Biểu Hiện Thường Gặp ở Trẻ Bị Bệnh Tim Bẩm Sinh Và Cách điều Trị.
Có thể bạn quan tâm
Bệnh tim bẩm sinh là thuật ngữ chỉ những bé khi mới sinh ra đã mang trong người bệnh tim. Bệnh có thể trở nặng nếu không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Do đó, các bậc cha mẹ cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý này.
1. Thông liên thất:
Là bệnh tim bẩm sinh thường gặp nhất, chiếm 15-20% tổng số ca mắc. Bệnh do khiếm khuyết vách liên thất và hầu như không có triệu chứng rõ rệt. Thông thường thì hai buồng tim ở tâm thất này phải hoàn toàn được ngăn cách với nhau. Thế nhưng có thể do di truyền hay do những rối loạn ở thời kỳ bào thai mà vách ngăn này có cấu trúc không đầy đủ, bị hở ra một lỗ. Sự bất thường này làm hai tâm thất thông nhau.
Tùy vào mức độ hở, đường kính lỗ thông mà bệnh tiến triển nhanh hay chậm. Trẻ có lỗ thông nhỏ thường không có biểu hiện gì đến lớn và bệnh được phát hiện tình cờ khi đi tiêm ngừa hay khám sức khỏe ở trường. Ở trẻ có lỗ thông lớn sẽ thấy bé chậm tăng cân, màu da xanh đặc biệt là vùng xung quanh móng tay và môi. Bé thở nhanh, mệt khi ăn hoặc chơi, nhịp tim nhanh hoặc không đều.
Phẫu thuật vá lỗ thông nên tiến hành trong 6 tháng đầu sau sinh nếu bé bị lỗ thông lớn có biểu hiện triệu chứng suy tim nặng như khó thở, phù nhiều.
Phẫu thuật trong vòng 1-2 năm đầu đối với các thông liên thất lỗ lớn còn kiểm soát được với điều trị thuốc.
2. Thông liên nhĩ:
Bệnh thường gặp chiếm 5-10 % trong số các bệnh tim bẩm sinh. Là tình trạng tồn tại luồng thông giữa nhĩ trái và nhĩ phải của tim. Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam và phần lớn không có triệu chứng hoặc biểu hiện rất kín đáo nên bệnh thường bị bỏ sót cho đến khi trẻ bước vào tuổi trưởng thành hoặc chỉ phát hiện ở giai đoạn cuối của bệnh.
Biểu hiện điển hình của bệnh ở giai đoạn này là tình trạng tím tái các đầu ngón tay, ngón chân do máu ít oxy đến nuôi dưỡng.Trẻ sẽ có biểu hiện còi cọc, chậm lớn. Điều đặc biệt nữa dễ nhận thấy là trẻ thường bị khó thở, thở khò khè và hay bị ho. Càng hở to thì độ thông càng lớn và ảnh hưởng của bệnh càng nhanh và nặng nề. Hiện nay bệnh được điều trị triệt để bằng phương pháp thông tim can thiệp bít lỗ thông hoặc phẫu thuật.
3. Còn ống động mạch:
Là tính trạng còn tồn tại một ống thông giữa động mạch phổi và động mạch chủ. Động mạch phổi là một động mạch lớn ở phối, còn động mạch chủ là động mạch ở tim và cũng là động mạch lớn nhất của cơ thể, đưa máu từ tim đến các nơi khác trong cơ thể. Ống này tồn tại trong thời kỳ bào thai và đóng lại ngay sau khi bé sinh ra đời. Trong một số trường hợp bất thường, tim duy trì và tồn tại ống thông động mạch. Ống có thể dài hay ngắn, thẳng hay ngoằn ngoèo.
Biểu hiện bệnh tùy vào ống thông lớn hay nhỏ. Nếu ống động mạch nhỏ, trẻ không có biểu hiện gì. Nếu ống động mạch lớn, trẻ hay bị khò khè, khó thở, viêm phổi tái phát nhiều lần, trường hợp bệnh diễn tiến nặng, trẻ có thể thở nhanh, chậm lên cân, khó thở khi bú hay khi hoạt động quá mức. Giai đoạn nặng có biến chứng lên mạch máu phổi, trẻ có thể bị tím ở nửa dưới cơ thể (tím chân).
Tất cả bệnh nhân còn ống động mạch cần được phẫu thuật hoặc đóng bằng dụng cụ, ngoại trừ ống động mạch nhỏ.
4. Tứ chứng Fallot
Là một bệnh tim bẩm sinh thường gặp, chiếm tỉ lệ 75% ở trẻ trên 1 tuổi bị tim bẩm sinh tim. Bệnh bao gồm 4 loại thương tổn:
• Động mạch chủ xuất phát bất thường
• Thông liên thất lớn
• Hẹp đường ra thất phải
• Phì đại thất phải.
Trẻ thường xuất hiện tím khi được 3 tháng tuổi, chỉ một ít tím lúc mới sinh. Tím đồng đều trên và dưới cơ thể (tím tay và tím chân). Lâu ngày, ở trẻ tím sẽ thấy xuất hiện ngón tay và ngón chân dùi trống.
Khi xuất hiện cơn tím nặng, trẻ thường thở nhanh, bứt rứt, kích động có thể dẫn đến hôn mê. Bạn cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến trung tâm tim mạch gần nhất. Rất may là khoảng trên 90% trẻ bị tứ chứng Fallot được phẫu thuật triệt để, và có chức năng tim tốt đến khi trưởng thành. Do đó, cha mẹ cần đưa trẻ có các dấu hiệu trên đến khám và điều trị kịp thời.
Trên đây là biểu hiện cơ bản của các bệnh tim bẩm sinh thường gặp ở trẻ nhỏ. Ngoài ra,còn rất nhiều bệnh tim bẩm sinh phức tạp khác gây hậu quả nặng nề đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhờ các phương tiện y khoa tiên tiến hiện nay, bác sĩ hoàn toàn có thể phát hiện sớm, tư vấn và đưa ra biện pháp điều trị kịp thời đến những bà mẹ và phụ nữ mang thai với mong muốn mang đến những gì tốt nhất cho con của bạn.
Bác sĩ Châu Thị Tố Quyên - Viện tim TP.HCM
Từ khóa » đầu Móng Tay Trẻ Sơ Sinh Bị đen
-
Các Mẹ ơi, Mười đầu Ngón Tay Của Bé Nhà Mình Bị Thâm Ngay đốt ...
-
Màu Sắc Móng Tay: Dấu Hiệu Báo động Sức Khỏe Trẻ Em - MarryBaby
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Thâm đầu Ngón Tay?
-
“Bắt Bệnh” Cho Bé Qua 9 Dấu Hiệu Của Móng Tay - AFamily
-
Móng Tay Trẻ Có Vệt Nâu Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? | Vinmec
-
Móng Tay, Móng Chân Trẻ Có Màu Sắc Bất Thường Là Do đâu? | Vinmec
-
Những Dấu Hiệu Bất Thường ở Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Bé Bị Thâm Các đầu Ngón Tay Và Chân - Webtretho
-
Nếu Thấy Móng Tay Trẻ Có 1 Trong 7 Dấu Hiệu Này, Mẹ Cần đưa Con đi ...
-
Trẻ Có Dấu Hiệu Hay Triệu Chứng Nào Thì Nghi Ngờ Mắc Bệnh Tim Bẩm ...
-
[Tổng Hợp] 13 Hiện Tượng Sinh Lý Thường Gặp ở Trẻ Sơ Sinh
-
Chú ý Móng Tay để Biết Trẻ đang Gặp Vấn đề Gì Về Sức Khỏe
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Thiếu Chất? - CIH - Bệnh Viện Quốc Tế City
-
Những Bệnh Về Móng Thường Gặp ở Trẻ - Hello Bacsi
-
Cách Phòng Tránh Bệnh Tim ở Trẻ Sơ Sinh Mẹ Cần Biết
-
Nhìn Móng Tay Bạn Sẽ đoán Ngay Sức Khỏe Của Trẻ