Bình đẳng Giới Trong Lĩnh Vực Chính Trị - .vn
Có thể bạn quan tâm
Trang chủChính quyềnThông tin tuyên truyền
Thông tin tuyên truyền
Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị 20/05/2021 4:07:51 CH Xem cỡ chữ: Đọc bài viết: In trang Bình đẳng giới là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam, được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật và trong các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Khoản 3, Điều 5 Luật Bình đẳng giới quy định: “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”. Theo Điều 11 Luật Bình đẳng giới, bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị được quy định như sau: 1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội. 2. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức. 3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. 4. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức. 5. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm: a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.” Quyền bình đẳng trong đời sống chính trị là quyền quan trọng để xây dựng một xã hội công bằng, thể hiện quyền làm chủ của công dân với nhà nước. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị được xem là một trong những nội dung quan trọng, then chốt, tạo cơ hội cho phụ nữ được nói tiếng nói đại diện cho giới mình, được phát huy trình độ năng lực, kinh nghiệm, thể hiện quan điểm trong quyết định các chính sách về các lĩnh vực khác nhau của quốc gia. Có thể nói, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã tạo ra một bước chuyển biến mới cả về lượng và chất trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ nước ta, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực thi quyền bình đẳng nam nữ trên thực tế, qua đó, góp phần tạo nên nền tảng vững chắc cho việc thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Huỳnh Thị Ly (Phòng Văn hóa & Thông tin TP Huế) Các bài khác- Huế đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2025 (24.12.2024)
- Sự kiện Countdown Huế 2025 tại giao lộ đường Văn Tiến Dũng - Võ Nguyên Giáp mang đậm dấu ấn văn hóa Huế kết hợp hiện đại, dự kiến thu hút 30.000 – 40.000 người tham dự (22.12.2024)
- Lực lượng vũ trang Thành phố Huế mãi mãi xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” (11.12.2024)
- Phát huy Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới (4.12.2024)
- Kỷ niệm 76 năm ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948 - 10/12/2024) (2.12.2024)
- Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã (1.12.2024)
- Quốc Hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (30.11.2024)
- Thành phố Huế phát động, hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến “Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” (28.11.2024)
- Nỗ lực đưa thành phố Huế trở thành hình mẫu đô thị giảm nhựa, thông minh, bền vững về môi trường (27.11.2024)
- Tác hại thuốc lá điện tử đối với trẻ vị thành niên (25.11.2024)
- Tin tức sự kiện
- Tin tức HĐND thành phố Huế
- Thông tin điều hành
- Tin tổng hợp
- Thông tin tuyên truyền
- Báo chí và truyền thông về Huế
- Quyết liệt, chủ động phòng chống dịch Covid-19 (Đường dây nóng 02343.849897)
- Festival nghề truyền thống Huế 2023 (28/4 - 05/5/2023): Nơi hội tụ tinh hoa nghề Việt
- Các hoạt động Festival Huế 2022 gắn với định hướng Festival bốn mùa
Từ khóa » Ví Dụ Về Lĩnh Vực Chính Trị
-
Hãy Nêu Những Ví Dụ Về Dân Chủ Trong Lĩnh Vực Chính Trị Mà Em Biết
-
Trình Bày Theo Hiểu Biết Của Em Về Nội Dung Dân Chủ Trong Lĩnh Vực ...
-
Hãy Nêu Và Lấy Ví Dụ Về Từng Nội Dung Cơ Bản Của Dân Chủ Trong Lĩnh ...
-
Nêu Nội Dung Cơ Bản Của Dân Chủ Trong Lĩnh Vực Chính Trị. Cho Ví Dụ
-
Chính Trị Là Gì ? Vai Trò Của Nhà Nước Trong Hệ Thống Chính Trị ?
-
Chế độ Chính Trị Là Gì ? Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước Với Đảng Chính ...
-
Câu 2 Trình Bày Dung Nội Cơ Bản Của... | Xem Lời Giải Tại QANDA
-
Chính Trị – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kinh Tế Chính Trị Là Gì? Các Cách Tiếp Cận Kinh Tế Chính Trị Phổ Biến
-
Hãy Nêu Những Ví Dụ Thể Hiện Dân Chủ Và Thể Hiện ...
-
GDCD 11 - Bài 10 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Hệ Thống Chính Trị Và Phương Thức Lãnh đạo Của đảng đối Với Hệ ...
-
[DOC] A. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY I. Khái Niệm
-
Giải GDCD 11 Bài 10: Nền Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa