Những Dấu Hiệu Bất Thường ở Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Từ Dũ

10531975banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg10435503banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpgTrang chủHỏi & đápSức khỏe của béNhững dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinhNhững dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh

Hỏi - 16/07/2012

Chào BSCháu trai ở nhà được 7 tuần tuổi. 1- Từ lúc mới sinh khoảng 2 tuần, mắt cháu thường có nhiều ghèn (vàng). Tôi có mua nước muối sinh lý về lau cho cháu hàng ngày cũng như nhỏ sữa vào mắt (như 1 vài hướng dẫn của những tiền bối) nhưng chỉ thấy đỡ thôi chứ chưa hết hẵn. Xin BS cho tôi lời khuyên.2- Khoảng 1 tuần nay (6 tuần sau sinh) tôi có thấy 10 đầu ngón tay của cháu bị thâm (ở đốt đầu tiên gần móng) các vị trí khác của bàn tay trắng bình thường. Tay cháu thường nắm rất chặt, không biết có phải là nguyên nhân không. Xin BS cho tôi lời khuyên.Cảm ơn BS!

Trả lời

Chào bạn,

Em bé của bạn có thể bị nghẹt tuyến lệ (tuyến nước mắt). Bạn nên day khóe mắt trong của bé (gần sống mũi) theo chiều kim đồng hồ mỗi lần 10 cái, nhỏ nước muối sinh lý vào mắt sau khi day (làm mỗi ngày khoảng 6 lần). Nếu sau 2 tuần mà không hết thì bạn có thể đưa bé đến khám tại bệnh viện Mắt để thông lệ đạo cho bé.

Vì không thấy trực tiếp nên tôi khó trả lời đầu ngón tay của bé thâm là bình thường (thâm da do mồ hôi bàn tay) hay là bệnh lý (tím đầu ngón do bệnh tim bẩm sinh). Nếu bạn thấy bé có kèm theo những dấu hiệu bất thường khác như mệt, vã mồ hôi nhiều sau bú, tím khi khóc....thì bạn nên đưa bé đi khám bệnh.

Thân mến

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ AnhPhòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Các bài viết khác27tháng 09Be 1 thang 4 ngay tuoi mat bi ghen
Trương Thế Hiệp

Chào bạn Con tôi cũng bị ghèn rất nhiều từ 1,5 tháng đến 2,5 tháng. Nhưng làm theo cách BS HD + nhỏ sữa mẹ ngày 2~3 lần dần sẽ khỏi

Chào bạn Về mặt lý thuyết, trong sữa mẹ có các tế bào miễn dịch có thể giúp chống lại hiện tượng viêm nhiễm. Tuy nhiên, nếu khi vắt sữa không đảm bảo vệ sinh và nếu chai đựng sữa mẹ để nhỏ mắt không sạch thì sữa mẹ sẽ bị nhiễm khuẩn và sẽ làm bé bị viêm kết mạc. Hiện tượng nghẹt tuyến nước mắt được điều trị chủ yếu nhờ động tác massage, nhỏ nước muối sinh lý để rửa sạch mắt sau khi massage, phòng ngừa viêm nhiễm.

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ AnhPhòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ

05tháng 09Bé 3.5 tháng bị đổ mồ hôi tay, chân Chào em Em bé có thể bị đổ mồ hôi tay chân nhiều do hệ thần kinh điều khiển tiết mồ hôi còn làm việc chưa tốt. Khi bé lớn hơn sẽ khỏi. Tuy nhiên, có một số người vẫn bị hiện tượng này đến lớn. Khi đó, cần phải phẫu thuật để cắt hạch thần kinh điều khiển việc tiết mồ hôi. Nếu con bạn vẫn bú tốt, lên cân tốt thì bạn không cần lo lắng. Mỗi ngày, nếu bạn uống được 1 lít sữa thì không cần uống thêm canxi viên. Em bé của bạn có thể ngưng canxi và thay thế bằng vitamin D3, mỗi ngày 400 UI. Hai mẹ con cần phơi nắng sáng mỗi ngày 20 phút. Mẹ sợ bị nám mặt thì phơi tay chân thôi nhé! Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ AnhPhòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

17tháng 07Cần sự tư vấn của Bác Sĩ!Chào bạn,Em bé của bạn đang hơi thừa cân nhưng bạn không phải lo lắng vì giai đoạn sau này bé sẽ còn nhiều thay đổi nên có thể lên cân chậm hơn (mẹ đi làm, ăn dặm khó khăn...). Bạn chỉ cần để cho bé "thoải mái", không ép bú. Vitamin D được tổng hợp từ tiền chất ở da, dưới tác động của ánh sáng nhiều hơn là hấp thu từ đường tiêu hóa (tỷ lệ 4/1) nên dù được cho uống vitamin D mỗi ngày, bạn cũng nên thu xếp cho bé đi phơi nắng sáng.Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ AnhPhòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

16tháng 07sua meChào em,

Để có đủ sữa cho bé bú thì người mẹ cần dinh dưỡng tốt, uống nhiều nước và sữa, nghỉ ngơi đầy đủ, tinh thần thoải mái và cần cho con bú mẹ hoàn toàn. Động tác bú sữa của bé kích thích tuyến yên tiết Prolactin tạo sữa và tiết oxytocin tiết sữa. Vì bé bú không được nên em cần dùng loại máy vắt sữa có nhịp giống như động tác bú của bé (hiện có bán tại sác siêu thị).

Thân ái chào em.

TS. BS. Lê Thị Thu HàKhoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ

11tháng 07Xin hỏi chích ngừa cho bé sơ sinh chua chích BCG - VGSVBChào bạn, Nếu mẹ bé có hộ khẩu tại thành phố thì bạn đưa bé đến phòng khám sức khỏe trẻ em (miễn phí) ở khu phòng khám của bệnh viện, đối diện khu điều trị của bệnh viện vào các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6 (trước 10 giờ). Nếu mẹ bé không có hộ khẩu tại thành phố thì bạn đưa bé đến phòng khám trẻ dịch vụ của bệnh viện (khu D, tầng trệt), vào các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 7). Em bé được 1 tháng tuổi thì đã có thể tiêm BCG (ngừa lao) nếu không có tình trạng bệnh lý gì cấp tính. Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

11tháng 07Bé 25 ngày tuổi chưa khô rốnChào bạn,Em bé của bạn có thể bị chồi rốn hoặc u hạt rốn. Bạn cần đưa bé đến phòng khám trẻ sơ sinh để bác sĩ chấm thuốc cho bé.Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

09tháng 07bé 2 tháng tuổi đi ngoài có nước và bọt!Chào bạn,Em bé bú mẹ thường đi cầu phân có nước và có bọt chứ không đóng khuôn như bé bú sữa bột. Nếu bé hay ọc sữa trong khi đang bú có thể do sữa mẹ xuống nhiều bé không bú kịp. Vì vậy, nếu sữa mẹ nhiều, chị nên kẹp bớt đầu vú lại khi sữa mẹ xuống. Sau khi bú, chị nên bế bé ở tư thế thẳng đứng trong 30 phút, sau đó để bé nằm ở tư thế vai đầu cao 30- 45 độ. Nếu vẫn không đỡ thì chị cần đưa bé đi khám bệnh vì có thể bé bị trào ngược dạ dày thực quản.Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ AnhPhòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

09tháng 07Bé gái hơn 5 tuổi có cục cứng trong núm vúChào bạn, Bạn cần đưa bé đến khoa ngoại nhi để các bác sĩ xác định xem đây là tình trạng bình thường hay bệnh lý. Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ AnhPhòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

09tháng 07bé 1 tháng tuổi đi ngoài hơn10 lần/ngàyChào bạn, Nếu tình trạng đi cầu nhiều lần này mới xảy ra và bé có kèm theo những dấu hiệu bất thường khác như ọc sữa, sốt, phân có đàm máu, bú kém.... thì bạn cần đưa bé đi khám bệnh. Nếu không kèm theo những dấu hiệu bất thường thì tôi có những tư vấn như sau: - Nếu em bé bú sữa mẹ mà đi cầu nhiều lần trong ngày nhưng tính chất phân bình thường, lên ký bình thường thì mẹ cần bổ sung thêm canxi trong chế độ ăn hàng ngày, bé cần uống thêm vitamin D 400 UI/ngày và phơi nắng sáng. - Nếu em bé bú sữa bột mà đi cầu nhiều lần trong ngày thì có thể do bé không phù hợp với sữa đang dùng hoặc do cách vệ sinh bình sữa núm vú chưa phù hợp. Sau khi cho bé bú, cần phải rửa ngay bình sữa núm vú bằng dung dịch rửa bình sữa. Trước khi pha sữa, phải luộc bình sữa núm vú trong nước sôi và khi nước đã sôi phải để lửa tiếp tục thêm ít nhất 5 phút mới tắt bếp hoặc dùng nồi tiệt trùng bình sữa núm vú bằng điện. Nếu bé không phù hợp với sữa đang dùng thì bạn phải đổi sang sữa khác. Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ AnhPhòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

09tháng 07be 1 thang tuoi luoi bu Chào bạn, Bạn cần đưa bé đi khám bệnh để bác sĩ xem bé có bệnh lý gì không. Nếu không có bệnh lý, có thể do các tình trạng thiếu vitamin D, thiếu máu thiếu sắt...Khi đó, bác sĩ sẽ kê toa thuốc bổ để bổ sung các chất trên cho bé. Bên cạnh đó, bạn cần xem lại chế độ dinh dưỡng của mình có đầy đủ các dưỡng chất chưa vì nếu bạn ăn chế độ kiêng khem sẽ dẫn đến thiếu các dưỡng chất trong sữa và làm bé chán ăn do thiếu các vi chất cần thiết. Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ AnhPhòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

09tháng 07bé 9 tháng tuổi cần chích ngừa những gì?Chào bạn,Vắc-xin tổng hợp ngừa 3 bệnh Sởi, Quai bị, Rubella được chỉ định cho bé từ 12 tháng tuổi trở lên. Ngoài ra, theo quy định của Bộ Y tế, trẻ em dưới 2 tuổi cần được chích ngừa sởi 2 lần. Vì vậy, tốt nhất là bạn cho bé chích ngừa mũi sởi đơn lúc 9 tháng tuổi. Sau đó, lúc bé 15-18 tháng tuổi sẽ cho chích mũi tổng hợp ngừa Sởi, Quai bị và Rubella. Điểm cần lưu ý là 2 loại thuốc chích ngừa này đều không chích được nếu bé dị ứng với trứng gà. Vì vậy, trước khi đưa bé đi chích ngừa, bạn cần phải biết chắc chắn điều này để đảm bảo an toàn cho bé, tránh xảy ra những phản ứng dị ứng với thuốc.Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ AnhPhòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

06tháng 07Kiem tra thieu caxi cho tre ơ đâu?Chào chị Thủy,Em bé chậm mọc răng ngoài nguyên nhân do còi xương vì thiếu vitamin D còn có thể do bẩm sinh, di truyền. Nếu bé có còi xương thì sẽ có thêm các triệu chứng rụng tóc vùng ót ("chiếu liếm"), xương đầu bẹp ("đầu bẹp cá trê"), bướu xương đầu, lõm vùng xương sườn tiếp giáp với bụng, chân cong vòng kiềng, đổ mồ hôi trộm ban đêm, khóc đêm...Để chẩn đoán tình trạng còi xương, có thể dựa vào xét nghiệm định lượng vitamin D trong máu, xquang xương dài...Chị có thể cho bé uống thêm 400 UI vitamin D mỗi ngày (nếu bé uống sữa ít hơn 1000 mL mỗi ngày), phơi nắng sáng 30 phút mỗi ngày, tăng các thực phẩm giàu canxi như sữa, phô-mai, tôm, cua, đậu hủ, bông cải xanh...Để hấp thu tốt vitamin D và canxi trong thực phẩm, chị cần đảm bảo mỗi chén cháo của bé có 1-2 muỗng dầu hoặc mỡ và không quá nhiều chất đạm (tối đa 30g thịt hoặc cá cho mỗi chén cháo).Để điều trị tình trạng táo bón, ngoài việc tăng lượng rau củ trong mỗi chén cháo chị nên cho bé uống 60 - 100 mL nước trái cây mỗi ngày. Ngoài ra, chị nên làm cho bé mỗi ngày 1 ly sinh tố trái cây (xay trái cây, trộn ít đường và sữa). Nếu thay đổi chế độ ăn mà không cải thiện thì chị có thể cho bé uống thêm chất xơ hòa tan nhân tạo. Cuối cùng, nếu vẫn không cải thiện thì chị cần cho bé khám chuyên khoa tiêu hóa để bé được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây táo bón mãn tính để có điều trị thích hợp.Thân mến.

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

25tháng 06Be 1 thang tuoiChào chị Thủy,

Em bé được hẹn tái khám lúc 1 tháng tuổi để kiểm tra sức khỏe tổng quát, xem sự phát triển của bé có bình thường không, có gặp vấn đề khó khăn gì trong nuôi dưỡng không cũng như để tìm những dị tật hoặc khuyết tật bẩm sinh chưa được phát hiện sau khi sinh. Đến 2 tháng tuổi bé mới bắt đầu lịch tiêm chủng mở rộng.

Bé khó ngủ có thể do phòng ngủ chưa phù hợp với bé về nhiệt độ (nóng quá), hoặc ồn quá, sáng quá...Nếu bé ít ngủ mà vẫn bú bình thường, không có dấu hiệu bất thường nào khác thì có thể không phải khó ngủ do bị bệnh.

Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ AnhPhòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

25tháng 06Tre so sinh bi co giatChào bạn,

Em bé sơ sinh đến 4 tháng tuổi có thể có hiện tượng run giật cơ lành tính khi ngủ, nghĩa là tay hoặc chân run nhẹ nhưng nếu bạn cầm giữ tay hoặc chân bé lại thìsẽ hết. Hiện tượng này không phải là bệnh lý và sẽ hết khi bé lớn hơn. Nếu bé có co giật thật sự thì bạn phải đưa bé đến khám tại bệnh viện Nhi đồng để xét nghiệm máu, siêu âm não và đo điện não đồ vì có thể có nguyên nhân là hạ canxi huyết, hạ magne huyết, hạ natri huyết, động kinh, viêm màng não mũ, xuất huyết não, nhiễm khuẩn huyết....

Thanh quản thuộc đoạn đầu của đường thở. Khi thanh quản co thắt thì oxy sẽ không đi vào được trong phổi dẫn đến tím tái, ngưng thở. Nếu bạn "chẩn đoán" con bạn bị tình trạng này và có đàm, khò khè (thường do viêm đường hô hấp, viêm phổi) thì bạn phải đưa ngay em bé đến khám bệnh tại bệnh viện Nhi đồng.

Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ AnhPhòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

18tháng 06Tre hay khoc thet khi di ngoaiChào bạn,Rất tiếc là bạn đã không tìm sự tư vấn của bác sĩ ngay khi bạn không đủ sữa mẹ cho con mà lại chọn việc cho con bú sữa công thức hoàn toàn thay cho sữa mẹ. Việc sinh mổ không làm cho chị mất sữa mà chủ yếu do cách cho bú và chế độ dinh dưỡng của mẹ. Bú sữa công thức sẽ làm cho bé dễ gặp những vấn đề về tiêu hóa như táo bón, đau bụng khi đi cầu, khó đi cầu như con chị đang gặp phải. Chị có thể dùng baby oil xoa tay cho trơn rồi xoa bụng bé quanh rốn theo chiều kim đồng hồ mỗi khi bé đi cầu để bé dễ chịu hơn.Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

18tháng 06Kính xin lịch chủng ngừa cụ thể cho bé sơ sinh!Chào bạn Uyên,Nếu bé được tiêm Hepabig ngay sau sinh thì có nghĩa là mẹ bị VGSV B. Như vậy, bạn có thể cho bé chích theo 1 trong 2 lịch sau:- Theo Bộ Y tế VN: 2, 3, 4 tháng tuổi sẽ tiêm mũi tổng hợp ngừa 5 bệnh bạch hầu- uốn ván- ho gà- HIB- VGSV B (Quinvaxem- miễn phí) và uống ngừa bại liệt (Sabin-miễn phí) hoặc tiêm mũi tổng hợp ngừa 6 bệnh bạch hầu- uốn ván- ho gà- HIB- VGSVB- bại liệt (Infanrix HEXA- dịch vụ).

- Theo Hội Nhi khoa Hoa Kỳ: 1 và 6 tháng tuổi sẽ tiêm nhắc lại VGSV B. Vì vậy, bạn sẽ tiêm cho bé mũi ngừa VGSV B đơn lúc 1 tháng tuổi. Sau đó, khi bé được 2,3 và 4 tháng tuổi sẽ tiêm mũi Pentaxim (ngừa 5 bệnh bạch hầu- uốn ván - ho gà- HIB- bại liệt), 6 tháng tuổi tiêm mũi VGSV B đơn. Nếu tiêm theo lịch này, bạn sẽ phải trả tiền thuốc dịch vụ toàn bộ.

Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

15tháng 06Cho em hỏi về bệnh rubella bẩm sinh cho con em!Chào emKhông thể kết luận con em bị rubella bẩm sinh với chỉ những thông tin như trên. Vấn đề quan trọng bây giờ là con em cần được khám tại bác sĩ chuyên khoa tim mạch nhi để xác định tình trạng tim mạch của bé và có tư vấn điều trị phù hợp ở hiện tại và lâu dài.

ThS. BS. Ngô Thị YênKhoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

15tháng 06Phản ứng sau khi uống vacxin ngừa tiêu chảy cấpChào bạnVắc xin ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus (Rotarix) có thể cho uống từ 6 tuần tuổi nên khi bé được 2 tháng tuổi đã có thể cho uống vắc-xin ngừa tiêu chảy. Việc phối hợp vắc xin này với vắc xin 6 trong 1 đã được chứng minh là vẫn an toàn và hiệu quả. Biếng ăn và tiêu chảy có thể là tác dụng phụ của vắc xin ngừa Rotavirus nhưng không phải bé nào cũng bị mà chỉ khoảng 5% và cũng không kéo dài lâu.Thân mến

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ AnhPhòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

11tháng 06Bổ sung sắt qua sữa mẹChào bạn,Vào độ tuổi 3 đến 4 tháng, bé dễ bị chán ăn sinh lý. Ngoài ra, chán ăn cũng có thể do vắc-xin ngừa Rotavirus nhưng tác dụng phụ này chỉ kéo dài khoảng 1 đến 2 tuần. Nếu lâu hơn thì thường do chán ăn sinh lý, thiếu vitamin D...Nếu bé lười bú, bạn nên kiên trì đút muỗng thêm cho bé. Bạn có thể cho bé uống thêm 400 UI vitamin D mỗi ngày và phơi nắng sáng mỗi ngày 15-30 phút. Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa Nhi hoặc Dinh dưỡng để bác sĩ xác định bé có thiếu máu hay không mới kê toa thuốc bổ máu. Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú bao gồm cả thức ăn bổ dưỡng và sữa. Chị nên tăng thêm thịt bò, trứng, đậu để tăng lượng chất sắt trong sữa mẹ. Nếu chị uống được 2-3 ly sữa bột thì tốt, nếu không thì mỗi ngày 1 lít sữa tươi cũng đủ nhu cầu canxi và vitamin D.Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ AnhPhòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

06tháng 06trẻ 2 tháng tuổi tiểu nước tiểu có màu vàngChào bạn, Nếu bé bị tiểu vàng kèm theo vàng da thì bạn nên đưa bé đến khám chuyên khoa sơ sinh để đánh giá tình trạng vàng da và tìm nguyên nhân. Nếu bé chỉ có mỗi dấu hiệu nước tiểu vàng thì bạn nên xem lại bé có bú đủ sữa không. Nếu bé bú ít thì sẽ tiểu ít và làm cho nước tiểu vàng. Ngoài ra, một số loại thuốc bổ sẽ làm cho nước tiểu có màu vàng. Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ AnhPhòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ

Từ khóa » đầu Móng Tay Trẻ Sơ Sinh Bị đen