Biểu Hiện Của Chí Công Vô Tư

Biểu hiện của chí công vô tư, lấy ví dụ về chí công vô tưGiải GDCD 9 bài 1: Chí công vô tưMua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Biểu hiện của chí công vô tư. Chí công vô tư là một phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam. Đây cũng chính là bài học đầu tiên của môn Giáo dục công dân lớp 9: Chí công vô tư. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu biểu hiện chí công vô tư, ca dao tục ngữ về chí công vô tư, ví dụ về chí công vô tư,... nhé.

  • Nêu 5 ví dụ về chí công vô tư
  • Biểu hiện không phải là chí công vô tư là?

7 ví dụ cụ thể về chí công vô tư

  • 1. Thế nào là chí công vô tư?
  • 2. Biểu hiện của chí công vô tư ở học sinh
  • 3. Ý nghĩa của chí công vô tư
  • 4. 7 Ví dụ về chí công vô tư (GDCD 9 bài 1 câu 4)
  • 5. Ca dao, tục ngữ về chí công vô tư
  • 6. Biểu hiện trái với chí công vô tư
  • 7. Giải GDCD 9 bài 1 Chí công vô tư

1. Thế nào là chí công vô tư?

Muốn tìm được biểu hiện chí công vô tư chúng ta cần phải hiểu chí công vô tư là gì?

Chí công vô tư hiểu đơn giản là một phẩm chất đạo đức cần có trong mỗi cá nhân, biểu hiện qua tất cả các hành động thực tiễn như sự công bằng, không thiên vị, xử lý và giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung của tập thể, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

Đây là phẩm chất cần có ở mỗi người, đặc biệt là lớp cán bộ, đảng viên, cần phải đặt lợi ích của Đảng, Tổ quốc, nhân dân lên hàng đầu; có khó khăn xuất hiện trước, không vì lợi ích cá nhân mà tổn hại đến lợi ích tập thể; phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xây dựng Đảng, chế độ XHCN vững bền.

2. Biểu hiện của chí công vô tư ở học sinh

Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp cần có trong mỗi con người, kể cả lứa tuổi học sinh. Học sinh thể hiện tinh thần "chí công vô tư" ở những việc làm như:

  • Không thiên bị, bao che cho những việc làm sai trái của bạn nè, bao che là làm hại bạn và ảnh hưởng đến các bạn khác trong lớp.
  • Nếu học sinh là ban cán sự lớp, cần phải kiên quyết xử phạt những hành vi sai trái của bạn, để đảm bảo sự công bằng trong phong trào thi đua của tập thể lớp. Không thể có sự cào bằng bạn học chưa tốt cũng vì được đánh giá "cả nể" nên  có kết quả rèn luyện như bạn học tốt, có tính tự giác.
  • Không im lặng, thờ ơ trước việc làm sai trái của bạn. Sau nhiều lần nhắc nhở không có kết quả, có thể báo cáo lại với thầy cô để thầy cô có biện pháp giáo dục.
  • Không lợi dụng vị trí chức vụ để làm điều bất lợi cho bạn khác; không giúp đỡ bạn vì lợi ích cá nhân.
  • Thực hiện nghiêm quy định của lớp, nhà trường, đưa phong trào thi đua của lớp phát triển mạnh, chỉ làm những việc giúp ích cho trường, lớp...

=> Có thể thấy, kể cả đối với học sinh thì biểu hiện của chí công vô tư cũng rất đa dạng, không bị bó hẹp trong một hay một số hành động.

Các bạn hãy thử tìm những hành động khác biểu hiện sự chí công vô tư xung quanh mình nhé.

3. Ý nghĩa của chí công vô tư

Đối với cá nhân: Chí công vô tư có ý nghĩa to lớn đối với mỗi người, một người có phẩm chất chí công vô tư sẽ học hỏi và rèn luyện được nhiều điều trong cuộc sống. Trong học tập hay cuộc sống sẽ dễ dàng nhận ra cái đúng cái chưa đúng của bản thân để sửa đổi chứ không bảo thủ và không sửa chữa. Và bản thân họ cũng biết kiểm chế những cảm xúc của bản thân vì những việc quan trọng hơn.

Đối với tập thể: Chí công vô tư sẽ giúp cho mọi công việc chung của mọi người luôn được suôn sẻ nhờ chí công vô tư đã đặt lợi ích chung của mọi người lên lợi ích riêng của bản thân. Ví dụ như một công việc chung của nhóm mà mọi người đều cần cố gắng thì khi mọi người coi trọng công việc chung hơn công việc riêng của mình thì sẽ dành thời gian và quan tâm đến nó hơn từ đó cũng có kết quả tốt hơn.

Với những ý nghĩa đó, đòi hỏi mỗi người cần có ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức trong công việc, học tập, ủng hộ những tấm gương tiêu biểu có phẩm chất chi công vô tư tại cơ quan, đơn vị, trường học, nơi bản thân đang học tập, công tác. Đồng thời, phê phán những hành động vụ lợi cá nhân trong tập thể, xây dựng tập thể phát triển vững mạnh.

4. 7 Ví dụ về chí công vô tư (GDCD 9 bài 1 câu 4)

Biểu hiện của chí công vô tư

Biểu hiện của chí công vô tư? Hãy nêu một ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư của những người xung quanh mà em biết?

Để các bạn hiểu rõ hơn, Hoatieu lấy một ví dụ về chí công vô tư như sau:

Ví dụ 1: An và Hồng là đôi bạn thân nhưng Hồng là người ham chơi và luôn làm những điều nguy hiểm. Thấy vậy An khuyên Hồng đừng làm những việc như vậy, nhưng Hồng không nghe. Bởi vậy An phải nói chuyện đó với gia đình Hồng biết để có biện pháp ngăn cản Hồng. An làm vậy là hiểu được việc đúng sai và mong muốn Hồng tốt lên.

Ví dụ 2: Cô Nga là giáo viên dạy môn văn của lớp C, trong lớp C có bạn Nhàn là cháu của cô Nga. Nhưng không cô Nga rất phân minh trong học tập cũng như trong mối quan hệ gia đình. Cô không bao giờ thiên vị bạn Nhàn để được điểm cao mà luôn cho điểm công bằng. Hơn nữa khi bạn Nhàn sai cô Nga sẽ nghiêm khắc hơn.

Ví dụ 3: Trưởng thôn D có người con trai H, anh H là người nghịch ngợm và luôn trộm những đồ vặt của người dân. Dù người dân biết nhưng cũng không có bằng chứng và không thể nói được. Ông D biết chuyện như vậy đã nói con trai mình nhưng anh H lại cho rằng mình được làm như vậy. Ông D đã lên cơ quan xã để trình báo sự việc để cơ quan giải quyết và có biện pháp mạnh với H. Ông D đã chí công vô tư trong công việc của mình.

Ví dụ 4: Ông Hải là trưởng phòng công ty D, khi trong phòng có vi phạm về giờ giấc đi làm thì ông Hải luôn nhắc nhở mọi người và phạt với trường hợp vi phạm nặng. Ông Hải muốn chấn chỉnh mọi người làm việc phải nghiêm minh, tuân thủ quy định của công ty. Ông Hải luôn mong muốn công ty có văn hóa tốt thì công việc mới có thể làm tốt được.

Ví dụ 5: Khoa là lớp trưởng lớp D, ai trong lớp cũng biết Khoa không thích bạn Đăng vì hai người có xích mích từ trước. Trong một lần tổ chức họp lớp đưa ra ý kiến về việc tổ chức một buổi sinh nhật bất ngờ cho cô giáo. Mọi người trong lớp bàn bạc sôi nổi và Đăng đã đưa ra ý kiến được nhiều người đồng tình. Khoa dù rất ghét Đăng nhưng thấy ý kiến được nhiều bạn hưởng ý nên Khoa đã quyết định làm theo ý kiến Đăng đưa ra. Khoa đã công tư phân minh trong công việc của lớp.

Ví dụ 6: Anh Hùng là cán bộ công an xã. Trong đợt cao điểm kêu gọi người dân cài đặt ứng dụng VNeID, đăng ký tài khoản VNeID mức độ 2, người dân đến trụ sở công an làm việc rất đông, phải xếp hàng chờ đến lượt. Chị Loan là chị họ của anh Hùng, có dẫn theo con trai đến trụ sở để đăng ký tài khoản VNeID. Dù chị Loan là họ hàng gần gũi nhưng anh Hùng vẫn yêu cầu chị xếp hàng như những người dân khác, chờ đến lượt mà không có bất kỳ sự ưu tiên nào. Đây là một biểu hiện cơ bản về phẩm chất chí công vô tư của cán bộ, đảng viên.

Ví dụ 7: Linh là lớp phó phụ trách vấn đề rèn luyện đạo đức của lớp. An là bạn thân của Linh, thường ăn quà vặt trong giờ học. Tuy An chưa bị giáo viên phát hiện và nhắc nhở, cũng không khiến lớp bị trừ điểm thi đua, nhưng với trách nhiệm của minh, Linh đã nhắc nhở An nhiều lần nhưng An vẫn tái phạm. Linh quyết định báo cáo vấn đề này cho cô giáo chủ nhiệm để cô có biện pháp giáo dục, nhắc nhở An cần nghiêm túc hơn trong học tập. Việc làm của Linh có thể sẽ khiến An không vui, nhưng đã thể hiện Linh là người chí công vô tư, không vì bạn bè thân thiết mà bỏ qua sai phạm của bạn.

Những ví dụ về chí công vô tư trên đây là những ví dụ thể hiện phẩm chất chí công vô tư của mọi người xung quanh mà các bạn dễ dàng thấy được. Đây là những hành động thể hiện bạn là người quân tử, biết công tư phân minh và sẽ được nhiều người tin tưởng hơn.

Tham khảo bài viết: 5 ví dụ về chí công vô tư

5. Ca dao, tục ngữ về chí công vô tư

Biểu hiện của chí công vô tư? Ví dụ về chí công vô tư? Chí công vô tư là truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam từ bao năm nay. Ông cha ta đã có những câu ca dao, tục ngữ về chí công vô tư rất hay.

  • Quân pháp bất vị thân
  • Tha kẻ gian, oan người ngay
  • Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu
  • Chớ dong kẻ gian, chớ oan người ngay
  • Cầm cân nảy mực
  • Bênh lí, không bênh thân
  • Ăn cho đều, kêu cho sòng
  • Vay thì trả, chạm thì đền
  • Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà
  • Chẳng cho ai lận, chẳng hề lận ai.
  • Tài thượng phân minh thị trượng phu.

6. Biểu hiện trái với chí công vô tư

Biểu hiện của chí công vô tư
Biểu hiện của chí công vô tư

Trái với chí công vô tư chính là những hành động đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, giải quyết công việc chỉ biết suy nghĩ đến cái lợi của mình. Những hành vi thể hiện sự trái với chí công vô tư có thể là:

  • Thiên vị những người có mối quan hệ thân thiết.
  • Những quy định khi xây dựng nội quy luôn tạo ra những quy định có lợi cho mình.
  • Lợi dụng quyền hạn, chức vụ của mình để bao che cho những người vi phạm.
  • Không xử phạt sai phạm của những người thân với mình.
  • Phân chia công việc không đồng đều (bản thân mình làm những công việc nhẹ nhàng còn người khác làm việc nặng nhọc).
  • Lợi dụng chức vụ làm việc bất lợi cho người khác

Như vậy người có hành vi làm việc luôn nghĩ đến cái lợi về bản thân, làm vì những người thân thiết thì là biểu hiện của trái với chí công vô tư. Những hành động như vậy là vi phạm đạo đức và vi phạm cả pháp luật với những người có chức vụ trong đơn vị sự nghiệp. Vậy nên mỗi người đều cần có đức tính chí công vô tư trong mọi hoạt động của đời sống nhất là những người làm việc có chức vụ trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước và tư nhân.

7. Giải GDCD 9 bài 1 Chí công vô tư

Câu 1: Trong những hành vi sau đây, theo em, hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư hoặc không chí công vô tư ? Vì sao ?

a) Mai là học sinh giỏi của lớp 9A, nhưng Mai không muốn tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân ;

b) Là lớp trưởng, Quân thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình ;

c) Là cán bộ lãnh đạo nhà máy, ông Lợi cho rằng chỉ nên đề bạt những người luôn ủng hộ và bảo vệ ông trong mọi việc ;

d) Trong đợt bình xét thi đua cuối năm, Lan cho rằng chỉ nên bầu những bạn có đủ tiêu chuẩn đã đề ra ;

đ) Để chấn chỉnh nền nếp kỉ luật trong xí nghiệp, theo ông Đĩnh cần phải xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm của cán bộ cấp dưới ;

e) Nhà bà Nga ở mặt phố, rất thuận lợi cho công việc kinh doanh, nhưng khi Nhà nước có chủ trương về giải phóng mặt bằng để mở đường, bà Nga vui vẻ chấp hành.

Giải chi tiết:

- Hành vi thể hiện phẩm chất chí công vô tư: (d), (đ), (e) vì:

+ (d) Việc làm của Lan thể hiện sự công bằng, không thiên vị, đúng người đúng yêu cầu

+ (đ) Việc làm của ông Đĩnh thể hiện sự công bằng, không thiên vị

+ (e) Việc làm của bà Nga là đặt lợi ích của tập thể, của cộng đồng lên trên lợi ích của cá nhân.

- Những hành vi (a), (b), (c) thể hiện không chí công vô tư vì họ đều xuất phát từ lợi ích cá nhân hay do tình cảm riêng tư chi phối mà giải quyết công việc một cách thiên lệch không công bằng

Câu 2: Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây ? Vì sao ?

a) Chỉ những người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư ;

b) Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình ;

c) Học sinh còn nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chất chí công vô tư;

d) Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của công dân ;

đ) Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm.

Giải chi tiết:

- Tán thành với quan điểm (d), (đ). Vì chí công vô tư là phẩm chất mà mọi công dân cần có và cần được thể hiện bằng cả lời nói và việc làm

- Không tán thành với các quan điểm sau:

+ Quan điểm (a): Vì chí công vô tư là phẩm chất đạo đức đẹp và cần thiết đối với tất cả mọi người chứ không phải chỉ với người có chức, có quyền.

+ Quan điểm (b): Vì chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội. Mọi người đều chí công vô tư thì đất nước sẽ giàu mạnh, xã hội tốt đẹp, công bằng, cuộc sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

+ Quan điểm (c): Vì phẩm chất chí công vô tư được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ, khi còn là học sinh thông qua lời nói và việc làm hàng ngày, trong quan hệ đối xử với mọi người xung quanh (trong gia đình, ở nhà trường và ngoài xã hội...)

Câu 3: Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp sau đây (im lặng, phản đối hay đồng tình) và giải thích vì sao em lại làm như vậy ?

a) Em biết ông Ba làm nhiều việc sai trái, nhưng ông Ba lại là ân nhân của gia đình em.

b) Em biết ý kiến của bạn Trung là đúng, song ý kiến đó lại bị đa số các bạn trong lớp phản đối.

c) Khi đề cử đại biểu tham dự Đại hội “Cháu ngoan Bác Hồ” của thành phố, một số bạn biết Trang hoàn toàn xứng đáng, song lại không đồng ý cử Trang vì Trang hay phê bình mỗi khi các bạn đó có khuyết điểm.

Giải chi tiết:

Em không đồng tình các việc làm trên, vì tất cả các việc làm không thể hiện sự chí công vô tư.

- Trường hợp (a): Ông Ba sai, nhưng vì nể không dám chỉ ra cái của ông Ba như vậy, mình trở thành kẻ đồng lõa dung túng với sai của ông Ba.

- Trường hợp (b), (c): Ý kiến của Trung đúng; hành vi của Trang đúng, mình phải đứng về lẽ phải, bảo vệ cho Trung và Trang, vậy mới là người thấu tình đạt lí, chí công vô tư.

Hoatieu.vn vừa giúp các bạn tìm hiểu về phẩm chất chí công vô tư cũng như những hành vi, biểu hiện sự chí công vô tư, hành vi trái với chí công vô tư. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

  • Những việc làm thể hiện tính dân chủ GDCD 9 - trang 11
  • Kể lại việc làm của em về thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật GDCD 9 - trang 11
  • Hành vi nào sau đây thể hiện phẩm chất chí công vô tư? GDCD 9 trang 5

Từ khóa » Người Chí Công Vô Tư Là Người Như Thế Nào