sơ sinh tái diễn thường xuyên, trong thời gian dài kèm theo kết quả đo điện não đồ bất thường thì trẻ có nguy cơ cao bị động kinh hoặc bại não.
Những bệnh lý này ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, não bộ và sự phát triển ở trẻ. Do vậy, càng sớm phát hiện nguyên nhân và điều trị kịp thời, trẻ càng có nhiều cơ hội để kiểm soát và cắt được cơn.
Biểu hiện giật ở trẻ sơ sinh có thể nguy hiểm nếu nó tái diễn nhiều lần
Nếu thấy con có biểu hiện co giật, mất ý thức, bạn hãy gọi điện thoại hoặc liên lạc ngay với chúng tôi qua zalo số 0962620043 để được hướng dẫn chi tiết về cách phòng và trị co giật an toàn, hiệu quả nhất hiện nay.
Cha mẹ cần làm gì với biểu hiện giật ở trẻ sơ sinh?
Khi thấy trẻ có biểu hiện co giật, cha mẹ cần giữ bình tĩnh và thực hiện các bước để hạn chế tối đa rủi ro trẻ có thể gặp phải:
– Loại bỏ tất cả các vật cứng, sắc, nhọn xung quanh nơi trẻ đang nằm.
– Nhẹ nhàng đặt trẻ nghiêng sang một bên để tránh đờm, dãi, chất nôn… chảy ngược vào thực quản gây khó thở.
– Nới lỏng quần áo nhằm giúp trẻ thoải mái, dễ thở hơn.
– Không cho bất cứ vật gì vào miệng trẻ, đồng thời không cố gắng kìm kẹp, giữ cơ thể trẻ, bởi điều này có thể khiến trẻ bị trật khớp, gãy xương…
– Nếu cơn co giật kéo dài trên 5 phút hoặc trẻ có các biểu hiện như nôn, khó thở, tím tái da, môi, mặt,… cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý tới những biểu hiện trước, trong và sau cơn co giật của trẻ, ví dụ như nơi bắt đầu cơn co giật là ở mắt, cánh tay hay chân? Liệu nó có lan sang các bộ phận khác hay không? Sau cơn co giật trẻ có biểu hiện như thế nào? Bởi những thông tin này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây biểu hiện co giật ở trẻ sơ sinh, từ đó có hướng điều trị thích hợp.
Giải pháp phòng và điều trị hiệu quả biểu hiện giật ở trẻ sơ sinh
Trong trường hợp biểu hiện giật ở trẻ sơ sinh được xác định là bệnh động kinh, việc sử dụng thuốc là bắt buộc nhằm giúp trẻ kiểm soát cơn hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc tây đa phần đều có tác dụng không mong muốn, nhất là khi đối tượng sử dụng là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
Do vậy, các chuyên gia khuyến khích phụ huynh nên lựa chọn sử dụng sản phẩm có chứa thảo dược Câu đằng, An tức hương cho con. Bởi lẽ, bộ đôi thảo dược này đã được chứng minh có tác dụng trấn an tâm thần, hỗ trợ gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, ổn định hoạt động điện não, nhờ đó giúp giảm tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế nguy cơ phải tăng liều, đổi thuốc, góp phần làm giảm tác dụng phụ mà trẻ có thể gặp phải do dùng thuốc lâu ngày.
Hiện nay, trên thị trường có duy nhất Tpbvsk cốm Egaruta được bào chế từ hai vị thảo dược này, kết hợp cùng Taurine, Magie, GABA giúp trẻ kiểm soát tốt cơn co giật, động kinh, bớt đi cảm giác mệt mỏi sau cơn và cải thiện trí nhớ, tư duy của trẻ.
Nghiên cứu chứng minh hiệu quả của cốm Egaruta trong điều trị động kinh
Hiệu quả của sản phẩm cũng đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện lớn ở Hà Nội. Kết quả cho thấy cốm Egaruta giúp:
– Giảm 98.38% tần số cơn co giật, động kinh.
– Giảm gần 2 phút thời gian diễn ra cơn.
– Đẩy nhanh quá trình hồi phục vận động, sức khỏe sau cơn.
– An toàn, không gây tác dụng phụ cho trẻ, kể cả khi dùng lâu dài.
Mời các bậc phụ huynh lắng nghe đánh giá của GS. TS Nguyễn Văn Chương về lợi ích của cốm Egaruta trong video sau:
GS. TS Nguyễn Văn Chương đánh giá lợi ích của cốm Egaruta
Phản hồi của phụ huynh sau khi cho con sử dụng cốm Egaruta
Ngay từ khi ra đời, sản phẩm đã được nhiều chuyên gia đánh giá cao và cũng được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn trở thành người bạn đồng hành cùng con trong quá trình điều trị co giật, động kinh.
Điển hình như chia sẻ của chị Ka Nhèm (ở huyện Di Linh, Lâm Đồng, SĐT 0342075465) về hành trình giúp con vượt qua di chứng động kinh sau sốt cao co giật.
“Năm 2019 bé bị sốt co giật, sau đó bố có chở đến Bệnh viện nhưng từ viện được vài ngày xong là lại co giật, rồi lại đi viện xong rồi lại nằm viện. Sau đó bác sĩ chẩn đoán bé bị động kinh. Tần suất co giật của bé có khi là 3 ngày 1 lần hoặc có khi 1 ngày 1 lần, kéo dài cỡ 3,4 phút. Mỗi lần bé co giật là chân tay, người co cứng hết, mắt trợn lên trên, lần co giật lâu nhất của bé kéo dài 30 phút”
Tình cờ chị Ka Nhèm đọc được thông tin về cốm Egaruta nên mua cho con dùng. Sau khi dùng hết hộp đầu tiên thấy người con khỏe hơn. Từ khi dùng sản phẩm Egaruta bé rất ít bị co giật mỗi khi sốt, có khi 2 hoặc là 3 tháng mới bị 1 lần mà có đợt lâu hơn là khoảng 5 hoặc 6 tháng mới bị lại 1 lần với lại cơn co giật không kéo dài lâu như trước. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị qua video:
Hành trình giúp con vượt qua bệnh động kinh tăng động
Cùng lắng nghe chia sẻ của chị Hương (TP Huế) về những cải thiện tích cực mà con trai chị đã nhận được chỉ sau 2 tháng để hiểu rõ hơn về những lợi ích mà cốm Egaruta mang lại cho người bệnh co giật, động kinh:
Hành trình tìm cách trị co giật, động kinh cho con của chị Hương (TP Huế)
Có thể bạn quan tâm:
Cách phòng ngừa di chứng động kinh sau sốt cao co giật
Kinh nghiệm điều trị co giật, động kinh từ thảo dược tự nhiên
Nghiên cứu lâm sàng chứng minh tác dụng của cốm Egaruta với người bệnh co giật, động kinh
Biểu hiện giật ở trẻ sơ sinh mặc dù khó nhận biết nhưng nếu để ý kĩ hơn, các bậc phụ huynh vẫn có thể dễ dàng phán đoán trường hợp của trẻ là gì, từ đó có hướng xử trí kịp thời giúp trẻ phòng ngừa tối đa những tổn thương có thể xảy ra.
Nguồn tham khảo: epilepsy.com
Từ khóa » Chứng Co Giật ở Trẻ Sơ Sinh
-
Co Giật Lành Tính ở Trẻ Sơ Sinh | Vinmec
-
Co Giật ở Trẻ Sơ Sinh Thường Kín đáo, Chú ý Các Dấu Hiệu Sau | Vinmec
-
Rối Loạn Co Giật Sơ Sinh - Khoa Nhi - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bác Sĩ Giải đáp: Nguyên Nhân Nào Gây Co Giật ở Trẻ Sơ Sinh | Medlatec
-
Co Giật ở Trẻ Sơ Sinh- Dấu Hiệu Bệnh Gì? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Co Giật ở Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Nhi Trung Ương
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Co Giật Nguyên Nhân Do đâu? | TCI Hospital
-
Bệnh Co Giật ở Trẻ Em - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Bài Giảng Nhi Khoa: Hội Chứng Co Giật - Health Việt Nam
-
Đặc điểm Các Cơn Co Giật Do Sốt ở Trẻ - Trung Tâm Y Tế QY
-
Co Giật ở Trẻ Nhỏ - Câu Hỏi Thường Gặp - Y Học Cộng Đồng
-
Co Giật Lành Tính ở Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Vinmec - Suckhoe123
-
Co Giật ở Trẻ: Bạn Cần Biết Những Gì? - YouMed
-
Co Giật Sơ Sinh