Biểu Hiện Và Cách Xử Trí Khi Trẻ Quấy Khóc Không Rõ Nguyên Nhân
Trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân là điều khiến các bậc phụ huynh cảm thấy vô cùng lo lắng và không biết phải làm thế nào. Trong bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ chia sẻ với bố mẹ những kiến thức hữu ích về chứng quấy khóc không rõ nguyên nhân ở trẻ cũng như cách xử trí hiệu quả nhất.
Menu xem nhanh:
- 1. Biểu hiện khi trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân
- 1.1. Tiếng khóc không dừng cho tới khi bố mẹ bắt được tín hiệu
- 1.2. Bé khóc dữ dội khi đã được ăn no
- 1.3. Trẻ khóc ê a và ngắt quãng rồi nín
- 1.4. Bé khóc bất thường và tiếng khóc nghe khác mọi ngày
- 1.5. Trẻ quấy khóc sau khi đã được ăn kèm theo đau bụng, nôn trớ
- 2. Cách xử trí khi trẻ đột ngột quấy khóc không rõ nguyên nhân
- 2.1. Bố mẹ nên tìm cách xoa dịu con
- 2.2. Đưa trẻ đi khám bác sĩ
1. Biểu hiện khi trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân
Với những trẻ nhỏ chưa biết nói, tiếng khóc giống như một thứ ngôn ngữ để thông báo cho bố mẹ biết tình trạng của mình. Những đòi hỏi và nhu cầu cơ bản của con đều được thể hiện qua tiếng khóc. Nếu bố mẹ quan sát và giải mã được tiếng khóc của con thì sẽ biết được trẻ quấy khóc vì điều gì cũng như cần làm gì để bé ngừng quấy khóc.
1.1. Tiếng khóc không dừng cho tới khi bố mẹ bắt được tín hiệu
Khi trẻ sơ sinh khóc nhiều, to, lặp đi lặp lại nhiều lần kèm theo những triệu chứng khác như miệng chóp chép, mút tay thì đây là biểu hiện cho thấy con đang đói. Khi trẻ gào khóc vì đói, miệng của con sẽ nuốt nhiều không khí hơn, dẫn tới tình trạng đầy hơi làm bé càng khóc to và cảm thấy khó chịu.
1.2. Bé khóc dữ dội khi đã được ăn no
Bé khóc dữ dội khi đã được cho ăn là biểu hiện cho thấy con đang không muốn ăn no. Điều này thường xảy ra khi trẻ đã ăn no hoặc không đói nhưng bố mẹ vẫn cố bắt ăn nữa. Do đó, trẻ sẽ khóc và cáu gắt dữ dội để bố mẹ biết rằng mình không muốn ăn nữa.
1.3. Trẻ khóc ê a và ngắt quãng rồi nín
Nếu trẻ khóc ê a và ngắt quãng rồi nín nhưng sau đó lại khóc tiếp thì đây là dấu hiệu cho thấy con đang buồn ngủ. Thông thường, thời gian ngủ của trẻ nhiều hơn người lớn nên nếu không được ngủ đủ giấc thì bé sẽ cảm thấy mệt mỏi. Nếu bố mẹ thấy biểu hiện con khóc như trên kèm theo ngáp, dụi mắt, nhắm mắt khi khóc thì hãy cho trẻ đi ngủ.
1.4. Bé khóc bất thường và tiếng khóc nghe khác mọi ngày
Nếu trẻ quấy khóc một cách bất thường và tiếng khóc nghe khác hẳn mọi ngày mà không phải do đang đói hay buồn ngủ, rất có thể bé đang bị ốm. Khi con không muốn ăn, thân nhiệt hơi nóng, ngủ li bì và có một số hành động khác với thường ngày, bố mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ ngay vì đây có thể là biểu hiện cho thấy sức khỏe của trẻ đang bị bất ổn.
1.5. Trẻ quấy khóc sau khi đã được ăn kèm theo đau bụng, nôn trớ
Trẻ quấy khóc sau khi đã được ăn no kèm theo biểu hiện đau bụng, nôn trớ cho thấy rằng con đang bị rối loạn tiêu hóa. Nếu bố mẹ cho con ăn quá no hoặc những loại thực phẩm không phù hợp, hệ tiêu hóa non nớt của bé sẽ phải làm việc quá tải dẫn tới việc trẻ gặp phải những vấn đề về tiêu hóa. Thức ăn ứ đọng và không kịp tiêu đi khiến con bị nặng bụng, cảm thấy khó chịu nên quấy khóc.
2. Cách xử trí khi trẻ đột ngột quấy khóc không rõ nguyên nhân
2.1. Bố mẹ nên tìm cách xoa dịu con
Bố mẹ nên tìm cách xoa dịu con và làm trẻ thôi không quấy khóc nữa bằng một số giải pháp như sau:
– Ôm áp và an ủi con: Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, những bé được bố mẹ bế ít nhất 3 giờ/ ngày sẽ ít quấy khóc hơn những trẻ không được bố mẹ bế thường xuyên. Việc gần gũi với bố mẹ sẽ khiến trẻ có cảm giác an toàn và được bảo vệ nên sẽ ít quấy khóc hơn.
– Mát xa cho trẻ bằng cách xoa lòng bàn chân, bàn tay và lưng. Những động tác mát xa nhẹ nhàng này sẽ khiến cơ thể của bé cảm thấy thoải mái và quá trình lưu thông máu tốt hơn.
– Di chuyển và đu đưa nhẹ nhàng sẽ khiến trẻ cảm thấy thoải mái và thôi quấy khóc.
– Tạo môi trường ở xung quanh giống như bên trong bụng mẹ bằng cách đảm bảo nhiệt độ phòng ổn định, điều chỉnh ánh sáng ở mức thấp và ngăn tiếng ồn cho phòng ngủ của trẻ,…
2.2. Đưa trẻ đi khám bác sĩ
Việc trẻ quấy khóc nhiều có thể nguy hiểm và bố mẹ cần phải nhanh chóng đưa con đi khám bác sĩ ngay khi:
– Bé quấy khóc cả ngày mặc dù đã trên 4 tháng tuổi: Đa số từ sau tháng thứ 3 trở đi, tình trạng quấy khóc bất thường của trẻ nhỏ sẽ giảm hẳn. Do đó, nếu con quấy khóc liên tục dù đã hơn 4 tháng tuổi, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm ra chính xác nguyên nhân và có cách chữa trị phù hợp.
– Trẻ nhỏ sốt trên 38 độ C: Bố mẹ cần nhanh chóng đưa con tới bệnh viện uy tín để được bác sĩ khám chữa bệnh khi bé sốt trên 38 độ C. Bởi vì việc trẻ sốt cao vô cùng nguy hiểm do có thể gây ra những biến chứng về sau.
– Con không chịu ăn uống nhiều giờ, phân có máu, nôn trớ nhiều vì đây là tình trạng khá nghiêm trọng ở trẻ nhỏ.
– Trẻ bị giảm cân, da xanh xao, vàng vọt: Tình trạng quấy khóc về đêm không chịu ngủ nhiều ngày gây ra nhiều hệ quả xấu cho bé, chẳng hạn như khiến sức khỏe bị yếu kém, xanh xao, vàng vọt,…
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bố mẹ có cái nhìn tổng quan nhất về tình trạng trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân. Tốt nhất, khi bé xuất hiện những biểu hiện quấy khóc dài ngày không rõ nguyên nhân, bố mẹ nên đưa con đi khám để được bác sĩ tìm ra nguyên nhân chính xác và tư vấn phương pháp điều trị cụ thể.
Từ khóa » Khóc Không Rõ Nguyên Nhân
-
Người Hay Khóc Một Mình Là Bị Bệnh Gì? - Hello Bacsi
-
Lý Giải Hiện Tượng Tự Nhiên Khóc Là Bệnh Gì | Phụ Nữ & Gia Đình
-
Đang Yên Lành Bỗng Dễ Khóc, Bỏ ăn, Mất Ngủ... Bị Bệnh Gì Gì?
-
Các Rối Loạn Trầm Cảm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Biểu Hiện Bệnh Trầm Cảm Mức độ Nhẹ | Vinmec
-
Trẻ Khóc Nhiều Không Rõ Nguyên Nhân | Vinmec
-
Hay Khóc Một Mình Là Dấu Hiệu Bị Bệnh Gì?
-
8 Nguyên Nhân Khiến Trẻ Quấy Khóc Bất Thường Và Cách Dỗ Dành
-
Bệnh Trầm Cảm: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Chữa Trị Không Dùng ...
-
Trầm Cảm: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, đối Tượng Và Cách điều Trị
-
Mẹo Chữa Trẻ Sơ Sinh Hay Quấy Khóc Không Rõ Nguyên Nhân | Huggies
-
Bảy Lý Do Trẻ Nhũ Nhi Khóc Và Cách Dỗ
-
Hỏi đáp: Trẻ Khóc đêm Có Bình Thường Không? Khi Nào Là Bất Thường?
-
Làm Sao Khi Trẻ Quấy Khóc Không Rõ Nguyên Nhân? - VIPTEEN